Tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Những điều cần biết!
Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng hay hại gì không trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Những điều cần biết về bệnh dại và vắc xin dại
1. Dấu hiệu bệnh dại
Trước khi tìm hiểu tiêm phòng chó dại hay mèo cắn có ảnh hưởng hay hại gì không; chúng ta cần biết về rõ về căn bệnh này. Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (NCBI), bệnh dại là một bệnh lây truyền từ động vật sang con người; do một loại virus thuộc giống Lyssavirus trong họ Rhabdoviridae gây ra.
Lúc đầu người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Một thời gian sau khi bị chó cắn sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết:
- Đau hoặc ngứa tại vị trí vết thương do vết cắn (trong 80% trường hợp).
- Sốt, khó chịu, nhức đầu kéo dài 2-4 ngày.
- Sợ nước.
- Không chịu được tiếng ồn, ánh sáng chói hoặc không khí.
- Sợ hãi cái chết sắp xảy ra.
- Tức giận, khó chịu và trầm cảm.
- Hiếu động thái quá.
- Ở giai đoạn sau, chỉ nhìn thấy nước có thể kích thích co thắt ở cổ và cổ họng.
2. Vaccine phòng bệnh dại
Tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng hay hại gì không? Ở Việt Nam có 5 loại vaccine phòng bệnh dại gồm:
- Verorab (sản xuất tại Pháp).
- Abhayrab (Ấn Độ).
- Indirab (Ấn Độ)
- Rabipur ( Ấn Độ).
- Speeda.
Số mũi tiêm phòng dại như sau:
- Đối với người chưa tiêm dự phòng bệnh dại từ trước đó: cần tiêm 5 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28. Riêng trường hợp phơi nhiễm độ 3 cần phải phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.
- Đối với người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: cần phải tiêm 2 mũi vào ngày 0 và 3.
Ai cần tiêm vaccine phòng dại?
Bên cạnh vấn đề tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không; nhiều người thắc mắc đối tượng nào cần đi tiêm vaccine phòng dại? Đối với những người có khả năng cao tiếp xúc với bệnh dại; nên thực hiện phác đồ tiêm vaccine ngừa bệnh dại gồm: