Báo cáo tổng kết thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở 2020 mới nhất

Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là công tác vô cùng quan trọng, cần phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Sau một quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, các đơn vị phải tiến hành công tác tổng kết, viết thành báo cáo. Báo cáo tổng kết thực hiện quy chế dân chủ cơ sở là gì và nó bao gồm những nội dung nào? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng EVBN tìm hiểu một số nội dung liên quan đến báo cáo này.

Báo cáo tổng kết thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở là gì?

Dân chủ cơ sở có thể hiểu một cách đơn giản là người lao động được biết, được tham gia bàn bạc, xây dựng, được kiểm tra, giám sát. Quy chế dân chủ cơ sở bao gồm toàn bộ những quy định về quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện cho người lao động.

Việc thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở có sức lan tỏa rộng, phát huy được vai trò, trách nhiệm và sức sáng tạo của người lao động, động viên nhân dân tích cực tham gia vào các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước.

Báo cáo tổng kết thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở là văn bản được lập ra nhằm giúp các cơ quan, đơn vị, các cơ sở đánh giá, tổng kết việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở sau 1 năm thực hiện đồng thời đưa ra phương án nhằm thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị trong thời gian tới.

Báo cáo tổng kết việc thực thi quy chế dân chủ cơ sở được lãnh đạo các cơ sở, cơ quan, đơn vị tiến hành tổng kết dựa trên các Quyết định, Thông tư, Nghị định của Chính phủ và các bộ ngành song cũng cần căn cứ trên tình hình thực tế tại các cơ sở đó.

Báo cáo tổng kết thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở

Bầu cử là một quyền dân chủ của công dân Việt Nam

Những nội dung trong Báo cáo tổng kết thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

Phần đầu báo cáo

– Ghi rõ tên báo cáo và năm công tác.

– Nêu đầy đủ các căn cứ viết báo cáo.

Phần nội dung chính

* Nêu một số nét khái quát về đặc điểm, tình hình đơn vị

– Người viết nêu khái quát một số đặc điểm chính về đơn vị mình: số lượng lao động, số lượng cán bộ quản lý, trình độ người lao động…

– Nêu một số thuận lợi cơ bản của tập thể đơn vị: tư tưởng, tinh thần đoàn kết của người lao động, tinh thần phê bình và tự phê bình…

– Chỉ ra những khó khăn, tồn tại trong đơn vị như công tác quản lý, tâm tư người lao động…

* Đánh giá cụ thể kết quả thực hiện Quy chế dân chủ tại đơn vị

– Công tác lãnh đạo của những người đứng đầu cơ sở:

+ Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ, Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch, sau đó triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên như thế nào.

+ Tuyên truyền đầy đủ các nội dung các Nghị quyết về thực hiện Quy chế dân chủ của các cấp, ngành, địa phương.

+ Công khai việc sử dụng công quỹ, thu chi tài chính, thi đua khen thưởng.

+ Đơn vị xây dựng quy chế để người lao động được bàn bạc, tham gia ý kiến vào các chủ trương của đơn vị; được kiểm tra, giám sát hoạt động của đơn vị mình.

+ Trong mọi công tác, lãnh đạo đơn vị cần báo cáo công việc trước tập thể người lao động để người lao động đánh giá, góp ý kiến.

– Công tác triển khai cũng như quán triệt, tuyên truyền việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

+ Phổ biến đến tất cả người lao động các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của đơn vị như Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế thi đua khen thưởng, Quy chế hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Quy định sử dụng tài sản công…

+ Các đoàn thể trong đơn vị cần thường xuyên tuyên truyền về việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở cũng như giáo dục pháp luật đến toàn thể người lao động tại các cuộc họp.

– Nêu rõ nhận thức của người lao động đối với việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở: đơn vị tạo điều kiện cho Ban chỉ đạo tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ để triển khai thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở hiệu quả hơn đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy chế này tại đơn vị.       

 – Công tác xây dựng và hoàn thiện Quy chế dân chủ cơ sở tại đơn vị, bao gồm toàn bộ các công việc, đơn vị cần thông báo để người lao động tham gia bàn bạc, quyết định, giám sát, kiểm tra; xây dựng các quy chế, quy ước sát với tình hình thực tế tại cơ quan, địa phương.

– Công khai, minh  bạch trong các công tác: đánh giá, xếp loại lao động, thi đua khen thưởng, công khai việc thu chi, công khai việc thực hiện các chế độ, quyền lợi, chi trả lương, giải quyết chế độ của người lao động.

nội dung trong Báo cáo tổng kết thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

phần đầu báo cáo

* Báo cáo chỉ ra các hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện quy chế

Tùy từng cơ quan, đơn vị, tập thể nêu ra những tồn tại thực tế trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở:  tinh thần tự phê bình và phê bình, cập nhật thông tin mới còn chậm, báo cáo định kỳ chưa kịp thời…

* Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: chỉ ra các nguyên nhân sát thực tại đơn vị như cán bộ quản lý kiêm nhiệm, người lao động chưa tích cực phối hợp…

* Nêu ra các phương hướng cụ thể trong thời gian tới

– Kiện toàn Ban chỉ đạo, tăng cường công tác phối hợp chỉ đạo giữa các đoàn thể, bộ phận liên quan;

– Phát huy, bổ sung các quy chế, quy ước đã xây dựng; điều chỉnh nếu có điểm chưa phù hợp;

Phần cuối

– Người viết báo cáo nêu ra những đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo cấp trên (nếu có).

– Lãnh đạo đơn vị ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu lên báo cáo.

Tải mẫu báo cáo tổng kết thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở mới nhất 2020

Dưới đây là một số mẫu báo cáo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở dành cho các bạn tham khảo khi cần.

Mẫu 1: Báo cáo tổng kết thực hiện quy chế dân chủ trường Tiểu học

[download id=”3430″]

Mẫu 2: Báo cáo tổng kết thực hiện quy chế dân chủ trường Trung học cơ sở

[download id=”3429″]