Bệnh Xã Hội: Lậu, Giang Mai, Sùi Mào Gà – Tổng quan & Điều trị

Bệnh xã hội rất đa dạng gồm nhiều chủng loại bệnh với những biểu hiện và biến chứng nguy hiểm khác nhau. Người bệnh thường có cảm giác mặc cảm, thiếu tự tin trong cuộc sống và luôn trong trạng thái lo âu, tinh thần suy sụp.

Để giúp quý vị hiểu rõ hơn, cùng BS. CKI. Hoàng Thị Thùy Trang – Khoa Da liễu tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn đi vào “tìm hiểu” nhé !


Bác sĩ CKI. Hoàng Thị Thùy Trang – Khoa Da liễu tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn.

A. Bệnh lậu

1. Đại cương

  • Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp, do song cầu Gram(-) Neisseria Gonorhoeae gây ra.

  • Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, trong giai đoạn hoạt động tình dục. Lây truyền chủ yếu qua việc quan hệ tình dục với người mắc bệnh lậu. Một số ít trường hợp lây qua tiếp xúc gián tiếp với vật dụng cá nhân nhiễm lậu cầu khuẩn. Thai phụ mắc bệnh lậu có thể truyền qua em bé trong thời kì sinh nở.

  • Biểu hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục, nhưng cũng có thể ở các vị trí khác như họng, hậu môn.

2. Lâm sàng

  • Thời gian ủ bệnh: nam giới trung bình 3-5 ngày, nữ giới thường kéo dài hơn trung bình khoảng 7-10 ngày. Người bệnh không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác.

 

  • Nam giới: Triệu chứng viêm niệu đạo, tiết dịch niệu đạo màu vàng xanh, loãng nhiều, khó chịu dọc niệu đạo kèm tiểu buốt, tiểu gắt. Khám thấy miệng sáo sưng đỏ, có mủ chảy ra tự nhiên hay khi vuốt dọc niệu đạo.

  • Nữ giới: đa số trường hợp không có triệu chứng hoặc âm thầm cho đến khi nhiễm trùng tiến triển nặng, Những triệu chứng ở nữ giới có thể gồm: âm hộ ngứa, khó chịu, tiểu buốt, tiểu gắt, tiết dịch màu vàng hoặc màu xanh có thể lẫn máu. Khám cổ tử cung nhiều dịch nhầy mủ, viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo, viêm tuyết Bartholin. Đau bụng dưới là biểu hiện của viêm đáy chậu.

 

  • Lậu mắt ở trẻ sơ sinh: thường xuất hiện 2-3 ngày sau đẻ với triệu chứng viêm kết mạc cấp, mắt sưng nề, dính 2 mi mắt, chảy mủ.

3. Cận lâm sàng

  • Nhuộm gram: nhuộm soi bệnh phẩm có thể là dịch niệu đạo, dịch âm đạo, dịch họng , phát hiện hình ảnh song cầu gram (-) hình hạt cà phê nằm trong bạch cầu đa nhân trung tính.

  • Cấy: dùng trong nghiên cứu, lậu kháng thuốc, hoặc soi trực tiếp nghi ngờ.

  • PCR: Kỹ thuật mới có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.

4. Chẩn đoán xác định

  • Yếu tố nguy cơ: có bạn tình mới trong 6 tháng, có nhiều bạn tình, bạn tình có nguy cơ STD, có tiền căn bị STD, không dùng BCS.

  • Lâm sàng: Thời gian ủ bệnh, triệu chứng viêm niệu đạo.

  • Cận lâm sàng: nhuộm gram dịch tiết.

5. Điều trị

Theo CDC 2015. Kết hợp kháng sinh

Lựa chọn 1:

Ceftriazone 250mg TB + Azithromycine 1g

Phác đồ thay thế:

  • Cefixim 400mg + Azithromycine 1g

  • Spectinomycin 2g TB

Hướng điều trị mới:

  • Gemifloxacin 320mg + Azithromycin 2g

  • Gentamycin 240mg TM + Azithromycin 2g

  • Phải điều trị cả bạn tình: Bạn tình hiện tại (quan hệ tình dục lần cuối trong vòng 60 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên) phải được khám xét nghiệm và điều trị phòng ngừa.

