Bảo trợ xã hội là gì? Đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội là ai?

Bảo trợ xã hội là gì? Đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng? Mức hưởng bảo trợ xã hội hàng tháng? Ý nghĩa của chế độ bảo trợ xã hội?

    Hiện nay, mặc dù xã hội đã phát triển rất nhiều, điều kiện sống cả con người được nâng lên đáng kể, nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều cuộc đời của những con người khác còn rất khó khăn, khổ cực như: trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa, trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo, người cao tuổi, trẻ em bị khuyết tật…

    Với những con người như vậy theo pháp luật Việt Nam hiện hành có quy định gì hỗ trợ cho những con người đó hay không? Nếu có thì mức hỗ trợ là bao nhiêu? Và ngoài ra được hưởng thêm những chính sách gì hay không? Có rất nhiều câu hỏi được đưa ra, để giúp những người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội hiểu rõ hơn về bảo trợ xã hội và các chế độ của nó, chúng tôi phân tích qua bài viết dưới đây, mong muốn tạo điều kiện cho người tìm hiểu rễ ràng tiếp cận thông tin hơn.

    Bảo trợ xã hội là phần thiết yếu để an sinh xã hội, với mục đích khắc phục rủi ro cùng với những chế độ trong bảo hiểm xã hội nhằm phòng ngừa rủi ro cho người dân.

    Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

    1. Bảo trợ xã hội là gì?

    Theo từ điển Tiếng Việt cụm từ “Bảo trợ” có nghĩa là giúp đỡ cho tổ chức hoặc cá nhân có khó khăn về vật chất trong cuộc sống. Còn cụm từ “Trợ giúp” có nghĩa giúp đỡ về vật chất cho đỡ khó khăn, thiếu thốn. Hai thuật ngữ “bảo trợ xã hội” và “trợ giúp xã hội” có nghĩa gần tương đồng nhau tuy nhiên trong các văn bản, sách báo và giáo trình hiện nay phần lớn sử dụng thuật ngữ “trợ giúp xã hội”. Các văn bản pháp luật về bảo trợ xã hội hiện hành sử dụng cụm từ “trợ giúp xã hội thường xuyên” thay cho “bảo trợ xã hội thường xuyên” hay “cứu tế xã hội thường xuyên”.

    Theo khái niệm của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF): Bảo trợ xã hội bao gồm một loạt các chính sách và chương trình cần thiết để giảm hậu quả trong cuộc sống nghèo đói và khó khăn của người dân, hay những thiếu thốn không những về vật chất mà còn là tinh thần. Các chương trình hay được tổ chức như: chuyển tiền mặt hỗ trợ cho trẻ em khó khăn, giúp phát triển kỹ năng sống và hơn thế nữa giúp kết nối các gia đình với chăm sóc sức khỏe, thực phẩm bổ dưỡng và giáo dục chất lượng để cung cấp cho tất cả trẻ em, bất kể chúng sinh ra trong hoàn cảnh nào, một cơ hội công bằng trong cuộc sống.

    Ở tại Việt Nam bảo trợ xã hội có thể hiểu là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, cộng đồng bằng những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạn, nghèo đói… vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủ khả năng  tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình, nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.

    2. Đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng:

    Căn cứ theo quy định tại Văn bản hợp nhất 762/VBHN-BLĐTBXH năm 2019 hợp nhất Nghị định quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quy định như sau:

    – Cụ thể về những đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, căn cứ tại Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội bao gồm:

    + Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng

    Xem thêm: Điều kiện để được hưởng trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật

    + Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP này mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

    + Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

    + Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).

