Theo dõi thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến – Bác sĩ Chuyên khoa sản – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Theo thống kê, chỉ có 5% phụ nữ sinh con vào đúng thời hạn dự sinh của bác sĩ và có rất nhiều chị em trong lần đầu làm mẹ đã phải chờ đợi quá ngày dự sinh để đón bé mới chào đời. Có không ít trường hợp mang thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh khiến các bà mẹ đứng ngồi không yên.
Mục Lục
1. Cơ thể mẹ cảm thấy như thế nào khi mang thai tuần 40?
Mang thai tuần 40, mẹ luôn luôn sẵn sàng đón chờ giây phút được gặp bé. Tuy nhiên, trước khi gặp con, mẹ sẽ phải trải qua những khó khăn của việc sinh nở. Mẹ nên chú ý đến cử động của bé và cho bác sĩ biết ngay nếu không nhận thấy thai nhi gò nhiều. Em bé lúc này đã trưởng thành đầy đủ, sẽ liên tục hoạt động cho đến ngày sinh thật sự, do đó nhiều nguy cơ xảy ra khi mang thai 40 tuần thường gò nhiều lại bị giảm cường độ.
2. Thai 40 tuần phát triển như thế nào?
Mang thai 40 tuần thì thai trung bình sẽ nặng khoảng 3,4kg và dài khoảng 50,8 cm. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều trẻ hoàn toàn khỏe mạnh với khối lượng cơ thể lớn hoặc nhỏ hơn con số bình quân nêu trên. Ở thời điểm này, bé đã lớn và không thể ở mãi trong bụng mẹ được. Ngoài ra, thai phụ cần chú ý nếu chuyển động của bé chậm lại hoặc có dịch chảy ra từ âm đạo
3. Thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh có sao không?
Nếu thai phụ không chuyển dạ trong vòng một tuần kể từ ngày dự sinh, bác sĩ có thể đề nghị người mẹ nên xét nghiệm để theo dõi nhịp tim và siêu âm thai 40 tuần để xem chuyển động của thai nhi, đảm bảo bé đang nhận được đủ oxy và hệ thần kinh vẫn đang phản ứng bình thường. Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ về việc kích sinh hoặc can thiệp nếu quá ngày dự sinh mà bé chưa chào đời hoặc thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh.
Tình trạng mang thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh là điều khiến các mẹ bầu vô cùng lo lắng vì sợ thai nhi đang gặp vấn đề bất thường, vì hầu hết các trường hợp đều sinh sớm hay muộn hơn ngày dự sinh trong vòng 2 tuần. Theo nhiều chuyên gia, việc thai 40 tuần chưa chuyển dạ sinh con hoặc chuyển dạ sinh sớm hơn (từ tuần 37 đến tuần 38) là hiện tượng bình thường.
Tuy nhiên, nếu tình trạng chậm chuyển dạ này diễn ra quá lâu (khi thai đã quá 41 tuần) thì sẽ khiến nhau thai già đi, đe dọa đến sức khỏe và cả sự an toàn tính mạng của trẻ. Theo đó, những tác động trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhịp tim thai nhi, gây tai hại cho trẻ như: tổn thương thần kinh, thiểu năng hệ thần kinh vận động. Ngoài ra, so với trẻ sinh đủ ngày, trẻ sơ sinh quá ngày còn có nguy cơ cao mắc phải các bệnh về hô hấp, nhiễm trùng, sốt cao, thậm chí là tử vong. Bên cạnh đó, nếu không được phát hiện kịp thời, thai nhi quá ngày có thể chết lưu, tử vong trong quá trình người mẹ chuyển dạ, do lúc này lượng nước ối trong tử cung đã giảm dần, dây rốn bị chèn ép mỗi khi cơn gò tử cung xuất hiện dễ gây suy thai.
4. Nguyên nhân thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó hầu hết đến là do mẹ bầu cung cấp sai thông tin ngày bắt đầu chu kỳ kinh cuối nên dẫn đến việc bác sĩ dự đoán sai ngày dự sinh. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn có thể là do mẹ đi khám thai quá muộn, khi đã qua giai đoạn 3 tháng đầu, bác sĩ sẽ rất khó xác định chính xác ngày dự sinh bởi lúc này thai nhi đang phát triển rất nhanh, có trường hợp bé còn vượt mức tiêu chuẩn trong từng tuần thai.
5. Theo dõi thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh
Trong suốt thai kỳ, phụ nữ cần đi khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Khi đã đến ngày dự sinh mà thai phụ vẫn chưa thấy xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ, lúc này mẹ bầu cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra tổng quát về tình hình của thai nhi, độ xơ hóa nhau thai, chức năng dây rốn, màng ối…
Tùy vào tình trạng của mẹ mà sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ cho mẹ giục sinh bằng cách kích thích cơn co tử cung xuất hiện (bằng cách làm vỡ các màng theo phương pháp nhân tạo hoặc dùng hormone oxytocin hoặc dùng các thuốc khác). Sau đó 24 – 48 giờ, nếu ổn định người mẹ hoàn toàn có thể sinh thường, ngược lại mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ. Trường hợp người mẹ mang thai tuần thứ 40 nhưng có nguy cơ cao gặp nguy hiểm hoặc có xuất hiện bất kỳ biến chứng tiềm năng khác, mẹ có thể yêu cầu mổ để lấy thai.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:
- Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
- Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
- Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
- Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện
Bác sĩ Phạm Thị Yến đã có 11 năm kinh nghiệm khám và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa. Bác sĩ với thế mạnh và hiểu biết sâu sắc trong:
- Khám, tư vấn các thai thường, thai bệnh lý, thai nguy cơ cao
- Khám và điều trị các bệnh lí phụ khoa: viêm cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung
- Phẫu thuật nội soi các bệnh lý phụ khoa : thai ngoài tử cung, khối u tử cung , khối u buồng trứng
- Phẫu thuật khối u vú, khối u âm hộ , âm đạo, cổ tử cung
- Phẫu thuật sản khoa : phẫu thuật lấy thai, khám
- Điều trị các rối loạn nội tiết phụ nữ ở các lứa tuổi: dậy thì, tuổi sinh sản; tuổi tiền mãn kinh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.