Các vấn đề nhức nhối trong xã hội Nhật Bản hiện nay

1. Xu hướng xã hội mới – người phụ nữ có thể cân bằng giữa công việc gia đình và xã hội

Nhật Bản là một quốc đảo xinh đẹp tọa lạc tại Thái Bình Dương. Vượt lên những khó khăn về thiên tai, thiếu thốn tài nguyên, người dân Nhật đã đưa đất nước của họ trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về kinh tế. Tuy nhiên đằng sau vẻ ngoài hiện đại hào nhoáng, xã hội Nhật Bản hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề nhức nhối vẫn mãi chưa thể giải quyết.

I/ Một số vấn đề xã hội Nhật Bản hiện nay gây nhức nhối dư luận

1. Xã hội Nhật Bản hiện nay gặp vấn đề: Già hóa dân số

Xã hội Nhật Bản hiện nay gặp vấn đề già hoá dân số

Già hóa dân số hay lão hóa dân số là sự gia tăng độ tuổi trung vị của dân số một vùng do tỷ suất sinh giảm và/hoặc tuổi thọ trung bình tăng.

Là một đất nước hiện đại và phát triển, người Nhật theo đó cũng có nhu cầu về chất lượng cuộc sống cao. Tuy nhiên không phải ai cũng tìm được cho mình công việc có thu nhập cao, ổn định. Thêm nữa giới trẻ Nhật lại không muốn làm các công việc chân tay vất vả mà thà thất nghiệp ở nhà. Không công việc, ngại kết hôn, ngại trách nhiệm nuôi con… là những lí do hàng đầu khiến tỉ lệ sinh giảm trong xã hội Nhật Bản hiện nay.

Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi dự đoán: Vào năm 2053, tổng dân số Nhật Bản sẽ giảm hơn 100 triệu người và ngày càng nghiêm trọng hơn. Những kết quả nghiên cứu và dự báo gần đây cảnh báo, đến năm 2065 số người trên lãnh thổ Nhật Bản sẽ chỉ còn lại 88 triệu

Đây là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội Nhật Bản hiện nay. Bởi hậu quả to lớn mà nó mang đến:

– Chính Phủ Nhật Bản phải sử dụng nhiều ngân sách cho các chương trình phúc lợi xã hội, Chính điều này đã làm cho cơ cấu tài chính quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

– Thiếu nguồn nhân lực trẻ gây suy thoái kinh tế.

Chính vì sự già hóa gây nên thiếu nhân công lao động, Nhật Bản hiện nay rất chào đón du học sinh, thực tập sinh xuất khẩu lao động sang học tập và làm việc tại Nhật Bản. TNG Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều chương trình du học Nhật Bản với chi phí hấp dẫn, các bạn có thể tham khảo.

2. Vấn đề quấy rối

Vấn đề quấy rối tại Nhật

Quấy rối đang trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội Nhật Bản hiện nay. Và nạn nhân đa phấn là phụ nữ. Có rất nhiều dạng quấy rối: có thể là lời nói hay hành động khiếm nhã. Hành vi này xảy ra hằng ngày ở những nơi công cộng như công sở, trường học, tàu điện ngầm… Những đối tượng bị quấy rối thường sợ hãi và không dám do cảm thấy quá xấu hổ và bất lực.

Theo chị Remon Katayama – người phát triển ứng dụng cảnh báo quấy rối trên tầu điện Nhật Bản: “Cảm giác rất bất lực khi không thể cầu cứu; bởi hành động đụng chạm, sờ soạng được nhiều người coi là bình thường. Họ sẽ không dừng tàu lại hay có hành động để giúp đỡ 1 cô gái bị quấy rối. Vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến công việc của họ”.

3. Sự thờ ơ vô cảm

Sự thờ ơ vô cảm

Nhịp sống xã hội công nghiệp và lối sống hiện đại cũng góp phần tạo nên sự lạnh nhạt trong mối quan hệ giữa người với người trong xã hội Nhật Bản hiện nay. Ozaki Mugen trong “Cải cách giáo dục Nhật Bản” đã từng nhận định rằng “công nghiệp hóa” và “cá nhân hóa” là hai dòng chảy cơ bản của xã hội Nhật Bản từ thời cận đại. Trong dòng chảy đó mối quan hệ giữa con người với con người trở nên “mỏng đi” và bị bao vây bởi sự “cô độc”. Mọi người thờ ơ với mọi vấn đề xung quanh, thờ ơ khi lướt qua khi thấy người khác gặp khó khăn hay nhờ sự giúp đỡ.

Mối quan hệ gia đình cũng bị phá vỡ. Con cái không sống cùng cha mẹ khi trưởng thành. Các chức năng kinh tế, giáo dục, tôn giáo của gia đình chuyển sang cho các tổ chức khác. Những khó khăn của nền kinh tế, sự sụp đổ của chế độ tuyển dụng suốt đời; sự bảo vệ thông tin-quyền riêng tư nghiêm ngặt đã tạo nên những mối quan hệ “khách sáo” và “xa cách”.

Đây cũng là một phần lí do cho việc phụ nữ không dám kêu cứu khi bị quấy rối trong nội dung trước đó. Bởi mọi người đều thản nhiên coi nó như không.

