Bài 3: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội

(CHG) Với sự phát triển nhanh chóng của internet, cùng các trang mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều là hành vi lừa đảo qua mạng, nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, được các đối tượng thực hiện ngày càng tinh vi và khó kiểm soát.  


Chuyên gia cảnh báo ngày càng nhiều phương thức lừa đảo qua mạng. Ảnh minh hoạ.

Những phương thức, thủ đoạn lừa đảo qua mạng xã hội
Lừa đảo qua mạng là việc thông qua mạng máy tính, mạng internet, các đối tượng lên các trang mạng xã hội như facebook, zalo hay qua email… dùng thủ đoạn gian dối với mục đích khiến người khác tưởng là thật mà đưa tiền hoặc tài sản của mình để đối tượng chiếm đoạt.
Hiện ở nước ta đã có nhiều trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok,… đang được người dân sử dụng với số lượng người dùng rất lớn. Cũng trên những trang mạng này, các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thông qua việc đăng ký và tạo lập các tài khoản trên các trang mạng xã hội một cách dễ dàng, các đối tượng tội phạm đã lập nên rất nhiều tài khoản giả mạo, và cũng rất khó để kiểm soát, phân biệt được với các tài khoản thật.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản giờ đây không chỉ thông qua các hành vi vay, mượn tiền, tài sản đơn thuần, mà được biến tướng dưới nhiều dạng hành vi phức tạp và tinh vi hơn. 
Một số hành vi lừa đảo qua mạng thường gặp có thể kể đến như: Thông qua việc phát tán các ứng dụng lừa đảo, đường link clip, hình ảnh nóng,… các đối tượng đánh cắp thông tin và chiếm quyền sử dụng (hack) tài khoản của người khác. Sau đó mạo danh chủ tài khoản để hỏi mượn, vay tài sản với mục đích chiếm đoạt, phổ biến nhất là hỏi vay tiền và nhờ nạp tiền điện thoại;
Tinh vi hơn nữa, các đối tượng tạo thành một nhóm cùng đưa ra những thông tin giả một cách ăn khớp với nhau, làm cho nạn nhân không thể biết được thông tin nào là thật, là giả, sau đó lợi dụng lòng tin của nạn nhân để yêu cầu chuyển tiền cho họ để đầu tư kinh doanh chung hoặc mua tài sản có giá trị khác.
Một hình thức khác là lừa đảo thông qua sàn giao dịch tiền ảo. Người dùng sau khi dùng tiền thật để mua đồng tiền ảo và nạp vào các tài khoản trên các sàn giao dịch tiền ảo của các đối tượng lừa đảo. Khi lượng tiền ảo nạp vào tài khoản đủ lớn, các đối tượng lừa đảo sẽ đánh sập sàn giao dịch tiền ảo để chiếm đoạt tiền của người tham gia.
Có thể thấy, đặc điểm chung của những hành vi lừa đảo qua mạng đó là lợi dụng vào lòng tham, sự thiếu hiểu biết của nạn nhân để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.
Đây là loại tôi phạm mới, đang có xu hướng phát triển, diễn biến hết sức phức tạp, đa dạng và khó lường trên quy mô toàn cầu, là mối đe doạ to lớn đối với sự ổn định, phát triển của các quốc gia và được xác định là một trong những nguy cơ, thách thức lớn nhất của cộng đồng quốc tế.

