Các phương pháp nghiên cứu của xã hội học

Mỗi loại phương pháp luận xã hội học được trực tiếp rút ra từ một lý thuyết xã hội học nhất định và có quan hệ gắn bó mật thiết hữu cơ với lý thuyết xã hội học đó.Từ lý thuyết hệ thống mà chúng ta có phương pháp tiếp cận hệ thống, từ lý thuyết chức năng mà chúng ta có phương pháp tiếp cận chức năng.

 

1. Khái niệm phương pháp nghiên cứu xã hội học

Theo nghĩa từ, phương là lối, cách thức, pháp là phép. Vì vậy, phương pháp có nghĩa là những cách thức đã trở thành phép tắc phải tuân thủ khi tiến hành một công việc.

Có tác giả lại cho rằng: Phương pháp là những kỹ thuật hay những qui trình được sử dụng để thu thập và phân tích các dự kiện có liên quan đến câu hỏi nghiên cứu hay giải thuyết cùa vấn đề nghiên cứu.

Nói một cách khác: Phương pháp là cách thức để đạt được mục tiêu là hoạt động được sắp xếp theo một trật tự nhất định.

Những phương pháp này được khái quát và ứng dụng chỉ trong một phạm vi hẹp của một ngành khoa học nhất định. Tuy nhiên, trong sự phát triển cùa khoa học, đặc biệt quá trình phân ngành, liên ngành và hợp ngành của các khoa học trong một vài thập kỷ gần đây đã nảy sinh nhiều phương pháp mới cũng như việc sử dụng một cách rộng rãi các phương pháp khoa học trong các ngành khoa học khác nhau.

 

2. Phương pháp luận trong nghiên cứu xã hội học

Theo Từ điển xã hội học phương Tây hiện đại, phương pháp luận xã hội học là học thuyết về phương pháp nhận thức xã hội, là hệ thống các nguyên tắc của triết học xã hội và lịch sử triết học nhằm giải thích con đường và luận giải cho những phương pháp để xây dựng, làm tăng trưởng tri thức xã hội học và sự vận dụng xã hội học vào việc khảo cứu xã hội.

Đối với xã hội học, phương pháp luận là lý thuyết về phương pháp nhận thức xã hội, là cách thức mà nhà xã hội học tiếp cận đến đối tượng nghiên cứu của mình, là hệ thống các nguyên tắc của triết học xã hội nhằm giải thích cho con đường và luận giải cho những phương pháp để xây dựng .làm tăng trưởng và vận vận dụng tri thức xã hội học. (Lưu Hồng Minh; 2011; tr. 121)

Phương pháp luận được hiểu theo 2 nghĩa sau:

  • Phương pháp luận là toàn bộ các biện pháp nghiên cứu được áp dụng trong một khoa học nào đó.
  • Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới.

 

3. Mối quan hệ giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng trong phương pháp xã hội học

Nghiên cứu định tính và định lượng trong phương pháp xã hội học có quan hệ biện chứng với nhau thể hiện ở chỗ:

Phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp nghiên cứu được tạo thành từ các phương pháp kỹ thuật chuyên môn dùng để tìm hiểu sâu về phản ứng từ trong suy nghĩ, tình cảm, những thông tin về động cơ, niềm tin, quan điểm chính kiến, những diễn biến phức tạp trong nội tâm của con người cũng như phát hiện ra những dự định, xu hướng ẩn nấp ở phía sau tbái độ và hành vi ứng xử của cá nhân hay nhóm xã hội.

Các phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm: nghiên cứu thực địa, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, phần tích tài liệu, nghiên cứu trường hợp, nghiên cứu lịch sử so sánh…

Phương pháp nghiên cứu định lượng được xây dựng và phát triển trên cơ sở các tiền đề thực chứng luận trong khoa học. Các yếu tố, các khái niệm cơ bản của nghiên cứu định lượng là biến, giả thuyết, đơn vị phân tích, đơn vị đo lường, dữ liệu bằng số, xử lý toán học đối với dữ liệu thu được và giải thích nhân – quả. Nghiên cứu định lượng thường khảo sát nnững vấn đề thuộc về quy mô, kích thước, đại lượng, con số, tỷ lệ %. Các phương pháp nghiên cứu định lượng thường sử dụng là điều tra chọn mẫu, thống kê, quan sát, phỏng vấn, thực nghiệm. Mục đích cơ bản của nghiên cứu định lượng là kiểm tra giả thuyết khoa học. Điều này khác với phương pháp nghiên cứu định tính.

