Biên bản thanh lý tài sản cố định mới nhất theo thông tư 200, thông tư 133

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có những nguồn tài sản cố định nhất định như nhà xưởng, máy móc, bằng phát minh… song vì một lý do nào đó mà doanh nghiệp muốn nhượng bán tài sản cố định cho cá nhân, tổ chức khác. Khi đó doanh nghiệp phải lập Biên bản thanh lý tài sản cố định và hoàn thiện Hồ sơ thanh lý tài sản cố định. Vậy Biên bản thanh lý tài sản cố định là gì và cách ghi biên bản này như thế nào? Trong Hồ sơ thanh lý tài sản cố định cần có những chứng từ gì? EVBN xin giới thiệu đến bạn đọc mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định mới nhất 2020 được ban hành kèm theo Thông tư của Bộ Tài chính.

Thế nào là biên bản thanh lý tài sản cố định?

Tài sản cố định được thanh lý là những tài sản cố định đã bị hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng được, những tài sản cố định đã lạc hậu về kỹ thuật so với hiện tại hoặc không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi thanh lý tài sản cố định, doanh nghiệp phải lập thành biên bản.

Biên bản thanh lý tài sản cố định là văn bản do doanh nghiệp lập nhằm mục đích thanh lý tài sản cố định của đơn vị mình. Trong Biên bản thanh lý tài sản cố định có nhiều nội dung nhưng quan trọng nhất phải nêu rõ được các thông tin về tài sản cố định thanh lý cũng như định giá tài sản cố định này.

Biên bản thanh lý tài sản cố định ghi lại các kết luận của Ban thanh lý tài sản cố định, tính toán giá trị còn lại của tài sản cố định là cơ sở quan trọng cho doanh nghiệp tiến hành định giá thanh lý tài sản cố định.

Biên bản thanh lý tài sản cố định cần phải lập thành 2 bản, 1 bản cùng với các chứng từ liên quan đến các khoản thu, khoản chi thanh lý tài sản cố định là căn cứ để kế toán ghi sổ, bản còn lại được giao cho bộ phận quản lý, sử dụng tài sản cố định.

Biên bản thanh lý tài sản cố định hiện nay các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng nhiều mẫu khác nhau nhưng đều do Bộ Tài chính ban hành kèm theo các thông tư khác nhau, phổ biến nhất là mẫu Biên bản thanh lý tài sản cố định kèm theo Thông tư theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, ban hành ngày 22/12/2014 và Thông tư 133/2016/TT-BTC, ban hành ngày 26/08/2016. 

biên bản thanh lý tài sản cố định

Tài sản cố định

Cách ghi các nội dung trong biên bản thanh lý tài sản cố định mới nhất

– Góc trên bên trái của Biên bản thanh lý tài sản cố định ghi rõ tên đơn vị; tên bộ phận hoặc đóng dấu đơn vị mà không cần ghi; số hiệu biên bản.

– Phía dưới tên Biên bản thanh lý tài sản cố định ghi rõ ngày tháng năm lập biên bản, nợ, có.

– Ghi rõ các căn cứ lập Biên bản thanh lý tài sản cố định: Quyết định của doanh nghiệp, ghi rõ số quyết định, ngày tháng năm ra quyết định thanh lý tài sản cố định.

– Thông tin Ban thanh lý tài sản cố định: Ban này thường có 3 thành viên, ghi rõ họ và tên, chức vụ, đại diện cho bộ phận nào của từng thành viên, ghi cụ thể thành viên nào là trưởng ban, ủy viên.

– Các thông tin về tài sản cố định và định giá tài sản cố định:

+ Ghi rõ tên, ký hiệu mã, quy cách (cấp hạng) tài sản cố định: ô tô tải 3.5 tấn, máy photocopy Toshiba…;

+ Số hiệu tài sản cố định;

+ Nước sản xuất (xây dựng) tài sản cố định đó;

+ Thông tin về năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng;

+ Số thẻ tài sản cố định;

+ Nguyên giá tài sản cố định là giá thành thực tế của tài sản cố định tính đến khi được đưa vào sử dụng.

+ Giá trị hao mòn của tài sản cố định: xác định giá hao mòn của tài sản cố định tính đến thời điểm thanh lý là bao nhiêu.

+ Giá trị còn lại của tài sản cố định được tính bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi giá trị hao mòn của tài sản cố định.

– Ghi rõ kết luận của Ban thanh lý tài sản cố định: Đại diện Ban thanh lý ghi rõ những đánh giá về tài sản cố định thanh lý.

– Kết quả thanh lý tài sản cố định: Ban thanh lý tài sản cố định ghi rõ chi phí thanh lý tài sản cố định và giá trị thu hồi là bao nhiêu bằng cả số và chữ.

– Ghi giảm số tài sản cố định ghi rõ ngày tháng năm nào.

– Phần cuối Biên bản thanh lý tài sản cố định do Ban thanh lý tài sản cố định lập cần ghi rõ ngày tháng năm. Giám đốc và kế toán trưởng đơn vị thanh lý tài sản cố định ký và ghi rõ họ tên lên  biên bản..

biên bản thanh lý tài sản cố định theo thông tư 133

Mẫu biên bản kèm theo thông tư 133

Hồ sơ thanh lý tài sản cố định bao gồm những gì?

Khi doanh nghiệp thanh lý tài sản cố định thì cần chuẩn bị hồ sơ thanh lý tài sản cố định bao gồm những giấy tờ sau:

  1. Quyết định lập hội đồng thanh lý tài sản cố định
  2. Biên bản họp Hội đồng thanh lý tài sản cố định;
  3. Quyết định thanh lý tài sản cố định;
  4. Biên bản kiểm kê thanh lý tài sản cố định;
  5. Biên bản đánh giá lại tài sản cố định;
  6. Biên bản thanh lý tài sản cố định
  7. Thông báo thanh lý tài sản cố định;
  8. Hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định được thanh lý;
  9. Hóa đơn bán tài sản cố định;
  10. Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định.

Tải mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định mới nhất 2020

Dưới đây, chúng tôi gửi các bạn tham khảo một số mẫu Biên bản thanh lý tài sản cố định mới nhất được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến:

Mẫu 1: Biên bản thanh lý tài sản cố định theo thông tư 133

[download id=”3962″]

Mẫu 2: Biên bản thanh lý tài sản cố định theo thông tư 200

[download id=”3961″]