Lừa đảo qua mạng là việc thông qua mạng máy tính, mạng internet, các đối tượng lên các trang mạng xã hội như facebook, zalo hay qua email… dùng thủ đoạn gian dối với mục đích khiến người khác tưởng là thật mà đưa tiền hoặc tài sản của mình để đối tượng chiếm đoạt.Hiện ở nước ta đã có nhiều trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok,… đang được người dân sử dụng với số lượng người dùng rất lớn. Cũng trên những trang mạng này, các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thông qua việc đăng ký và tạo lập các tài khoản trên các trang mạng xã hội một cách dễ dàng, các đối tượng tội phạm đã lập nên rất nhiều tài khoản giả mạo, và cũng rất khó để kiểm soát, phân biệt được với các tài khoản thật.Với sự phát triển của công nghệ thông tin, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản giờ đây không chỉ thông qua các hành vi vay, mượn tiền, tài sản đơn thuần, mà được biến tướng dưới nhiều dạng hành vi phức tạp và tinh vi hơn.Một số hành vi lừa đảo qua mạng thường gặp có thể kể đến như: Thông qua việc phát tán các ứng dụng lừa đảo, đường link clip, hình ảnh nóng,… các đối tượng đánh cắp thông tin và chiếm quyền sử dụng (hack) tài khoản của người khác. Sau đó mạo danh chủ tài khoản để hỏi mượn, vay tài sản với mục đích chiếm đoạt, phổ biến nhất là hỏi vay tiền và nhờ nạp tiền điện thoại;Tinh vi hơn nữa, các đối tượng tạo thành một nhóm cùng đưa ra những thông tin giả một cách ăn khớp với nhau, làm cho nạn nhân không thể biết được thông tin nào là thật, là giả, sau đó lợi dụng lòng tin của nạn nhân để yêu cầu chuyển tiền cho họ để đầu tư kinh doanh chung hoặc mua tài sản có giá trị khác.Một hình thức khác là lừa đảo thông qua sàn giao dịch tiền ảo. Người dùng sau khi dùng tiền thật để mua đồng tiền ảo và nạp vào các tài khoản trên các sàn giao dịch tiền ảo của các đối tượng lừa đảo. Khi lượng tiền ảo nạp vào tài khoản đủ lớn, các đối tượng lừa đảo sẽ đánh sập sàn giao dịch tiền ảo để chiếm đoạt tiền của người tham gia.Có thể thấy, đặc điểm chung của những hành vi lừa đảo qua mạng đó là lợi dụng vào lòng tham, sự thiếu hiểu biết của nạn nhân để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.Đây là loại tôi phạm mới, đang có xu hướng phát triển, diễn biến hết sức phức tạp, đa dạng và khó lường trên quy mô toàn cầu, là mối đe doạ to lớn đối với sự ổn định, phát triển của các quốc gia và được xác định là một trong những nguy cơ, thách thức lớn nhất của cộng đồng quốc tế.

Người dân cần làm chủ khi sử dụng không gian mạng.