    + Người cao tuổi thuộc một trong những trường hợp sau: Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng; Người từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

    + Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

    3. Mức hưởng bảo trợ xã hội hàng tháng:

    Những người thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hay còn gọi là bảo trợ xã hội được quy định ở trên được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng với mức thấp nhất bằng 270.000 đồng nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:

    + Hệ số 2,5 tương ứng bằng 675.000 đồng đối với đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng dưới 04 tuổi;

    + Hệ số 1,5 tương ứng bằng 405.000 đồng đối với đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng từ 04 tuổi trở lên;

    Xem thêm: Quy định về chế bảo trợ xã hội, chế độ trợ giúp xã hội hàng tháng

    + Hệ số 1,5 tương ứng bằng 405.000 đồng đối với đối tượng Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP này mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất;

    + Hệ số 2,5 tương ứng bằng 675.000 đồng đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định này dưới 04 tuổi;

    + Hệ số 2,0 tương ứng bằng 540.000 đồng đối với đối tượng trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi.

    + Hệ số 1,5 tương ứng bằng 405.000 đồng đối với đối tượng trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác từ 16 tuổi trở lên;

    + Hệ số 1,0 tương ứng bằng 270.000 đồng đối với đối tượng Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất;

    + Hệ số 2,0 tương ứng bằng 540.000 đồng đối với đối tượng Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất từ 02 con trở lên;

    + Hệ số 1,5 tương ứng bằng 405.000 đồng đối với đối tượng người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;

    + Hệ số 2,0 tương ứng bằng 540.000 đồng đối với đối tượng người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng từ đủ 80 tuổi trở lên;

    Xem thêm: Mẫu đơn xin hưởng trợ cấp xã hội và hướng dẫn viết đơn mới nhất

    + Hệ số 1,0 tương ứng bằng 270.000 đồng đối với đối tượng người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

    + Hệ số 3,0 tương ứng bằng 810.000 đồng đối với đối tượng người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng;

    + Hệ số đối với đối tượng là trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật thực hiện theo quy định tại Điều 16, 17, 18 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

    Người thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hoặc người thân của những người này khi xác định mình thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội có thể lên trực tiếp tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận/ huyện nơi mình thường trú để hỏi về những thủ tục hồ sơ cần chuẩn bị để nộp hồ sơ lên chính cơ quan này xin hưởng chế độ bảo trợ xã hội. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 140/2018/NĐ-CP:

    + Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d và 1đ Phụ lục IV ban hành kèm Nghị định 140/2018/NĐ-CP.

    + Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật theo Mẫu số 2a Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội có xác nhận đủ điều kiện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 2b Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 140/2018/NĐ-CP;Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 140/2018/NĐ-CP.

    Ngoài ra, còn có thể phải cung cấp thêm giấy tờ nhân thân, hay những giấy xác nhận về tình trạng sức khỏe hoặc giấy giám định tỷ lệ thương tật (nếu được yêu cầu).

    4. Ý nghĩa của chế độ bảo trợ xã hội:

    Ngay từ khi ra đời cho đến nay, an sinh xã hội nói chung và bảo trợ xã hội nói riêng đã được đón nhận như một sự đảm bảo cho cuộc sống và đặc biệt có ý nghĩa đối với một bộ phận thành viên xã hội, bộ phận “người yếu thế”. Là sự bảo vệ phổ cập và đồng nhất đối với mọi thành viên xã hội trên cơ sở sự tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro, bảo trợ xã hội là hoạt động mang đậm tính nhân đạo, có ý  nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật.

    Xem thêm: Đối tượng bảo trợ xã hội thường xuyên? Hồ sơ thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

    Bảo trợ xã hội là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội, điều chỉnh việc trợ giúp vật chất và tinh thần cho nhóm đối tượng có vị thế bất lợi, thiệt thòi, ít có cơ may trong cuộc sống như người bình thường khác và không đủ khả năng tụ lo liệu. Ý nghĩa pháp luật của bảo trợ xã hội xuất phát từ quyền cơ bản của con người. Mỗi người sống trong xã hội đều có quyền được sống, được bình đẳng, được thương yêu, đùm bọc, bảo vệ khỏi những biến cố bất lợi, đặc biệt là khi sự sống bị đe dọa.