Phương pháp nghiên cứu xã hội học là sự thống nhất biện chứng của nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Việc phân biệt khía cạnh định lượng và định tính chỉ mang tính chất tương đối. Trên thực tế phương pháp nghiên cứu nào cũng cần tìm hiểu những khía cạnh định lượng và định tính của các sự vật, hiện tượng. Các thuộc tính, đặc điểm và tính chất của sự kiện xã hội có thể biểu đạt thông qua các chỉ số, các chỉ báo đo lường được bàng các con số. Ngược lại, các đại lượng đo lường bao giờ cũng mang những ý nghĩa nhất định nào đó, nói lên một số đặc điểm, tính chất nhất định của sự vật hiện tượng. Ở hai phương pháp này, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, chúng có quan hệ biện chứng với nhau có thể bổ sung những uư điểm và khắc phục những nhược điểm của nhau, làm phong phú cho nhau; từ đó giúp chúng ta thu nhận và phần tích một cách chính xác, đầy đủ về hiện thực xã hội.

Nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thể hiện đặc biệt rõ nguyên tắc về sự thống nhất biện chứng giữa nghiên cứu định tính và định lượng. Để chứng minh, kiểm tra những giả thuyết khoa học nào đó, nhà nghiên cứu cần thu thập thông tin định lượng như: đo lường, tính toán, thu thập các đại lương con sổ; mặt khác, tiến hành giải nghĩa, bình luận về các con số, sự kiện thu nhận được. Do đó, trong quá trình nghiên cứu, điều tra xã hội học cần vận dụng và phối họp một cách khéo léo, linh hoạt hai phương pháp này để đạt được hiệu quả cao nhất. (Lê Ngọc Hùng – Lưu Hồng Minh, 2009)

Bảng 1: Phân biệt nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu đĩnh tính

Nghiên cứu định lượng

– Cung cấp hiểu biết về những nguyên nhân sâu xa.

– Đo mức độ phản ứng xảy ra, xác định số lượng dữ liệu và tổng họp kết quả từ dung lượng mẫu để suyrộng ra tổng thể.

  • Trả lời các câu hỏi tại sao?
  • Nghiên cứu động cơ tư tưởng
  • Mang tính chủ quan
  • Tìm kiếm khám phá những xu hướng suy nghĩ và quan điểm phổ biến
  • Tính chất gợi mở, thăm dò
  • Xác định tư tưởng phía sau cách ứng xử
  • Quá trình diễn giải
  • Lượng mẫu nhỏ và tính đại diện thấp.
  • Kỹ thuật thu thập thông tin định tính không cấu trúc hoặc bán cấu trúc ( phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm)

 

  • Trả lời câu hỏi bao nhiêu? nhiều ít thế nào? Xác định tỷ lệ giữa các quan điểm.
  • Nghiên cứu hành động sự việc
  • Mang tính “khách quan” hơn
  • Cung cấp chứng cứ có tính chất khẳng định.
  • Các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, cỡ mẫu lớn mang tính đại diện cho nhóm đối tượng được quan tâm nghiên cúu
  • Đo mức độ các hành động và triển vọng các hành động
  • Quá trình miêu tả
  • Kỹ thuật thu thập thông tin định lượng có cấu trúc rõ ràng ( Bảng hỏi)

 

4. Phương pháp phân tích tài liệu

Là phương pháp thu thập thông tin xã hội dựa trên sự phân tích nội dung những tài liệu đã có sẵn. (Nguyễn Ngọc Thanh – Nguyễn Thế Thắng; 2004; 123)

Trong xã hội học, tài liệu là một hiện vật được con người tạo nên một cách đặc biệt, dùng để truyền tin hoặc bảo lưu thông tin (tài liệu không bao hàm những hiện vật của nền văn hóa vật chất nhừ nhà máy, đường phố, sông ngòi…).

Tài liệu có nhiều dạng tùy vào việc căn cứ theo tiêu chí khác nhau cỏ: Tài liệu thứ cấp – sơ cấp, tài liệu văn tự – phi văn tự, tài liệu bản chính-bản sao…

Có thể phân chia thành bổn loại (tài liệu viết, thống kê, điện quang, nghệ thuật) hoặc thành 2 loại (viết và khác):

Tài liệu viết gồm:

  • Tài liệu viết gồm công văn như các văn bản có tính pháp quy giúp nhà nghiên cứu định hướng các thông tin phù hợp với quy định.
  • Tài liệu thống kê như thống kê dân số, lao động, thu nhập, việc làm.
  • Tài liệu báo chí có nhiều loại, mỗi loại lại chịu sự chi phối của một nhóm xã hội nhất định.
  • Tài liệu bán hoặc phát, cho không.
  • Các tài liệu riêng của cá nhân và tổ chức xã hội như: thư, nhật ký, hồ sơ

Tài liệu khác gồm:

Tranh ảnh, bài hát, ca dao, tục ngữ, phim ảnh, băng ghi âm, băng video, tài liệu điện quang, tài liệu mạng.

Lưu ý Khi sử dụng phương pháp này, nhà nghiên cứu cần phải cân nhắc và lựa chọn nguồn tài liệu đáng tin cậy, đảm bảo tính khách quan và tính khoa học cao.

Ưu, nhược điểm của phương pháp phân tích tài liệu

Ưu điểm: sử dụng tài liệu có sẵn ít tốn kém về công sức, thời gian, kinh phí, không cần sử dụng nhiều người, nhanh chóng, tiện lợi thông tin thu được nhiều, đa dạng, phong phú nên có thể so sánh theo thời gian, sử dụng số liệu này có độ chính xác cao vì nó là kết quả của các cuộc điều tra trước đã được công bố.

Nhược điểm: Tài liệu nhiều, phong phú nhưng ít được phân chia theo dấu hiệu mà nhà nghiên cứu quan tâm vì thế khó tìm được nguyên nhân, mối quan hệ của các dấu hiệu.

Số liệu thống kê chưa được phân bổ theo các cấp, theo các loại mà nhà nghiên cứu quan tâm. Hơn nữa, những tài liệu chuyên ngành đòi hỏi phải là nhừng người có chuyên môn cao hoặc các chuyên gia.

 

5. Phương pháp quan sát

Quan sát là phương pháp thu thập thông tin xã hội thông qua những tri giác như thị giác, thính giác theo những cách thức nhất định, là phương pháp thu thập thông tin có liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu. (Luư Hồng Minh – Vũ Hào Quang; 2016; 97)

Quan sát trong điều tra xã hội học phải đảm bảo có tính hệ thống, có chủ định, có ý thức và có kế hoạch, xác định rõ đối tượng và các nội dung (chỉ báo) cần quan sát. Phương pháp quan sát này thường dùng để quan sát với số lượng lớn và được dùng trong những trường hợp sau:

  • Sử dụng phương pháp quan sát khi những thông tin cần thiết cho nghiên cứu không thể thu được từ các phương pháp khác.
  • Khi tiến hành độc lập, quan sát mang lại hiệu quả hơn so với phương pháp chuyên khảo.
  • Phục vụ những nghiên cứu dự định thăm dò.
  • Có ý nghĩa bổ. sung khi trình bày hay kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu.
  • Kiểm tra hay xác nhận những kết quả thu được từ các phương pháp khác.

Các bước thưc hiên quan sát

Bước 1: Lập kế hoạch quan sát: Gắn với đề cương nghiên cứu cơ bản bằng cách xác định mục đích quan sát, đối tượng quan sát, thời gian, địa điểm, công cụ, tình huống và môi tường quan sát.

Nhà nghiên cứu cần chuẩn bị đầy đủ tài chính, giấy phép, phương tiện đi lại, phương án quan sát cho phù hợp.

Trước khi đi quan sát phải liên hệ với địa phương nơi tiến hành quan sát để tìm hiểu về tình hình kinh tế, phong tục, tập quán ở nơi tiến hành quan sát.

Bước 2: Tiến hành quan sát

  • Tiến hành quan sát và ghi chép đầy đủ những hành vi, hành động liên quan tới mục đích điều tra của đối tượng được quan sát (có thể sử dụng các công cụ trợ giúp quan sát)
  • Khi tiến hành quan sát nhà nghiên cứu phải ghi nhận môi trường xung quanh đối tượng quan sát để có thể đánh giá tốt nhất bản chất của các vấn đề.

Bước 3: Phân tích và xử lý thông tin

Cần phải làm sạch biên bản quan sát, sắp xếp lại các nội dung, sửa lại câu chữ cho đúng. Đưa vào phân tích một cách sơ bộ, đánh giá về nội dung quan sát, viết báo cáo, tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo.