Chuyên gia cảnh báo hình thức lừa đảo
Tại TP. Hồ Chí Minh, tình hình tội phạm công nghệ cao gần đây có chiều hướng gia tăng. Nắm được tình hình, từ đầu năm 2021, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) – Công an TP Hồ Chí Minh đã được thành lập. Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, đơn vị đã phát hiện, phối hợp xử lý hàng trăm vụ vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Đặc biệt, vào dịp cuối năm, được dự báo tình hình tội phạm sẽ có diễn biến phức tạp, trong đó có nhóm tội phạm công nghệ cao.
Điển hình là vụ việc xảy ra vào tối 28/12, Công an quận Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh) đã phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an, cùng các đơn vị nghiệp vụ Công an Hồ Chí Minh vừa tiến hành khám xét, tạm giữ hình sự 86 đối tượng để làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông.
Bước đầu, cơ quan Công an xác định các đối tượng giả danh là nhân viên của ngân hàng phát hành thẻ tín dụng, gọi điện thoại tư vấn các chủ thẻ tín dụng rút tiền mặt qua phần mềm. Sau khi nạn nhân đồng ý, các đối tượng yêu cầu chụp hình 2 mặt thẻ tín dụng và cung cấp mã OTP. Sau đó chúng thực hiện quẹt thẻ thông qua các gian hàng trên một website để chuyển đổi tiền từ thẻ của nạn nhân sang tài khoản ví điện tử của các đối tượng, để chiếm đoạt.
Một thủ đoạn khác là các đối tượng tạo ra các đường link có chứa mã độc, rồi gửi nó cho người khác. Khi có người nhận được đường link này ấn truy cập, thì sẽ bị các đối tượng đọc được mã OTP trong giao dịch qua tài khoản ngân hàng, qua đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản. Thậm chí, các đối tượng còn làm giả trang web của cơ quan, tổ chức, làm giả các sàn giao dịch điện tử cũng với mục đích chiếm đoạt tài sản.
Trước các hiện tượng nêu trên, Cơ quan Công an đã cảnh báo người dân 3 hình thức lừa đảo qua mạng xã hội phổ biến, đó là những hình thức:
Một là lợi dụng sự cả tin và nhu cầu kiếm tiền nhanh của bị hại, các đối tượng giả mạo tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Bằng thủ đoạn lập các trang facebook giả mạo các nhãn hàng, trang thương mại điện tử như Tiki.vn, lazada, tokyoLive, Shopee… và chạy quảng cáo, khi bị hại nhắn tin hỏi cách thức làm cộng tác viên, các đối tượng sẽ gửi thông tin về công ty, nhân viên chăm sóc khách hàng,… và yêu cầu gửi thông tin cá nhân, kết bạn zalo để tư vấn. 
Ban đầu, đối tượng gửi đường dẫn các sản phẩm có giá trị nhỏ khoảng vài trăm nghìn đồng để bị hại chọn và xác thực đơn, chụp ảnh đơn hàng gửi cho đối tượng qua zalo, facebook chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng cung cấp và được đối tượng chuyển lại toàn bộ số tiền đã bỏ ra mua hàng cùng với hoa hồng từ 3-20%. Sau một số lần tạo niềm tin bằng cách trả gốc và hoa hồng như cam kết ban đầu, tiếp theo đối tượng viện lý do là “bạn đã được công ty nâng hạng” và gửi các đường dẫn sản phẩm… có giá trị lớn hơn và tiếp tục yêu cầu bị hại chụp lại hình ảnh sản phẩm đồng thời chuyển tiền. Khi nhận được, đối tượng không chuyển tiền mà tiếp tục thông báo cho cộng tác viện phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ khác thì mới được chuyển lại tiền và hoa hồng, thực chất là tiếp tục chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng). Sau đó, đối tượng chiếm đoạt tiền của bị hại.
Hai là lừa đảo thông qua các sàn giao dịch trên mạng. Các đối tượng mời chào, lôi kéo bị hại tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch ảo,… do đối tượng thiết lập, cam kết sẽ hưởng lợi nhuận cao khi tham gia hệ thống. Các đối tượng thường quảng bá, đánh bóng tên tuổi bằng cách đăng tin, bài trên mạng xã hội, tổ chức các buổi hội thảo, gặp mặt offline, tự nhận là chuyên gia đầu tư, người truyền cảm hứng, người dẫn đường… để lừa đảo, kêu gọi đầu tư vào hệ thống do chúng thiết lập. Khi huy động được lượng tiền đủ lớn, các đối tượng sẽ can thiệp vào các giao dịch, điều chỉnh thắng thua hoặc báo lỗi, ngừng hoạt động (sập sàn) để chiếm đoạt tiền của người tham gia.
Ba là các đối tượng sử dụng thông tin cá nhân, hình ảnh các đồng chí Lãnh đạo các cơ quan chính quyền, đoàn thể,.. để thiết lập tài khoản mạng xã hội (zalo, facebook,..) mạo danh. Sau đó, các đối tượng dùng tài khoản mạo danh để kết bạn, nhắn tin trao đổi vay, mượn tiền của bạn bè, người thân, đồng nghiệp, cấp dưới.. và chiếm đoạt tiền của các bị hại chuyển đến; hoặc đối tượng lừa đảo sử dụng hack (chiếm đoạt quyền điều khiển) tài khoản mạng xã hội sau đó tạo ra kịch bản nhắn tin lừa đảo đến bạn bè của chủ tài khoản mạng xã hội, và chiếm đoạt tiền của các bị hại chuyển đến tài khoản ngân hàng do các đối tượng chỉ định. 
Đối với hành vi lợi dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, với mức hình phạt lên đến 20 năm tù. Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Người nước ngoài có hành vi vi phạm thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi Việt Nam.
(Còn tiếp)

9

Còn lại: 1000 ký tự