Cấu trúc văn nghị luận xã hội và một số lưu ý khi làm bài.

I. Văn nghị luận.

* Chia làm 2:

– Nghị luận về hiện tượng đời sống: là những hiện tượng nổi bật, có ý nghĩa hoặc ảnh hưởng tới phần lớn mọi người trong xã hội. Đó có thể là hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực. nghị luận về hiện tượng đời sống là kiểu bài sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu về và đồng tình với ý kiến của người viết trước những hiện tượng đời sống có ý nghĩa trong xã hội.

– Nghị luận về tư tưởng đạo lí: là bàn vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (các vấn đề nhận thức, lối sống, tâm hồn, nhân cách, các quan hệ gia đình – Xã hội).

– Nghị luận tư tưởng đạo lí bao gồm:

+ Lí tưởng (lẽ sống).

+ Cách sống.

+ Hoạt động sống.

+ Mối quan hệ giữa con người với con người (gia đình, xã hội).

II. Cấu trúc sơ về văn nghị luận xã hội.

1. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống.

2. Thân Bài:

– Thực trạng (biểu hiện).

– Nguyên nhân (dẫn chứng):

+ Nguyên nhân khách quan.

+ Nguyên nhân chủ quan.

– Hậu quả:

+ Đối với bản thân.

+ Đối với xã hội.

– Biện pháp khắc phục.

– Nêu phản đề

– Liên hệ bản thân -> rút ra bài học.

– Đánh giá.

3. Kết bài:

– Nhận định chung.

– Cảm nghĩ bản thân -> mở rộng vấn đề.

III. Một số lưu ý khi làm bài.

1. Đọc kĩ đề -> phân tích đề: thể loại, nội dung, phạm vi tư liệu.

– Thao tác lập luận:

+ Giải thích

+ Phân tích

+ Chứng minh

+ Bình luận

+ Bác bỏ

+ Thuyết minh

2. Tìm ý.

– Tìm ý lớn.

– Triển khai ý lớn thành ý nhỏ.

– Xác định ý chủ đạo (ý chính).

3. Lập dàn ý.

– Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí, logic.

– Dự kiến dẫn chứng.

– Cần có sự đánh giá khái quát sau ý lớn.

4. Tiến hành viết bài.

* Lưu ý: Cần có sự cân đối giữa các phần trong bài.

-> Mở bài, kết bài: Nên viết mỗi phần một đoạn, dung lượng ngôn ngữ tương đồng nhau.

-> Thân bài:

– Không được viết thành một đoạn.

– Mỗi một luận điểm cần viết thành một đoạn.

5. Đọc lại bài và sửa chữa.

IV. Cách đưa dẫn chứng vào bài.

* Cần biết lựa chọn dẫn chứng

– Dẫn chứng phải sát với yêu cầu đề bài.

– Dẫn chứng phải tiêu biểu.

– Dẫn chứng phải toàn diện.

=> Cách đưa dẫn chứng vào phần đang nghị luận thì cần có sự dẫn dắt, trích dẫn chứng rồi mới dẫn trích (hay nguyên văn hay nhập vào lời nghị luận).

V. Yêu cầu về dùng từ, chuyển đoạn.

– Dùng từ: đúng chuẩn về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, phong cách, thể hiện được cảm xúc của người viết.

– Chuyển đoạn: Dùng từ hay cụm từ để chuyển đoạn và đoạn sẽ viết tiếp.