Top 5 Phương Pháp Định Giá Doanh Nghiệp Mới Nhất 2023
14 Tháng 02, 2023
Tổng hợp top 5 phương pháp định giá doanh nghiệp mới nhất 2023 hỗ trợ phân tích và đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.
Nhắc đến những khái niệm mơ hồ nằm trong giới đầu tư, chúng ta không thể không nhắc tới khái niệm “định giá doanh nghiệp”. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về định giá doanh nghiệp như thế nào cũng như 5 phương pháp định giá doanh nghiệp mới nhất 2023.
Mục Lục
1. Định giá doanh nghiệp là gì ?
Định giá doanh nghiệp chính là việc doanh nghiệp tiến hành ước tính giá trị của doanh nghiệp nhằm hướng đến một mục đích nhất định bằng cách sử dụng các phương pháp thẩm định giá sao cho phù hợp.
Nói cách khác, thẩm định giá doanh nghiệp chính là một quá trình đánh giá hay ước lượng một cách tương đối giá trị thị trường của các quyền và lợi ích mang lại đến từ việc sở hữu doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp. Quá trình này thông thường sẽ được thẩm định bởi những chuyên viên có kinh nghiệm.
Để có thể thẩm định được giá trị doanh nghiệp chính xác những người này thường được đào tạo, huấn luyện, và có kinh nghiệm đủ đáp ứng tiêu chuẩn để thực hiện việc thẩm định giá doanh nghiệp, lợi ích phát sinh đến từ việc sở hữu doanh nghiệp, chứng khoán cùng với các tài sản vô hình.
=> Xem thêm: Khóa Học CFA Online: Công Cụ Thiết Yếu Cho Chuyên Gia Đầu Tư Chuyên Nghiệp
2. Tại sao cần phải định giá doanh nghiệp chính xác ?
Ngày nay, thị trường tài chính, chứng khoán cũng như những thị trường tài sản khác đang ngày càng phát triển thì việc tiến hành thẩm định giá lại càng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nhờ quá trình thẩm định giá doanh nghiệp mà bức tranh tổng quan về một công ty, tổ chức được hiện lên. Đó chính là cơ sở nền tảng giúp nhà quản lý có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn trong những trường hợp sau:
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp được xuất phát từ yêu cầu của hoạt động mua bán, tiến hành sáp nhập, hợp nhất hay chia tách doanh nghiệp.
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp giúp đưa ra được những thông tin quan trọng để các nhà quản trị có thể phân tích tình hình tài chính có liên quan đến với doanh nghiệp. Dựa vào đó, họ sẽ tìm kiếm được giải pháp cải tiến quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát được hiệu quả lợi nhuận của doanh nghiệp.
-
Nhờ vào định giá doanh nghiệp mà cơ quan quản lý ban ngành của Nhà nước nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và giá trị của doanh nghiệp đó, Từ đó có thể đề xuất được các chính sách quản lý cụ thể, phù hợp đối với từng doanh nghiệp như thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản hay những loại thuế khác.
-
Nhờ vào việc định giá doanh nghiệp mà tranh chấp nảy sinh giữa các cổ đông hay tính công bằng khi phân chia cổ phần, hoạt động góp vốn, giải quyết các vi phạm hợp đồng,… sẽ được giải quyết dễ dàng hơn.
-
Đây chính là cơ sở để các tổ chức, cá nhân và các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính. Dựa vào đó mà doanh nghiệp có thể quyết định sáp nhập, chia tách, giải thể, thanh lý, liên doanh,…
3. Cơ sở giá trị của xác định giá trị doanh nghiệp
Cơ sở giá trị doanh nghiệp chính là giá trị thị trường hoặc giá trị phi thị trường. Cơ sở giá trị doanh nghiệp được xác định dựa trên cơ sở mục đích thẩm định giá, đặc điểm pháp lý, đặc điểm kinh tế-kỹ thuật và những đặc điểm thị trường của doanh nghiệp cần thẩm định giá, yêu cầu của khách hàng đối với thẩm định giá tại hợp đồng thẩm định giá (nếu phù hợp với mục đích thẩm định giá) và quy định của pháp luật nếu có liên quan.