Các hình thức quan sát

Quan sát tham dự, (thâm nhập) trong quan sát tham dự người đi quan sát phải trực tiếp tham gia vào các hoạt động của những người được quan sát.

Ví dụ: Điều tra về cuộc sống của người dân tộc thiểu số, người điều tra viên cần phải sinh sống cùng với người dân tộc đó.

Quan sát không tham dự, là điều Ưa viên đứng ngoài cuộc và điều hành quan sát, không tham gia trực tiếp cùng nhóm đối tượng cần quan sát.

Điều tra viên đóng vai trò là người bên ngoài cộng đồng của những người được quan sát.

Ví dụ: Quan sát việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của thanh niên nông thôn, nhà nghiên cứu hoàn toàn không tham gia hoạt động cùng với thanh niên, họ chỉ đứng ngoài làm nhiệm vụ quan sát các hoạt động mà thanh niên nông thôn sử dụng trong thời gian nhàn rỗi.

Quan sát công khai là người quan sát nói rõ chức năng quan sát, mục đích của mình cho đối tượng điều tra.

Ví dụ: Quan sát hoạt động của một trường học, nhà nghiên cứu nói rõ mục đích, nhiệm vụ của mình đối với các hoạt động nhà trường.

Quan sát bí mật. người bị quan sát không biết mình đang bị quan sát và không biết ai là người quan sát, khi đó mọi thủ tục quan sát phải được tiến hành bí mật.

Quan sát tiêu chuẩn hóa: đòi hỏi nhà nghiên cứu phải quan sát đối tượng theo một chương trình đã được vạch sẵn với những yêu cầu rõ ràng. Người quan sát chỉ việc thu thập thông tin phù họp với những kế hoạch đã định.

Quan sát không tiêu chuẩn hóa (không cơ cấu): nghĩa là quan sát không theo một kế hoạch có sẵn nào cả, mà hoàn toàn theo diễn biến thực tế. Trong trường họp này người quan sát tùy vào tình hình thực tể mà quan sát, lựa chọn lấy thông tin cần thiết.

Ưu điểm:

Thu thập thông tin một cách trực tiếp của cá nhân, nhóm trong hoàn cảnh cụ thể, loại bỏ được những sai số trung gian.

Đảm bảo tính khách quan, do đó giúp cho việc đánh các vẩn đề một cách chính xác hơn, có thể quan sát được nhiều tiêu chí khác

Qua kết quả quan sát giúp nhà nghiên cứu trình bày tốt hơn các giả thuyết nghiên cứu bời thấy được chính xác các sự kiện, hiện tượng nghiên cứu.

Trong cùng một thời điểm có thể điều tra được đối tượng tương đối lớn, đồng thời có thể ghi nhận được quá trình hành động theo thời gian.

Nhươc điểm:

Chỉ thu được những thông tin mang tính bề nổi, sự can thiệp của người quan sát vào quá trình quan sát làm ảnh hưởng tới tính khách quan tự nhiên của đối tượng quan sát.

Người quan sát chỉ có khả năng quan sát một không gian giới hạn nếu không có sự trợ giúp của các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả quan sát.

Tâm trạng của người quan sát có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả quan sát.

Phương pháp này tốn kém kinh phí và mất nhiều thời gian, dễ gây mệt mỏi, đơn điệu cho cán bộ điều tra vi phải quan sát trong thời gian dài với cùng nội dung, mục đích.

Khó xây dựng được thang đo và tổng hợp kết quả điều tra.

 

6. Phương pháp phỏng vấn

Khái niệm: phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin xã hội thông qua quá trình giao tiếp bằng lời nói (giữa người phỏng vấn và đối tượng bị phỏng vấn) nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

Phỏng vấn trong xã hội học khác với các phỏng vấn khác ở chỗ là phải có mục đích, có chương trình, có giả thuyết, có kế hoạch định trước theo hệ thống các chỉ báo được lựa chọn một cách khách quan khoa học đảm bảo tính đại diện.

Các đơn vị lựa chọn vào mẫu phỏng vấn phải đại diện cho khách thể nghiên cứu.

Yêu cầu đối với môt cuôc phỏng vẩn

  • Cần chọn địa điểm, tình huống, thời gian phỏng vấn cho phù hợp
  • Ghi chép phải trung thực, không được làm gián đoạn quá trình phỏng vấn
  • Người phỏng vấn phải có đủ trình độ và phù hợp cả về giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, hiểu biết.

Người phỏng vấn phải có tác phong đúng đắn và luôn giữ ở vị trí trung gian với mục tiêu thu thập thông tin khách quan, cần loại bỏ những thành kiến cá nhân khi bước vào cuộc phỏng vấn.

Các loai phỏng vấn

  • Phỏng vấn sâu: là một kỹ thuật thu thập thông tin trong điều tra xã hội học. Đó là cuộc đổi thoại giữa nhà điều tra và người cung cấp thông tin, nhằm tìm hiểu chi tiết, kỹ lưỡng về bản chất của vấn đề đang tiến hành điều tra. (Đặng Thị Lan Anh; 2011; 88)

Mục đích phỏng vẩn sâu là để tìm hiểu kỹ lưỡng, chi tiếí, tỉ mỉ về bản chất của cuộc điều tra.

+ Cuộc phỏng vấn sâu giống như một cuộc trò chuyện, trao đổi giữa người phỏng vấn và đối tượng phỏng vấn

+ Để tiến hành phỏng vấn sâu được nhà nghiên cứu phải chuẩn bị đề cương (các câu hỏi gợi ý phỏng vấn) liên quan đến đề tài nghiên cứu, nhằm thu thập thông tin về bản chất cùa vấn đề điều tra.

+ Trong phỏng vấn sâu cần có các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ

+ Khi thực hiện phỏng vấn người phỏng vấn cần chú ý lắng nghe để khai thác thông tin.

+ Để thực hiện được phỏng vấn sâu đòi hỏi người phỏng vấn phải có trình độ k’ến thức chuyên môn, nghiệp vụ về vấn đề điều tia đặc biệt phải có các kỹ năng như: Kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ghi chép.

– Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa

+ Là phương pháp thu thập thông tin được thực hiện trên cơ sở một bảng hỏi hoàn thiện. Người được phỏng vấn sử dụng một bảng hỏi đã được chuân hóa đê đưa ra các câu hỏi và ghi nhận lại các thông tin từ người trả lời.

Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa là cuộc phỏng vấn được tiến hành theo một trình tự nhất định, với nội dung đã được định sẵn dùng để hỏi các đổi tượng được phỏng vấn.

Đối với dạng phỏng vấn này khi thực hiện tất cả những người trà lời đều có chung một nội dung bảng hỏi với trình tự các câu hỏi như nhau.

+ Đặc điểm của loại phỏng vấn này gò bó, cứng nhắc, người phỏng vấn và người được phỏng vấn đều phải theo một trình tự nghiêm ngặt, người phỏng vấn không được tự ý thay đổi nội dung hay trật tự của câu hỏi

+ Phỏng vấn loại này tiện xử lý thông tin vì nó theo một trật tự đã định sẵn.

+ Thông tin thu được từ phỏng vấn này chủ yếu liên quan đến con số đo lường tnống kê.

– Phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa

+ Là cuộc phỏng vấn có tính chất tự do theo một chủ đề đã được vạch sẵn.

+ Khi sử dụng phương pháp này người phỏng vấn không bị lệ thuộc chặt chẽ vào bảng hỏi. Người phỏng vấn có thể chỉnh sửa, thèm bớt nội dung câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu.

+ Sử dụng phương pháp này người phỏng vấn có thể thực hiện theo cách riêng của mình để thu được thông tin, và không quá lệ thuộc vào bảng hỏi.

Ưu điểm:

Thu thập thông tin trực tiếp có thể loại bỏ sai số trung gian

Giảm tỷ suất sót thông tin xuống mức thấp nhất do gợi ý của người phỏng vấn

Quá trình phỏng vấn có thể thu được nhiều thông tin khác nhau

Người phỏng vấn có khả năng tạo thêm hàng loạt những thông tin bổ sung quan trọng để đánh giá đối tượng khảo sát.

Han chế:

Sử dụng phương pháp này tốn kém kinh phí vì phải có nhiều người tham gia thu thập thông tin.

Trong một thời gian nhất định nhà nghiên cứu chỉ có thể nhông vấn được một số lượng người nhất định.

Tâm lý người phỏng vấn có thể ảnh hưởng đến chất lượng phỏng vấn.

Đòi hỏi người phỏng vấn phải được đào tạo và làm chủ được những kỹ thuật hỗ trợ phỏng vấn.

Xử lý thông tin phức tạp và tốn kém.

Luật Minh Khuê (tổng hợp)