Thông tin liên quan tới bản đồ định vị thương hiệu cần biết
Để xây dựng và phát triển một thương hiệu thì cần rất nhiều yếu tố, đặc biệt là phải có chiến lược kinh doanh cụ thể và hiệu quả. Do đó các doanh nghiệp cần phải có bản đồ định vị thương hiệu để hỗ trợ phát triển ra các chiến lược phù hợp và tối ưu nhất. Cùng tìm hiểu chi tiết về các thông tin liên quan đến bản đồ định vị thương hiệu trong bài viết dưới đây!
1. Bản đồ định vị thương hiệu được hiểu như thế nào?
Bản đồ định vị thương hiệu giống như một hệ tọa độ trong toán học với các trục thể hiện giá trị cụ thể của mỗi thuộc tính khác nhau của doanh nghiệp. Thông qua bản đồ định vị thương hiệu thì các chuyên gia, nhà nghiên cứu của doanh nghiệp đó có thể dễ dàng căn cứ vào để xác định vị trí sản phẩm của chính họ thậm chí là vị trí của những đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực nhằm so sánh và thống kế hiệu quả hơn.
Bản đồ định vị thương hiệu là gì?
Trong một bản đồ định vị thương hiệu thông thường thì doanh nghiệp sẽ thiết lập dựa trên 2 yếu tố chính tương ứng với 2 trục trong bản đồ đó là yếu tố giá cả và chất lượng. Tuy nhiên những yếu tố này là không cố định, các giá trị sẽ phụ thuộc vào tính cụ thể hóa khác để tạo sự khác biệt và rõ nét hơn khi đưa ra so sánh.
Chẳng hạn như bạn đang lập bản đồ định vị thương hiệu cho ngành điện thoại thông minh thì sẽ lấy 2 trục tướng ứng với 2 yếu tố đó là phân khúc giá và chất lượng. Trong đó, yếu tố chất lượng sẽ được dựa trên nhiều thuộc tính khác để đánh giá như phong cách sản phẩm, thiết kế mới lạ, chức năng, hiệu năng,… Từ những yếu tố đó bạn sẽ dễ dàng theo dõi và so sánh sản phẩm của mình với các bạn mặt khác trên thị trường.
2. Cách lập bản đồ định vị thương hiệu
Bản đồ định vị thương hiệu ảnh hưởng rất nhiều tới việc lập chiến lược kinh doanh, do đó khi thiết lập bản đồ thì người thực hiện phải nghiên cứu nhiều tố tác động đến sự thay đổi của các giá trị trong bản đồ nhằm nâng cao tính hiệu quả và lợi ích cho doanh nghiệp. Dưới đây là những kinh nghiệm về cách lập bản đồ định vị thương hiệu.
Cách lập bản đồ định vị thương hiệu chính xác
2.1. Xác định tệp khách hàng doanh nghiệp hướng đến
Đối với tất cả các doanh nghiệp thương mại thì khách hàng chính là mục tiêu hàng đầu cần hướng đến bởi vì họ là người trực tiếp sử dụng và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Bạn có thể chia khách hàng ra thành nhiều loại như cá nhân, tập thể hoặc một phân khúc thị trường mà sản phẩm doanh nghiệp bạn hướng tới.
Chính vì tầm quan trọng của khách hàng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp vậy nên khi lập bản đồ định vị thương hiệu thì cần tập trung vào yếu tố này đầu tiên. Để giúp các bạn có thể xác định tệp khách hàng phù hợp thì cần phải trả lời được những câu hỏi sau:
– Đối tượng khách hàng nào sẽ quan tâm và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp?
– Khách hàng đang tìm kiếm điều gì khi đến với thương hiệu của doanh nghiệp?
Xác định tệp khách hàng doanh nghiệp hướng đến
– Điểm gì khiến cho sản phẩm của bạn nổi bật hơn đối thủ để thuyết phục khách hàng lựa chọn?
– Tầng lớp chính xác của khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng tới là gì?
– Thời điểm nào để khách hàng tiếp cận và mua dùng sản phẩm của doanh nghiệp?
Khi bạn trả lời được đầy đủ và rõ ràng những câu hỏi này thì bạn đã thành công ở bước đầu tiên đó là xác định tệp khách hàng phù hợp với sản phẩm của mình. Như vậy việc tiến hành thiết lập bản đồ định vị thương hiệu sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra bạn có thể sự dụng các phần mềm quản lý khách hàng (CRM) để hỗ trợ tìm kiếm tệp khách hàng phù hợp cũng như thống kê số liệu nhanh chóng hơn.
2.2. Lựa chọn trục giá trị tương ứng
Ý nghĩa của việc thiết lập bản đồ định vị thương hiệu chính là tạo cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời xây dựng một hệ trục tọa độ thể hiện hết được những tiềm năng, sự khác biệt, ưu điểm về sản phẩm dịch vụ mà bạn đang cung cấp so với những đối thủ cạnh tranh.
