Biên bản kiểm tra mới nhất 2020 và thông tin chi tiết

Trong quá trình công tác, hoạt động sản xuất, kinh doanh, có không ít các cá nhân, cơ sở, doanh nghiệp phải chấp hành công tác kiểm tra của các lực lượng chức năng, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Khi tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phải lập biên bản kiểm tra. Vậy biên bản kiểm tra là gì? Biên bản này dùng trong trường hợp nào? Làm thế nào để ghi biên bản kiểm tra cho đầy đủ và chính xác. Những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết hôm nay.

Thế nào là biên bản kiểm tra?

Biên bản kiểm tra là một mẫu biên bản quen thuộc, được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Văn bản này được lập ra để ghi chép về công tác kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền, lực lượng chức năng đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp.

Nội dung chủ yếu trong văn bản cần nêu rõ các thông tin về đối tượng chịu sự kiểm tra, nội dung kiểm tra cũng như những kết luận, kiến nghị của lực lượng chức năng sau quá trình kiểm tra đó.

Biên bản kiểm tra dùng trong trường hợp nào?

Văn bản này là một biểu mẫu được sử dụng rộng rãi, mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực, tùy mục đích, biểu mẫu này sẽ có sự khác biệt cơ bản.

Biên bản này được dùng trong khá nhiều lĩnh vực từ công nghiệp, nông nghiệp đến dịch vụ. Các công việc có thể kể đến như: kiểm tra việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, kiểm tra cơ sở y tế, kiểm tra chất lượng công trình, hiện trường xây dựng, sử dụng điện, vệ sinh an toàn thực phẩm, đóng thuế, hiện trường,hồ sơ kinh doanh, thiết bị, bộ phận, môi trường, cơ sở sản xuất…

Vậy, việc kiểm tra cũng như lập biên bản kiểm tra xảy ra khi nào? Khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành công tác kiểm tra đối với một các nhân, cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp nào đó thì quá trình kiểm tra bắt buộc phải được ghi lại bằng văn bản. Việc kiểm tra được cơ quan, doanh nghiệp tiến hành với cá nhân người lao động, bộ phận, phòng, ban trong cơ quan, doanh ngiệp đó hoặc của các lực lượng chức năng có thẩm quyền đối với cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp.

Biên bản kiểm tra

Thanh tra, kiểm tra là hoạt động cần thiết thường xuyên tại cơ quan, doanh nghiệp…

Khi tiến hành kiểm tra, yêu cầu phải lập theo đoàn, công tác kiểm tra phải ghi thành văn bản. Văn bản này phải đảm bảo công khai, minh bạch, chính xác và trung thực, không bao che, gian dối, không thêm bớt, cường điệu hóa sai phạm. Việc lập biên bản kiểm tra xảy ra trong nhiều trường hợp, có thể kể đến như:

–  Kiểm tra theo định kỳ trong tháng, quý, năm, chu kỳ: kiểm tra giáo án, kiểm tra máy móc, thiết bị đang vận hành…

– Kiểm tra để thường kỳ để đảm bảo các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ diễn ra thuận lợi, an toàn: kiểm tra máy móc, thiết bị, kiểm tra các công trình xây dựng, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở ăn uống…

– Kiểm tra khi có sự cố bất khả kháng xảy ra: kiểm tra hiện trường các vụ cháy nổ, tai nạn…

 – Kiểm tra khi phát hiện có vi phạm nghi ngờ vi phạm hoặc có tố cáo vi phạm: môi trường bị ô nhiễm do khí thải, chất thải của các nhà máy, doanh nghiệp kê khai sai thuế, nhập lậu hàng hóa…

Cách viết biên bản kiểm tra như thế nào cho đúng?

Đây là biểu mẫu được cơ quan chức năng, lực lượng chức năng có thẩm quyền lập ra khi đi kiểm tra các cá nhân, đơn vị hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực sản xuất, dịch vụ nào. 

Chịu trách nhiệm về nội dung biên bản này là đoàn thanh tra mà đại diện là trưởng đoàn. Việc ghi mẫu văn bản xác minh kiểm tra phải thật công tâm, không thêm bớt nhất là khi đối tượng kiểm tra là các cá nhân, đơn vị có sai phạm.

