Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật | GDCD 9 (Trang 66 – 68 SGK) – Tech12h

A. Kiến thức trọng tâm

I.  Đặt vấn đề

              Nguyền Hải Thoại – Một tấm gương về sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật

Gợi ý trả lời câu hỏi:

a) Những chi tiết nào thể hiện anh hùng lao động Nguyễn Hải Thoại  là người sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật?

  • Biết tự trọng, tự tin, tự lập, trung thực.
  • Chăm lo đến đời sống vật chất và tình thần cho con người (ăn, ở, học hành, vui chơi, thể thao, văn hóa, văn nghệ).
  • Có trách nhiệm năng lực sáng tạo bồi dưỡng đào tọa cán bố công nhân nâng cao trình độ kiến thứ, mở rộng sản xuất
  • Nâng cao uy tín của đơn vị, công ty.

b) Động cơ nào thôi thúc anh Nguyễn Hải Thoại  có suy nghĩ và hành động sáng tạo để phát triển Tổng công ti Xây dựng Thăng Long? Động cơ đó biểu hiện những phẩm chất gì của anh?

  • Động cơ thúc đẩy Nguyễn Hải Thoại là phát triển công ty ngang tầm với sự nghiệp đổi mới của đất nước.
  • Động cơ đó được biểu hiện anh là người “sống có đạo được và tuân theo pháp luật”.

c) Sống có đạo đức  và tuân theo pháp luật như anh hùng lao động Nguyễn Hải Thoại  đã đem lại những lợi ích gì cho bản thân, mọi người và xã hội?

  • Bản thân đã đạt danh hiệu: “Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới”.
  • Công ty là đơn vị tiêu biểu của ngành xây dựng.
  • Uy tín của công ty giúp cho nhà nước ta mở rộng quan hệ với các nước khác, đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm:

  • Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội.
  • Tuân theo pháp luật là sống và hành động theo các quy định của pháp luật.

2. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật:

  • Sống có đạo đức là phải tuân thủ theo pháp luật và ngược lại việc sống tuân theo pháp luật cũng được thực hiện theo một số giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội.

3. Ý nghĩa:

  • Là điều kiện để con người phát triển, tiến bộ trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, được mọi người kính trọng.
  • Là điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc, thúc đẩy xã hội phát triển.

4. Trách nhiệm công dân, học sinh

  • Cần thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống có đạo được và tuân theo pháp luật.