Căn cứ dựa vào triển vọng thực tế của doanh nghiệp, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp, mục đích thẩm định giá và quy định đến từ pháp luật, thẩm định viên đưa ra được nhận định về tình trạng hoạt động, tình trạng giao dịch (thực tế hoặc giả thiết) của doanh nghiệp cần được thẩm định giá sau thời điểm thẩm định giá. Thông thường thì giá trị của doanh nghiệp là giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục. Trong trường hợp nếu thẩm định viên nhận định rằng doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động sau thời điểm thẩm định giá thì giá trị của doanh nghiệp sẽ là giá trị doanh nghiệp hoạt động có thời hạn hoặc là giá trị thanh lý.
Việc áp dụng các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp cần phải phù hợp với cơ sở giá trị doanh nghiệp và lời nhận định của thẩm định viên về trạng thái hoạt động của doanh nghiệp tại và sau thời điểm được thẩm định giá.
4. Các phương pháp định giá doanh nghiệp mới nhất năm 2023
4.1. Phương pháp tỷ số bình quân trong định giá doanh nghiệp
* Phương pháp tỷ số bình quân ước là một phương pháp tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tỷ số thị trường trung bình của các doanh nghiệp được so sánh.
Trường hợp được áp dụng phương pháp tỷ số bình quân:
Có ít nhất 03 doanh nghiệp được so sánh. Ưu tiên các doanh nghiệp so sánh là các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc là đăng ký giao dịch trên UPCoM.
4.2. Phương pháp giá giao dịch trong định giá doanh nghiệp
* Phương pháp giá giao dịch là một phương pháp ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần phải thẩm định giá thông qua giá giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường của chính doanh nghiệp cần được thẩm định giá.
Trường hợp nên áp dụng phương pháp giá giao dịch:
Doanh nghiệp cần thẩm định giá phải có ít nhất 03 giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp hoặc là chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường; đồng thời, thời điểm diễn ra giao dịch không quá 01 năm tính tới thời điểm thẩm định giá.
4.3. Phương pháp tài sản trong định giá doanh nghiệp
* Phương pháp tài sản là một phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tính tổng giá trị của các tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp cần được thẩm định giá.
Việc xác định được giá trị doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ để chuyển thành công ty cổ phần bằng phương pháp tài sản được áp dụng dựa theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa.
4.4. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp trong định giá doanh nghiệp
* Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp chính là một phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp cần được thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần được thẩm định giá với giá trị hiện tại của các tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp đó tại thời điểm thẩm định giá.
Trường hợp doanh nghiệp cần được thẩm định giá là công ty cổ phần, phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của một doanh nghiệp được sử dụng với giả định coi các cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp cần phải được thẩm định giá như cổ phần thường.
4.5. Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức trong định giá doanh nghiệp
Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức là một phương pháp xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần được thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng cổ tức của doanh nghiệp cần được thẩm định giá.
Trường hợp doanh nghiệp cần được thẩm định giá là một công ty cổ phần, phương pháp chiết khấu dòng tiền cổ tức của doanh nghiệp được sử dụng đối với giả định coi các cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp cần thẩm định giá như là cổ phần thường.
Giả định này cần phải được nêu rõ trong phần hạn chế của Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá.
Tạm kết: Định giá doanh nghiệp luôn luôn tồn tại rất nhiều khó khăn bởi thông thường những phương pháp sử dụng chỉ có thể được ước lượng tương đối giá trị của doanh nghiệp. Mong rằng với bài viết trên đây thì các doanh nghiệp sẽ có thêm được một lượng thông tin hữu ích, định giá doanh nghiệp được chính xác hơn, hiệu quả hơn.