  • Bệnh nhân và bạn tình không được quan hệ tình dục trong vòng 7 ngày sau khi điều trị  và hết triệu chứng lâm sàng . 

6. Theo dõi

  • Bệnh nhân phải đươc xét nghiệm (nhuộm gram hoặc cấy) sau 14 ngày điều trị.

  • Bệnh nhân và bạn tình phải được khám và xét nghiệm kiểm tra sau điều trị 3 tháng,12 tháng.

Nhận tư vấn “MIỄN PHÍ” –

TẠI ĐÂY

B. Giang mai

1. Đại cương

  • Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai Treponema Pallidum gây nên. Lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, đường máu, từ mẹ truyền sang con.

  • Bệnh gây tổn thương ở da, niêm mạc và nhiều cơ quan khác như cơ xương khớp, tim mạch, thần kinh và có thể gây những hậu quả trầm trọng như giang mai thần kinh, giang mai tim mạch, giang mai bẩm sinh.

2. Lâm sàng

Các dấu hiệu, triệu chứng của giang mai khác nhau qua từng giai đoạn

a. Giang mai thời kì I:

  • Thời kì ủ bệnh khoảng 3 tuần. Sau đó là bắt đầu 2 dấu hiệu đặc trưng của thời kì này là Săng và Hạch.

  • Săng giang mai: ở da và niêm mạc , Là vết lở tròn hay bầu dục đường kính 0.5cm – 2cm, giới hạn rõ và đều đặn, thường không có bờ, đáy sạch, trơn, bóng loáng màu đỏ như thịt tươi, bóp không đau, nền cứng, có hạch đi kèm.

 

  • Hạch: thường xuất hiện vài ngày sau khi có săng. Đặc tính: nhiều hạch chụm lại thành từng nhóm, lớn nhỏ không đều và có 1 hạch gọi là hạch chúa, hạch không viêm, không đau, không hóa mủ, chắc di động dễ.

  • Nếu không điều trị sau 3 -6 tuần: săng lành, hạch biến mất. Tuy nhiên xoắn khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể truyền bệnh cho người khác.

b. Giang mai thời kì II:

  • Bắt đầu khoảng 6-8 tuần sau khi có săng. Đây là giai đoạn rất lây, Treponema lan truyền khắp cơ thể. Dễ gây nhiễm trùng huyết với các triệu chứng nóng sốt và nổi hạch. Phản ứng huyết thanh dương tính mạnh.

  • Giang mai II sơ phát:

    • Đào ban: dát tròn hay bầu dục màu hồng lợt, kích thước vài cm đến 1-2 cm, không thâm nhiễm, không ngứa, không đau. Bắt đầu ở 2 bên hông hay ngực, hay gặp ở thân mình hai mạn sườn, lòng bàn tay chân. Khoảng 8 ngày biến mất không để lại sẹo.

 

 

  • Mảng niêm mạc: là vết trợt rất nông ở niêm mạc, không có bờ, bề mặt thường trợt ướt, đôi khi hơi nổi cao, sần sùi, nứt nẻ hoặc đóng vảy tiết, chứa nhiều xoắn khuẩn nên rất dễ lây. Vị trí thường gặp ở môi miệng lưỡi, bộ phận sinh dục.

  • Hạch: Nhiều, nhỏ, cứng, không đau, di động không dính vào nhau, nhiều vị trí.

  • Rụng tóc: Rụng tóc từng đốm tròn hay bầu dục lơ thơ như bộ lông thú bị mọt (còn gọi là rụng tóc kiểu rừng thưa) lông mày, lông mi, râu có thể bị rụng.

  • Giang mai II tái phát:

Thường khoảng 4-12 tháng kể từ khi mắc giang mai I.

  • Các triệu chứng của giang mai II sơ phát tồn tại trong 1 thời gian ngắn rồi tự mất đi. Qua một thời gian im lặng các tổn thương ban đào, sẩn tái phát trở lại với các đặc điểm: số lượng thương tổn ít hơn, nhưng tồn tại dai dẳng hơn và tẩm nhuộm hơn.

c. Giang mai thời kỳ III:

  • Hiện nay hiếm gặp, thường xuất hiện từ năm thứ 3 của bệnh hoặc sau nhiều năm. Đối với xã hội thời kì này ít nguy hiểm vì hầu như không còn khả năng lây lan vì xoắn khuẩn đã khu trú xâm nhập vào trong phủ tạng với các tổn thương sâu ở da, xương, thần kinh trung ương và phủ tạng, đặc biệt ở tim và mạch máu lớn.

  • Được chia làm 3 nhóm chính: giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và giang mai muộn lành tính.

3. Chẩn đoán

Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng:

  • Lâm sàng:

Khai thác bệnh sử, tiền sử, triệu chứng lâm sàng theo từng giai đoạn bệnh.

  • Cận lâm sàng:

i. Tìm xoắn khuẩn ở tổn thương.

ii. Các phản ứng huyết thanh: Không đặc hiệu: RPR, VDRL.

iii. Đặc hiệu : TPI, TPHA, FTA…

4. Điều trị

a. Nguyên tắc điều trị:

  • Điều trị sớm và đủ liều để khỏi bệnh, ngăn lây lan, phòng tái phát và di chứng.

  • Điều trị đồng thời cả bạn tình.

b. Phác đồ cụ thể:

Giai đoạn

Thuốc lựa chọn

Thay thế

GM I, II, tiềm ẩn

Benzathine PNC G 2.4T IM, LDN

Doxycycline 100mg 2 lần/ngày – 14 ngày

Tetracycline 500mg 4 lần/ngày –  14 ngày

GM tiềm ẩn muộn, không xác định, muộn

Benzathine PNC G 2.4T IM, LDN – 3 tuần (tổng liều 7.2 T)

Doxycycline 100mg 2 lần/ngày – 28 ngày

Tetracycline 500mg 4 lần/ngày –  28 ngày

5. Phòng bệnh

  • Lối sống chung thủy 1 vợ 1 chồng, đồng thời thực hiện hành vi tình dục an toàn có biện pháp bảo vệ (sử dụng bao cao su).

  • Giáo dục giới tính, giáo dục cả nam và nữ về tác hại của các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

  • Đăng kí thai nghén để phát hiện kịp thời bệnh ở thai phụ.

Nhận tư vấn “MIỄN PHÍ” –

TẠI ĐÂY

C. Sùi mào gà

1. Đại cương:

Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục rất thường gặp do HPV gây ra. Hầu hết người nhiễm HPV không có biểu hiện lâm sàng, tỷ lệ có triệu chứng chỉ khoảng 1-2%.

2. Tác nhân gây bệnh:

  • Tác nhân gây bệnh HPV thuộc họ Papovavirus. Hiện có khoảng 120 chủng, trong đó có 40 chủng gây bệnh ở đường tình dục trong đó có 4 chủng cần chú ý là HPV 6 , 11 , 16, 18. HPV 6 và 11 chiếm 90% mụn có sinh dục.

  • Yếu tố nguy cơ cho nhiễm HPV là vệ sinh kém, bộ phận sinh dục ẩm ướt, suy giảm miễn dịch, phối hợp bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, nhiều bạn tình, không sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục sớm…

​​​​​​​3. Triệu chứng lâm sàng:

  • Thời gian ủ bệnh từ 3 tuần đến 8 tháng có thể nhiều năm.

  • Có 4 loại thương tổn sùi mào gà:

    • Sùi mào gà: có hình dạng giống bông cải.

    • Sẩn mào gà: sẩn hình vòm, màu da, hồng nhạt. Từ 1-4mm đường kính.

    • Mào gà tăng sừng: lớp mài dày, giống như mụn cóc ở da hay dày sừng tiết bã.

    • Dạng sẩn đỉnh phẳng: giống như dát hơi gồ nhẹ lên mặt da.

  • Ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch như HIV thì mồng gà rất lớn.

4. Chẩn đoán:

  • Chẩn đoán thường dựa vào khám lâm sàng.

  • Sinh thiết khi chẩn đoán không chắc chắn hay thương tổn không đáp ứng hoặc nặng hơn khi điều trị, thương tổn không điển hình tăng sắc tố, cứng , nằm dưới mô, chảy máu, loét.

  • Soi cổ tử cung, HPV test khi thương tổn tái phát nhiều lần  và để phát hiện HPV ung thư cao trong tầm soát ung thư cổ tử cung cũng như theo dõi bất thường tế bào học và mô học cổ tử cung.

5. Điều trị:

a. Nguyên tắc điều trị:

  •  Loại bỏ sang thương mào gà và thương tổn bệnh học tiền ung thư do HPV.

  • Cần khám nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

  • Khám và điều trị bạn tình

b. Điều trị cụ thể:

Cân nhắc dựa trên tuổi người bệnh, vị trí thương tổn, số lượng, kích thước, khả năng chuyên môn cũng như trang thiết bị của cơ sở điều trị.

i. Người bệnh tự bôi :

  • Podophylotoxin 0.5% dạng dung dịch hoặc kem. Bôi ngày 2 lần bằng tăm bông 3 ngày liên tiếp, nghỉ 4 ngày , điều trị 1 đợt 4 tuần.

  • Kem imiquimod 5% . Bôi 3 lần/tuần , tới 16 tuần. Sau khi bôi 6-10  giờ phải rửa bằng nước và xà phòng nhẹ

(**) Chống chỉ định ở phụ nữ mang thai !!!

ii. Điều trị tại cơ sở y tế:

  • Bôi Podophyllin, dung dịch 10-25%, bôi để khô trước khi mặc quần áo,  rửa sạch sau 1-4h. Bôi 1-2 lần/tuần trong 6 tuần. Mỗi lần bôi tối đa 0.5ml hay <10cm. Không thoa ở vùng hở, vế thương hoặc mô mủn. Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

  • Trichoroacetic (TCA) 80%, bôi thương tổn nhỏ, ẩm ướt. Bôi hàng tuần tối đa 6 tuần. Dùng vasalin bôi xung quanh thương tổn để bảo vệ da lành.

  • Phẫu thuật:  phẫu thuật cắt bỏ, laser co2 , đốt điện.

(**) Phẫu thuật khi mụn cóc toc, lan rộng hoặc không đáp ứng với điều trị khác.

6. Theo dõi sau điều trị:

  • Theo dõi 3 tháng sau khi sạch sang thương nhằm phát hiện tái phát, tham vấn và giáo dục sức khỏe.  

  • Bệnh nhân suy giảm miễn dịch theo dõi lâu hơn.

  • Test sàng lọc tế bào học cho nữ bị sùi mào gà mỗi năm.

Nhận tư vấn “MIỄN PHÍ” –

TẠI ĐÂY

 

*** Tài liệu tham khảo ***

– Phác đồ điều trị Bệnh Viện Da Liễu  TPHCM

– Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh – CDC

– Internet

Nguồn: Bác sĩ CKI. Hoàng Thị Thùy Trang – Chuyên khoa Da liễu tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn.

BẰNG CẤP & CHỨNG CHỈ 

  • 2009 – 2015: Tốt nghiệp Bác Sĩ Đa Khoa Tại Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.
  • 2016 – 2018: Tốt nghiệp CKI Da liễu tại Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.
  • Chứng chỉ Laser và ánh sáng tại Bệnh viện Da Liễu TP.HCM.

KINH NGHIỆM 

  • 2018 – Nay: Bác Sĩ Da Liễu tại Phòng Khám Vina Healthcare Clinic.
  • 2019 – Nay:
    – Bác sĩ Da Liễu tại Phòng Bệnh Viện Hồng Đức.
    – Bác sĩ Da Liễu tại Phòng Khám Diag Center.
  • Nay: Bác sĩ Da Liễu tại Phòng khám Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn.

▶ Đặt lịch khám với BS. Thùy Trang tại:

TẠI ĐÂY

*Có thể bạn quan tâm:

▶ 11 Thực Phẩm “TỐT” cho sức khỏe của đôi mắt

▶ “Viêm Ruột Thừa” và những điều bạn cần biết !!!

▶ “Viêm đại tràng” mạn tính và những hậu quả có thể xảy ra

Fanpage: Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn