Bài 1: Logic học là gì, các hình thức và quy luật logic của tư duy
Mục Lục
Tóm tắt lý thuyết
1. Logic học là gì
Thuật ngữ “lôgíc” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “logos”.
Thuật ngữ này được sử dụng để biểu thị tính quy luật của thế giới khách quan, chẳng hạn “lôgíc của sự vật”, “lôgíc của sự kiện…”, “lôgíc của sự phát triển xã hội”. Theo nghĩa đó, lôgíc được hiểu là “lôgíc khách quan”: “lôgíc” còn được hiểu là “từ”, “tư tưởng”, “trí tuệ”, Theo nghĩa này, lôgíc được hiểu là “lôgíc chủ quan”, thể hiện sự hiểu biết của con người về các sự vật hiện tượng, tức phản ánh “lôgíc khách quan”. Sự phản ánh đó có thể chân thực hoặc xuyên tạc “lôgíc khách quan”. Lôgíc học là một khoa học nghiên cứu về tư duy. Có nhiều khoa học khác nhau nghiên cứu tư duy, như tâm lý học, sư phạm học, điều khiến học… Mỗi khoa học nghiên cứu vể tư duy ở một mặt xác định. Lôgíc học là khoa học nghiên cứu về các quỵ luật và hình thức phổ biến của tư duy nhằm nhận thức đúng đắn thế giới khách quan. Nhiệm vụ cơ bản của logic học là làm sáng tỏ những điều kiện đạt tới tri thức chân thực, phân tích kết cấu của quá trình tư duy, vạch ra thao tác logic của tư duy và phương pháp nhận thức lý tính chuẩn xác, Chính vì vậy, vấn đề cơ bản của logic học chính là vấn để tính chân lý của các tư tưởng.
2. Quá trình nhận thức và những hình thức cơ bản của tư duy
Nhận thức là quá trình ý thức của con người phản ánh thế giối xung quanh, tồn tại khách quan và không phụ thuộc vào ý thức. Thừa nhận thế giới thực tại và sự phản ánh thế giới đó vào đầu óc con người là cơ sỏ lý luận của nhận thức luận theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Quá trình đó hình thành và phát triển trên cơ sở hoạt động của con người và thực tiễn lịch sử xã hội. V.I.Lênin chỉ rõ: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”.
Như vậy nhận thức nói chung bắt đầu từ sự phản ánh thế giới xung quanh bằng các cơ quan cảm thụ do tác động trực tiếp của thế giới đó vào các cơ quan ấy.
Nhận thức có hai trình độ: trình độ nhận thức cảm tính và trình độ nhận thức lý tính.
- Nhận thức cảm tính (hay trực quan sinh động) gồm các hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng.
- Cảm giác là sự phản ánh trực tiếp vào từng giác quan các thuộc tính riêng biệt của sự vật. Thí dụ: cảm giác ngọt, cay, lạnh, nóng… Khi sự vật thôi tác động vào cơ quan cảm giác thì cảm giác không còn nữa.
- Tri giác là sự phản ánh trọn vẹn, trực tiếp các thuộc tính của sự vật thông qua các giác quan và nhờ sự kết hợp của những giác quan ấy. Thí dụ: hình ảnh quả mít, đoàn tàu hỏa, v,v…
- Biểu tượng là hình ảnh của sự vật sau tri giác được giữ lại hoặc tái hiện trong óc, mặc dù sự vật không tồn tại trực tiếp trước con người. Biểu tượng là hình thức cao nhất của nhận thức cảm tính và nó mang tính chất gián tiếp.
- Nhận thức lý tính (hay tư duy trừu tượng) gồm các hình thức: khái niệm, phán đoán và lập luận.
- Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy, trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản khác biệt của sự vật đơn nhất hay lớp các hiện tượng, sự vật nhất định. Khái niệm được biểu đạt bằng từ hoặc cụm từ. Thí dụ: hình tam giác, cái bàn, chớp.
- Phán đoán là hình thức cơ bản của tư duy đang nhận thức. Khi phán đoán người ta khẳng định hoặc phủ định một cái gì đó liên quan đến đối tượng tư duy trên cơ sở liên kết hai hay nhiều khái niệm. Phương tiện ngôn ngữ diễn đạt phán đoán là câu hay mệnh đề. Thí dụ: Hà Nội là Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Lập luận là một hình thức cơ bản của tư duy dạng nhận thức. Có hai cách lập luận cơ bản: suy luận hoặc luận chứng. Suy luận là quá trình tư duy xuất phát từ những phán đoán đã biết, gọi là tiền đề để rút ra những phán đoán mới, gọi là kết luận. Thí dụ: suy luận ba đoạn (tam đoạn luận): Mọi kim loại đều là chất dẫn điện. Nhôm là kim loại. Vậy nhôm là chất dẫn điện.
Quá trình nhận thức bao gồm cả nhận thức cảm tính hoặc cung cấp tài liệu ban đầu cho tư duy trừu tượng hoặc kiểm nghiệm các kết quả của tư duy trừu tượng. Tư duy trừu tượng dựa vào các tài liệu để so sánh, phân tích. Tổng hợp đi sâu vào bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. Song, nhận thức không dừng lại ở tư duy trừu tượng. Chính thực tiễn đóng vai trò quyết định của quá trình nhận thức. Thực tiễn chính là cơ sơ, động lực, mục đích và tiêu chuẩn cao nhất của chân lý.
3. Hình thức lôgic và quy luật lôgíc của tư duy
3.1 Hình thức lôgic của tư duy
Hình thức logic của một tư tưởng nào đó là cấu trúc chung của tư tưởng đó, hay nói một cách khác là phương thức chung liên kết giữa các thành phần của tư tưởng với nhau. Hình thức lôgic của một tư tưởng xác định là sự phản ánh cấu trúc chung của các mối liên hệ các quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với thuộc tính của chúng
Thí dụ:
- Mọi kim loại đều dẫn điện. (1)
- Một số người là bác sĩ. (2)
- Nếu hai tam giác có ba cạnh bằng nhau thì chúng bằng nhau. (3)
Tuy nội dung các tư tưởng (1) và (2) này rất khác nhau nhưng cấu trúc của chúng-tức hình thức logic của chúng là giống nhau, theo công thức:
Tất cả S là P (1)
Một số S là P (2)
Trong đó,
- S gọi là chủ từ chỉ đối tượng dưới phản ánh.
- P gọi là vị từ chỉ thuộc tính của đối tượng được phản ánh
Từ nối “là” khẳng định có P ở S với lượng từ toàn thư “tất cả” hay lượng từ bộ phận “một số”
Trong thí dụ (3) hình thức logic của tư duy là: nếu S là P thì S là P1″ hay một cách khái quát hơn: nếu A thì B với A là ký hiệu tượng trung của “nếu 2 tam giác có ba cạnh bằng nhau” và B là ký hiện tượng trưng của “chúng bằng nhau”.
Trong quá trình tư duy hình thức và nội dung của tư duy liên kết ít nhiều chặt chẽ với nhau. Không có hình thức logic thuần túy phi nội dung và không có nội dung nằm ngoài hình thức lôgíc. Tùy theo nội dung cụ thể của một tư tưởng xác định, chúng ta sẽ có hình thức lôgíc cụ thể biểu thị nội dung đó. Từ đó hoạt động tư duy của con người phải dựa vào hình thức lôgíc của các tư tưởng với các tư tưởng có chung một hình thức lôgíc, chúng ta sẽ xây dựng các quy tắc lôgíc áp dụng chung cho chúng.
3.2 Quy luật lôgic của tư duy
Là những mối liên hệ bản chất, tất yếu, lặp đi lặp lại của các bộ phận cấu thành tư tương hoặc giữa các tư tưởng trong quá trình tư duy. Các quy luật lôgíc phản ánh các mối liên hệ và quan hệ khách quan, không phụ thuộc vào ý chí và nguyện vọng của con người, được hình thành nên trong hoạt động thực tiễn của con người. Chúng mang tính toàn nhân loại, chứ không mang tính dân tộc và tính giai cấp, càng không mang tính cá nhân.
Trong lôgíc hình thức truyền thông có bốn quy luật cơ bản, gồm;
- Quy luật đồng nhất;
- Quy luật phi mâu thuẫn;
- Quy luật loại trừ cái thứ ba (hay quy luật bài trung);
- Quy luật lý do đầy đủ. Những quy luật này sẽ được trình bày ở một chương riêng.
Ngoài các quy luật của lôgíc hình thức, tư duy đúng đắn còn phụ thuộc vào các quy luật của lôgíc biện chứng.
4. Tính chân thực của tư tưởng và tính đúng đắn của tư duy
Tư tưởng của con người về thực tại biểu thị dưới dạng khái niệm, phán đoán, lập luận có thể chân thực hoặc giả dối. Điều đó liên quan đến nội dung được phản ánh trong khái niệm, phán đoán. Nội dung đó phản ánh chính xác thực tố khách quan thì chúng là chân thực, nếu phản ánh không đúng thực tại thì chúng là giả dối.
Thí dụ:
Một số trí thức là nhà thơ – đây là phán đoán chân thực.
Gà là động vật có vú – đây là phán đoán giả dối.
Để đạt tới chân lý, quá trình vận động của tư duy phải có hai điều kiện:
- Các tư tưởng dùng làm tiền để lập luận phải chân thực.
- Sử dụng chính xác các quy luật và quy tắc logic của tư duy.
Thí dụ: Tất cả động vật ăn cỏ đều là động vật.
Hổ không ăn cỏ.
Hổ không phải là động vật.
⇒ Kết luận này không đúng, mặc dù hai tiền đề đều chân thực. Lập luận đã vi phạm quy tắc logic hình thức (sẽ đề cập ở phần sau).
Thí dụ: Mọi số chẵn đều là số chia hết cho 2.
Số 524 là số chẵn.
Cho nên, số 524 là số chia hết cho 2.
⇒ Kết luận này là chân thực, vì cả hai tiền đề có nội dung chân thực và kết luận rút ra đúng quy luật logic hình thức.
Như vậy, tính chân thực của tư tưởng là sự phù hợp của nó với thực tế, còn tính đúng đắn của tư duy là sự tuân thủ các quy luật và quy tắc của logic học. Cần phân biệt các khái niệm “tính chân thực” với “tính đúng đắn”, cũng như các khái niệm “tính giả dối” với “tính không đúng đắn”. Tính đúng đắn của tư duy chỉ là điều kiện cần để đạt tới chân lý khách quan.