Biên bản này yêu cầu phải đủ, chính xác về nội dung, đúng với các điều luật, nghị định mà pháp luật ban hành. Nội dung chính của biên bản được hướng dẫn tại Nghị định 19/2020/NĐ-CP. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này thì nó phải có các nội dung cơ bản như sau:

– Ngày, tháng, năm lập biên bản.

– Đơn vị  nào phụ trách công tác kiểm tra? Quyết định lập đoàn kiểm tra số mấy do ai, cơ quan nào ban hành?

– Địa điểm, thời gian tiến hành kiểm tra, ghi rõ giờ, ngày tháng năm.

– Đại diện Ban kiểm tra: ghi rõ họ và tên, chức vụ của trưởng đoàn kiểm tra và từng thành viên đoàn.

– Cá nhân hoặc đại diện đơn vị được kiểm tra: cũng ghi rõ họ và tên, chức vụ như đại diện Ban kiểm tra.

– Nội dung kiểm tra: ghi cụ thể từng nội dung được kiểm tra như kiểm tra công tơ điện của một hộ kinh doanh cá thể, kiểm tra chất lượng nước sạch tại công ty cung cấp nước sạch, kiểm tra chất lượng hàng hóa tại cơ sở sản xuất…

–  Ghi cụ thể, chi tiết từng thông tin, tài liệu, số liệu mà lực lượng kiểm tra được được cung cấp hoặc thu thập được.

– Ghi lại chi tiết toàn bộ ý kiến, phản hồi, giải trình của các cá nhân, đơn vị được kiểm tra và các bên có liên quan.

– Nêu cụ thể những nhận xét, đánh giá, kết luận của đoàn kiểm tra: Tốt hay không tốt? Có vi phạm hay không? Sai sót ở mức độ nào? Những điểm nào cần khắc phục, sửa chữa?

– Trưởng đoàn kiểm tra và cá nhân hoặc đại diện tổ chức được kiểm tra cùng ký, ghi rõ họ tên vào văn bản xác nhận để đảm bảo đúng thủ tục pháp lý.

Mẫu biên bản kiểm tra

Một loại biên bản thanh tra rừng

 Lưu ý, trong trường hợp biên bản được lập thành nhiều trang khác nhau, tính cả những phụ lục biên bản và các bảng kê đi kèm theo biên bản thì đại diện hai bên đều phải ký vào từng trang của biên bản, phụ lục và bảng kê đi kèm này chứ không phải chỉ ký ở cuối biên bản. Nếu không, đại diện hai bên (nếu đối tượng kiểm tra là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp) có thể đóng dấu giáp lai lên mỗi trang.

Cũng có thể xảy ra trường hợp, các nhân hay người đại diện cơ sở, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không đồng ý ký vào biên bản xác nhận. Trường hợp này, đoàn kiểm tra phải ghi rõ dưới mục ký của bên được kiểm tra: “Cá nhân/ đại diện ……. được kiểm tra không ký xác nhận vào văn bản này” đồng thời nêu rõ lý do cá nhân, đại diện đơn vị đó không ký. Dù không có đầy đủ chữ ký của hai bên nhưng biên bản này vẫn có đầy đủ giá trị pháp lý khi có đủ chữ ký có ghi rõ họ tên của tất cả các thành viên trong đoàn.

Tất cả các biên bản kiểm tra đều phải được lập ít nhất thành hai bản, trong đó, một bản Cơ quan kiểm tra lưu giữ còn một bản đưa lại cho cá nhân, đơn vị được kiểm tra giữ.

Tải mẫu biên bản kiểm tra chi tiết mới nhất 2020

Cuối cùng mình xin gửi các bạn tham khảo một vài mẫu biên bản kiểm tra mới nhất hiện nay nhé!

Tải mẫu biên bản kiểm tra rừng tại đây

Tải mẫu biên bản kiểm tra thiết bị tại đây

Tải mẫu biên bản kiểm tra trường học tại đây

Tải mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ kinh doanh tại đây

Tải mẫu biên bản kiểm tra nước sạch tại đây

Tải mẫu biên bản kiểm tra hệ thống điện tại đây

Tải mẫu biên bản kiểm tra môi trường tại đây

Tải mẫu biên bản kiểm tra kỹ thuật xe ô tô tại đây