Viêm amidan hốc mủ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh

Viêm amidan hốc mủ là biến chứng của viêm amidan mạn tính. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách, kéo dài tình trạng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Thế nào viêm amidan hốc mủ?

Có hai thể viêm amidan là viêm amidan cấp tính và viêm amidan quá phát. Viêm amidan nếu không được điều trị đúng cách, dứt điểm thì nguy cơ tiến triển thành viêm amidan mạn tính rất cao. Và viêm amidan hốc mủ chính là một trong những dạng của viêm amidan mạn tính.

Viêm amidan hốc mủ

Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan hốc mủ

Ngoài đến từ nguyên nhân là biến chứng của viêm amidan mạn tính thì viêm amidan hốc mủ còn đến từ các nguyên nhân khác như:

– Cấu tạo amidan: Trên bề mặt amidan có nhiều hốc và đây là cơ quan nằm ở vị trí tiếp xúc với thức ăn, không khí. Đây là lý do chính làm amidan dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, gây ra tình trạng viêm và từ đó hình thành các ổ mủ và khi không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến biến chứng áp xe;

– Vệ sinh răng miệng không tốt: Người bệnh không làm vệ sinh răng miệng hoặc thực hiện không đúng cách có thể tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn vi khuẩn, virus công amidan và gây bệnh;

– Mắc một trong các bệnh về Tai Mũi Họng: Tai – Mũi – Họng là ba cơ quan có quan hệ mật thiết, nối với nhau thông qua các lỗ xoang. Do đó, nếu vi khuẩn tấn công một trong ba cơ quan này, nếu không xử lý điều trị kịp thời, gây biến chứng sang hai cơ quan còn lại;

– Môi trường sống không trong lành: Ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại, vi khuẩn, khói thuốc,… đều có thể dẫn đến các bệnh hô hấp nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ mắc viêm amidan hốc mủ;

– Thời tiết thay đổi đột ngột: Nhiệt độ ngoài trời thay đổi, đặc biệt là những thời điểm chuyển mùa, cơ thể không kịp thích nghi, bị tác động và dẫn đến các tổn thương amidan.

Viêm amidan hốc mủ

Ngoài ra, đôi khi viêm amidan hốc mủ cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân không phổ biến như người bệnh thường xuyên hút thuốc, thói quen ăn uống thức ăn quá lạnh, uống nhiều rượu bia, ăn đồ ăn cay nóng,…

Viêm amidan hốc mủ và triệu chứng

Viêm amidan hốc mủ triệu chứng có nhiều điểm tương đồng với triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng, dễ nhầm lẫn giữa hai bệnh, gây tâm lý lo lắng quá mức cho người bệnh và dẫn đến hướng điều trị sai. Để phân biệt được bệnh viêm amidan hốc mủ triệu chứng khác như thế nào với ung thư vòm họm, cần xác định rõ các dấu hiệu sau:

Những dấu hiệu nhận biết đầu tiên:

– Cảm giác đau họng, nuốt vướng;

– Nước bọt tăng tiết dịch;

– Có hạch cứng, đau xuất hiện ở vùng cổ hoặc vùng xương hàm;

– Có những cơn đau lan từ vùng họng lên tai;

– Quan sát nhận thấy amidan có những chấm trắng, vón cục đóng thành khối như bã đậu;

– Miệng có mùi hôi khó chịu.

Viêm amidan hốc mủ cấp tính có triệu chứng:

– Nhiệt độ cơ thể cao từ 38.5 độ C;

– Đau ngực, khó thở;

– Giọng nói thay đổi, mất tiếng;

– Ho và có đờm;

– Lưỡi trắng;

– Amidan sưng to, cản trở đường thở;

– Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.

Viêm amidan hốc mủ

Viêm amidan hốc mủ mạn tính có triệu chứng:

– Sốt 38 độ C;

– Rát và ngứa cổ họng;

– Ho khan và khàn tiếng;

– Khó thở, thở khò khè, có dấu hiệu viêm thanh quản;

–  Ngủ ngáy rất to.

Viêm amidan hốc mủ có dễ lây nhiễm không?

Viêm amidan hốc mủ là một loại bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn hoặc virus từ ngoài môi trường xâm nhập vào vùng hầu họng. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng viêm amidan hay viêm amidan hốc mủ không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.

Cách phòng bệnh viêm amidan hốc mủ

Bệnh nhân mắc viêm amidan hốc mủ cần lưu ý một số vấn đề về chế độ ăn uống và sinh hoạt để tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn. Các lưu ý hữu ích dành cho người mắc viêm amidan hốc mủ bao gồm:

– Vệ sinh răng miệng tốt: Đánh răng vào buổi sáng khi ngủ dậy và đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ mỗi ngày;

– Súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm để làm sạch vùng hầu họng, loại bỏ thức ăn còn lưu lại trên các hốc amidan;

– Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu dinh dưỡng;

Viêm amidan hốc mủ

– Uống nước ấm, bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể và hạn chế ăn uống đồ lạnh;

– Nói với âm lượng vừa đủ nghe, không la hét để tránh làm tổn thương thanh quản, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về họng;

– Bảo vệ mũi họng bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài đường;

– Giữ ấm vùng Tai – Họng khi thời tiết lạnh;

– Có chế độ luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên. 

Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và điều trị viêm amidan uy tín tại Hà Nội với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại. Thăm khám tại đây, khách hàng sẽ được chẩn đoán kỹ lưỡng về tình trạng amidan viêm, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất với từng trường hợp. Đặc biệt, khoa còn sở hữu công nghệ dao Plasma thế hệ mới giúp quá trình phẫu thuật Amidan/nạo VA trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn rất nhiều.

    **Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

    Để biết thêm các thông tin về chăm sóc sức khỏe Tai – Mũi – Họng từ các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu bệnh viện, khách hàng vui lòng theo dõi fanpage: Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc.

    Thông tiên liên hệ:

    BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

    Hotline: 0912 002 131

    Tel: 024 39 275 568 / 024 7300 8866

    Email: [email protected]