4. Tự sát ở Nhật

Tự sát ở Nhật

Tại xã hội Nhật Bản hiện nay, mỗi ngày có khoảng 100 người tìm đến cái chết. Phần lớn họ đều là đàn ông và làm điều này một cách âm thầm, đơn độc. Là người Nhật, họ không cho phép mình nói về những ưu tư của bản thân. Với họ, thể diện là tất cả và “mất mặt” là điều không thể chấp nhận được. Chính vì vậy họ đã chọn cái chết.

Từ rất lâu, tự sát vẫn được xem như một hành động cao thượng trong văn hóa Nhật. Một cách để bảo toàn danh dự và bảo vệ uy tín của gia đình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tự tử ở Nhật. Thông tin này đã đưa Nhật lên vị trí đất nước có tỉ lệ tự tử cao nhất thế giới.

5. Trầm cảm , cô đơn

Bác sĩ Tia Powell, một chuyên gia tâm lý Mỹ hiện sống và làm việc tại Tokyo, cho rằng: Tự tử là hậu quả của chứng trầm cảm. Nó có thể liên quan hoặc không liên quan tới các sự kiện ngoài xã hội như mất việc làm. Tại Nhật Bản, bệnh tâm thần không được coi là bệnh lý; mà bị gọi là tình trạng “yếu đuối”. Và với người đàn ông Nhật Bản, thú nhận tình trạng yếu kém này là điều không thể tưởng được. Thay vì yêu cầu giúp đỡ, họ treo cổ tự vẫn hoặc đâm đầu vào tàu hoả. Phụ nữ Nhật đôi khi lại chọn cách nhảy xuống hồ nước hay dùng thuốc quá liều

Nghèo khổ, già cả và cô đơn là các yếu tố quá quen thuộc trong những bi kịch ở Nhật Bản. Wataru Nishida, một nhà tâm lý tại Đại học Temple ở Tokyo cho biết.

“Chúng ta dễ gặp các câu chuyện nói về những người già chết cô đơn trong căn hộ của họ” – ông nói – “Họ đã bị bỏ rơi. Ở Nhật Bản trước kia, con cái thường chăm nom cha mẹ già. Nhưng nay chuyện đã không còn như thế nữa.”

6. Áp lực tài chính

Ken Joseph từ tổ chức Japan Helpline đồng tình. Ông nói rằng người già thường coi tự sát như cách để thoát khỏi các vấn đề của họ. không chỉ người Nhật già gặp rắc rối về tài chính, mới tự tử. Thanh niên Nhật Bản tự tử nhiều không kém. Có nhiều chứng cứ cho thấy thanh niên Nhật Bản tự sát; vì họ đã mất hy vọng và không thể tìm kiếm sự giúp đỡ. Các con số đã tăng lên sau cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 1998.

II. Chính phủ làm gì để giải quyết các vấn đề trong xã hội Nhật Bản hiện nay?

1. Xu hướng xã hội mới – người phụ nữ có thể cân bằng giữa công việc gia đình và xã hội

Đây là xu hướng rất mang tính tích cực trong tình hình xã hội Nhật Bản hiện nay. Nó góp phần giảm bớt các hiện tượng kết hôn muộn hay không kết hôn, không muốn có con. Số trẻ em ở Nhật Bản ngày càng giảm. Chủ yếu do tỉ lệ người không muốn kết hôn hoặc kết hôn muộn tăng lên; số con của các cặp vợ chồng ít. Vì vậy, nếu để phụ nữ được lựa chọn “vừa nuôi con, vừa đi làm”; thì có lẽ việc kết hôn và sinh con không trở thành gánh nặng nữa. Từ đó hiện tượng ít con ở Nhật sẽ được khắc phục.

Điều này cũng phụ thuộc vào ý thức của người đàn ông trong việc giúp đỡ vợ; chăm sóc gia đình và nuôi dạy con cái. Mặt khác, nếu hệ thống nhà trẻ không được cải thiện. Người phụ nữ sẽ tiếp tục phải ở nhà trông con thì có lẽ tình trạng xã hội vẫn không thể thay đổi được.

Ngoài ra chính phủ cũng đưa ra rất nhiều chính sách ưu đãi. Nếu sinh con hay tạo điều kiện hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ để khyến khích người dân sinh đẻ.

2. Xu thế toàn cầu hóa, xu hướng quốc tế hóa nền văn hóa Nhật Bản

Toàn cầu hóa sẽ tiếp tục là xu thế trong những năm tới, và sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình xã hội Nhật Bản hiện nay, đặc biệt là văn hóa Nhật Bản. Mặc dù người Nhật luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa truyền thống, giữ gìn sự “thuần chủng” của dân tộc. Thế nhưng, xu thế quốc tế hóa vẫn là xu thế tất yếu đối với sự phát triển của nước Nhật.

Hiện nay, nước Nhật đang có xu hướng xuất khẩu văn hóa trên thế giới. Nhờ có những chính sách hỗ trợ việc giới thiệu văn hóa Nhật ra nước ngoài; đã tạo nên cơn sốt Nhật Bản ở châu Á, châu Mĩ và châu Âu trong suốt thời gian qua với sự xuất hiện của các món ăn Nhật; những cuốn sách Nhật hấp dẫn người mến mộ.