Việc so sánh các sản phẩm của doanh nghiệp dựa vào các yếu tố tác động trên thị trường sẽ cực kỳ có lợi khi thực hiện kế hoạch cải tiến, nâng cấp, chiến lược kinh doanh sau này. Đó cũng là lý do tại sao mà 2 yếu tố về phân khúc giá và chất lượng trở thành 2 trục phổ biến nhất của bản độ định vị thương hiệu được đa số các chuyên gia xây dựng, vì đó là 2 yếu tố quyết định và thể hiện rõ ràng nhất cho bước đi trong tương lai của doanh nghiệp sau này.
2.3. Phân tích các yếu tố của đối thủ cạnh tranh
Sau khi đã xây dựng những giá trị đặc thù của doanh nghiệp thì bước tiếp theo chính là phân tích các yếu tố của đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực. Trong một lĩnh vực thì có rất nhiều các doanh nghiệp cạnh tranh thậm chí trong từng phân khúc khách hàng cũng đã tồn tại sự cạnh tranh giữa các thương hiệu.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Để tồn tại và phát triển trong một lĩnh vực nhất định thì thương hiệu của bạn phải có sự độc đáo riêng biệt khác hẳn so với các đối thủ khác để thu hút khách hàng. Do đó việc lập bản đồ định vị thương hiệu sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu, phân tích về các yếu tố tạo nên sản phẩm của họ từ đó chọn hướng phát triển của mình, đồng thời nâng cấp sản phẩm, dịch vụ nổi bật hơn với đối thủ.
Từ những yếu tố mà bạn có thể dễ dàng xác định được lợi thế và yếu điểm của đối thủ, kết hợp với nhu cầu của khách hàng để tìm hiểu về những phương án tối ưu để nâng cao giá trị cho sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp.
2.4. Nghiên cứu chi tiết về thuộc tính sản phẩm doanh nghiệp
Để thúc đẩy hành vi mua hàng của người tiêu dùng thì doanh nghiệp trước tiên phải đáp ứng được nhu cầu chung cũng như cung cấp các thuộc tính khác nhau để khiến cho sản phẩm của bạn được ưa chuộng.
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn tới doanh thu bán hàng mà doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật kỹ để đưa ra những thuộc tính phù hợp nhất với thị trường cũng như đảm bảo quá trình thiết lập bản đồ định vị thương hiệu được chính xác và hiệu quả nhất.
Nghiên cứu thuộc tính sản phẩn doanh nghiệp
Để giúp các bạn phân tích được những thuộc tính cần thiết nhất đối với sản phẩm, dịch vụ cung cấp thì dưới đây sẽ là 2 cách phổ biến cho các bạn tham khảo:
– Dựa trên yếu tố cấu tạo và phân tích công dụng sản phẩm bằng cách căn cứ vào thành phần nguyên liệu cấu thành, máy móc công nghệ được ứng dụng trong quá trình sản xuất cũng như mức hiệu quả của thuộc tính đem lại.
– Các dịch vụ thương mại cung cấp cho khách hàng chẳng hạn như chương trình khuyến mãi, cơ chế bảo hành sản phẩm cũng như các hình thức thanh toán được áp dụng.
Trên đây là 2 cách vô cùng hiệu quả và hữu ích để tiến hành cải tiến và định vị thương hiệu chính xác, kết hợp với sự phân tích chuyên sâu sẽ giúp doanh nghiệp phát triển đúng theo hướng đi của mình.
2.5. Quyết định sử dụng phương án định vị phù hợp
Khi nắm chắc được những yếu tố cần có trong bản đồ định vị doanh nghiệp thì cuối cùng cần phải đưa ra quyết định sử dụng phương án định vị phù hợp nhất với sản phẩm. Để tối ưu sử dụng bản đồ định vị thương hiệu thì cần phải xem xét 2 yếu tố cơ bản nhất đó là cung – cầu dự kiến thị trường và mức độ cạnh tranh của mặt hàng trên thị trường.
Nếu như lựa chọn cung cấp các sản phẩm có mức độ cạnh tranh cao thì mặt hàng của bạn phải thực sự nổi bật và có tiềm năng lớn thì mới có thể tồn tại. Hơn thế nữa doanh nghiệp phải đáp ứng được cả cung – cầu của thị trường về lĩnh vực sản xuất thì mới có thể thực hiện chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Quyết định phương án định vị phù hợp
Thị trường kinh tế ngày càng phát triển kéo theo sự cạnh tranh tăng cao và rất khốc liệt nên các doanh nghiệp đều phải đầu tư cho sản phẩm, dịch vụ cung cấp có được chất lượng tốt nhất kết hợp với bản đồ định vị thương hiệu để hoạch định chiến lược cụ thể. Thông quá đó mà doanh nghiệp khắc phục được yếu điểm và phương án cải thiện tích cực để đẩy mạnh thị trường đến gần với người tiêu dùng.
3. Kết luận
Bên trên là những thông tin quan trọng liên quan đến bản đồ định vị thương hiệu mà doanh nghiệp cần phải nắm được. Đây là yếu tố vô cùng cần thiết ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tạo tiền đề cho những chiến lược kinh doanh sau này được hoàn thiện hơn.
Customer Lifetime Value là gì?
Tìm hiểu các thông tin về thuật ngữ Customer Lifetime Value trong bài viết dưới đây của timviec365.vn!
Customer Lifetime Value là gì?
Chia sẻ: