Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện luật nghĩa vụ quân sự?

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của thanh niên trong thời bình của thanh niên. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật. Vậy Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện luật nghĩa vụ quân sự là gì?

Nghĩa vụ quân sự là gì?

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ.

Công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị

Mọi quân nhân ( tại ngũ và dự bị ) trong thời gian tập trung làm nhiệm vụ có quyền và nghĩa vụ của công dân.

Mọi công dân nam: không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ văn hoá hay nơi cư trú…có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong quân đội nhân dân việt nam.

Do phụ nữ có đặc điểm về thể chất và sinh hoạt, khó hoạt động trong quân đội nên luật quy định: Công dân nữ trong độ tuổi từ 18 – 40 có chuyên môn cần cho quân đội , trong thời bình phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luỵện. Nếu tự nguyện có thể được phục vụ tại ngũ. Trong thời chiến: Theo quy định của chính phủ, công dân nữ được gọi nhập ngũ và đảm nhiệm công tác thích hợp.

Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị có các nghĩa vụ như sau:

– Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, nhân dân và nhà nước CHXHCN việt nam. Nêu cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ vững chắc tổ quốc việt nam XHCN và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

– Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản XHCN, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.

– Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội .

– Ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hoá, kỹ thuật nghiệp vụ, rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật, thể lực, không ngừng nâng cao bản lĩnh chiến đấu.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 luật Nghĩa vụ quân sự, những trường hợp sau đây được miễn nghĩa vụ quân sự trong thời bình:

“2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên”

Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện luật Nghĩa vụ quân sự

Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện luật nghĩa vụ quân sự bao gồm:

Thứ nhất: Trách nhiệm về học tập quân sự, chính trị, rèn luyện thể lực do nhà trường tổ chức

– Phải học tập xong chương trình giáo dục quốc phòng – an ninh theo quy định.

– Có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm đầy đủ trong học tập. Có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm đầy đủ trong học tập rèn luyện, phấn đấu đạt kết quả cao.

– Kết hợp học đi đôi với hành, vận dụng kiến thức đã học vào việc xây dựng nếp sống văn minh chấp hành đầy đủ các quy định trong luật nghĩa vụ quân sự.

Thứ hai: Trách nhiệm chấp hành những quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự

– Tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự: Mọi công dân nam đủ 17 tuổi trong năm. Vào tháng 4 hàng năm theo lệnh gọi của chỉ huy quân sự quận, huyện.

– Ý nghĩa của việc đăng ký nghĩa vụ quân sự:

+ Đăng ký nghĩa vụ quân sự để nắm tình hình bản thân, gia đình học sinh. Giúp cho việc tuyển chọn, gọi nhập ngũ chính xác.

+ Đảm bảo công bằng xã hội trong thực hiện luật nghĩa vụ quân sự.

+ Học sinh phải đăng ký kê khai đầy đủ chính xác đúng thời gian quy định.

Thứ ba: Trách nhiệm đi kiểm tra sức khỏe và khám sức khỏe

Trong công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bên cạnh trách nhiệm chuẩn bị của cơ quan chức năng thì học sinh có trách nhiệm:

– Đi kiểm tra và khám sức khoẻ theo giấy gọi của ban chỉ huy quân sự cấp huyện.

– Đi đúng thời gian, địa điểm theo quy định trong giấy gọi.

– Khi kiểm tra hoặc khám sức khoẻ, phải tuân theo đầy đủ các nguyên tắc thủ tục ở phòng khám.

Thứ tư: Trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi nhập ngũ

Công dân được gọi nhập ngũ phải nghiêm chỉnh chấp hành:

– Phải có mặt đúng thời gian địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ.

– Công dân nào không thể đúng thời gian phải có giấy chứng nhận của uỷ ban nhân dân.

– Công dân không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị xử lý theo luật nghĩa vụ quân sự.

Trên đây là nội dung bài viết trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện luật nghĩa vụ quân sự. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.