Tổng quan về bong gân và các tổn thương phần mềm khác – Chấn thương; Ngộ độc – Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia

Thăm khám bao gồm

  • Đánh giá mạch và thần kinh

  • Nhìn xem có biến dạng, sưng tấy, bầm tím, vết thương hở, và giảm vận động hoặc cử động bất thường

  • Sờ xem có điểm đau, tiếng lép bép, và tổn thương xương hoặc gân

  • Kiểm tra các khớp ở trên và dưới vùng bị thương tổn

  • Sau khi gãy xương và trật khớp được loại trừ (bằng thăm khám lâm sàng hoặc bằng chẩn đoán hình ảnh), test kiểm tra các khớp bị ảnh hưởng xem có đau và mất vững không

Nếu co cơ và đau làm hạn chế thăm khám thực thể (đặc biệt là các nghiệm pháp thăm khám), thăm khám sẽ dễ dàng hơn sau khi bệnh nhân được dùng thuốc giảm đau toàn thân hoặc gây tê tại chỗ. Hoặc vùng tổn thương có thể được bất động cho đến khi bớt co cơ và giảm đau, thường là sau vài ngày, và sau đó bệnh nhân được kiểm tra lại.

Biến dạng gợi ý đến trật khớp, bán trật (di lệch một phần trong số các xương tạo lên khớp), hoặc gãy xương.

Sưng thường là dấu hiệu tổn thương hệ vận động nhưng có thể cần vài giờ để tiến triển. Nếu sưng không xuất hiện trong thời gian này, không nghĩ đến có đứt dây chằng.

Ấn đau đi kèm với gần như tất cả các tổn thương, và đối với nhiều bệnh nhân, chạm vào bất cứ nơi nào xung quanh vùng tổn thương đều gây khó chịu. Tuy nhiên, sự gia tăng đáng kể mức độ ấn đau ở một vùng khu trú (điểm đau) gợi ý đến bong gân (hoặc gãy xương). Ấn đau tại chỗ bám dây chằng và cảm giác đau khi khớp bị ảnh hưởng cho thấy có tổn thương. Với rách gân hoặc cơ hoàn toàn, một vùng khuyết có thể sờ thấy rõ nơi cấu trúc bị ảnh hưởng.

Mất vững khớp nhiều gợi ý đến đứt dây chằng rất nặng (hoặc trật khớp, cái có thể tự thuyên giảm).

Test áp lực (stress) Test gắng sức Đứt dây chằng ngoài khớp (dây chằng bên trong và bên ngoài) hoặc trong khớp (dây chằng chéo trước hoặc chéo sau) hoặc các tổn thương của sụn chêm có thể là do chấn thương của khớp gối. Các triệu… đọc thêm được thực hiện để đánh giá độ vững của một khớp bị tổn thương; tuy nhiên, nếu nghi ngờ có gãy xương thì nghiệm pháp này không được thực hiện cho đến khi X-quang loại trừ được gãy xương. Test áp lực cạnh giường bao gồm việc vận động thụ động khớp theo hướng vuông góc với vận động bình thường. Bởi vì co cơ trong những chấn thương đau cấp tính có thể lu mờ sự mất vững khớp, các cơ xung quanh khớp được giãn càng nhiều càng tốt, và mỗi lần khám phải bắt đầu một cách nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại, mỗi lần gia tăng thêm một ít lực. Các kết quả được so sánh với bên đối diện bình thường nhưng có thể bị giới hạn bởi bản chất chủ quan.

Các kết quả có thể giúp phân biệt đứt dây chằng độ 2 và độ 3:

  • Đứt dây chằng độ 2: Đau khi tiến hành nghiệm pháp, và vận động của khớp bị giới hạn.

  • Đứt dây chằng độ 3: Ít đau đớn hơn khi tiến hành nghiệm pháp bởi vì dây chằng đã bị rách hoàn toàn và không còn được kéo căng, tầm vận động khớp tăng rõ rệt.

Nếu cơ còn co nhiều dù đã sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc gây tê, nên khám lại vài ngày sau đó, khi bớt co cơ.

Ngọc trai & cạm bẫy

  • Test áp lực có thể ít gây đau hơn với bong gân độ 3 so với bong gân độ 2.

Một số trường hợp đứt gân bán phần ban đầu khó phát hiện trên lâm sàng vì chức năng không thay đổi. Bất kỳ dấu hiệu nào sau đây đều gợi ý đến đứt gân bán phần:

  • Ấn đau tại gân

  • Đau khi vận động theo tầm vận động của khớp

  • Rối loạn chức năng

  • Yếu

  • Sờ thấy vùng tổn thương

Đứt gân bán phần có thể tiến triển thành đứt gân hoàn toàn nếu bệnh nhân tiếp tục vận động vùng bị thương. Nếu cơ chế chấn thương hoặc thăm khám cho thấy tổn thương gân bán phần hoặc nếu thăm khám không xác định được thì cần dùng nẹp để bất động và không gây tổn thương thêm. Bước đánh giá tiếp, đôi khi cần chụp MRI, để đánh giá phạm vi, mức độ tổn thương.

Cần chú ý đến các vùng tổn thương nhất định trong quá trình thăm khám để phát hiện các tổn thương thường bị bỏ sót (xem bảng Kiểm tra Một số Chấn thương Mô mềm Thường gặp Thăm khám các tổn thương phần mềm thường bị bỏ sót Thăm khám các tổn thương phần mềm thường bị bỏ sót ).

Bảng

Nếu khám thực thể thấy bình thường ở một khớp mà bệnh nhân có xác định là đau, nguyên nhân có thể biểu hiện là đau. Chẳng hạn, những bệnh nhân bị chấn thương khớp ức đòn có thể cảm thấy đau ở vai. Vì vậy, các bác sĩ lâm sàng nên luôn khám các khớp ở trên và dưới nơi tổn thương.