Quản lý Thể dục thể thao lĩnh vực thu hút hàng nghìn giới trẻ

Quản lý thể dục thể thao lâu nay vẫn luôn là một lĩnh vực quan trọng không chỉ đối với con người mà còn là một khía cạnh cần phải phát triển của đất nước để sánh ngang với cường quốc năm châu.

1. Khái quát về thể dục thể thao ở Việt Nam

1.1. Lịch sử ra đời của thể dục thể thao

Nếu như trước kia, khi xã hội còn chưa phát triển và lâm vào hoàn cảnh chiến tranh liên miên kéo dài, thể dục thể thao chỉ được hiểu đơn thuần là các hoạt động lành mạnh nhằm nâng cao sức khỏe con người. Tuy nhiên, từ sau cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã ký sắc lệnh cho ra đời ngành thể dục thể thao ở Việt Nam. Không chỉ vậy, Bác Hồ còn phát động các phong trào thể dục thể thao toàn quốc như “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”.

Mãi cho tới những năm đầu của thế kỉ XXI, thể dục thể thao đã được định hướng và phát triển theo các hướng mới và hiện đại hơn, đồng thời được đưa vào làm bộ môn giáo dục tại các trường học cũng như trở thành các môn thi đấu trên trường đua trong nước và quốc tế như SEAGAME, Olympic,…

Thể dục thể thao đã mang về cho Việt Nam rất nhiều thành tích đáng kể cũng như đưa danh tiếng Việt Nam đi tới khắp muôn nơi nhằm chứng minh một điều: Việt Nam không hề thua kém đất nước nào cả.

1.2. Thể dục là gì, thể dục thể thao là gì?

Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua cụm từ thể dục thể thao và hiểu đơn thuần được ý nghĩa của nó. Nhưng để đi sâu hơn về lĩnh vực này, ta cần cắt nghĩa để hiểu rõ hơn khái niệm cụm từ này.

Lịch sử thể thao nước nhà

Thể dục là gì là hững hoạt động rèn luyện về thể chất nhằm nâng cao sức khỏe con người. Còn thể thao, với tầng lớp ý nghĩa rộng hơn, không chỉ tập luyện để rèn giũa thể lực mà còn bồi dưỡng trí tuệ, khả năng phản ứng, thích ứng, cải thiện sự nhanh nhẹn, bền bỉ và có tính giải trí cao hơn thể dục rất nhiều. Thể dục bao gồm các hoạt động về thể chất như chạy bộ, đi bộ, tập thể hình, asana, judo hay các chương trình huấn luyện theo kiểu boot camp … Thể thao bao gồm các bộ môn như đá bóng, đá cầu, tennis, cầu lông, bơi lội, cờ vua,…hay còn có thể được gọi là thể dục thể thao hay viết tắt là tdtt là gì.

Như vậy, có thể thấy, thể dục thể thao khi đi liền với nhau nhằm chỉ rõ những bộ môn bình thường cũng có thể phát triển trở thành bộ môn thi đấu được cũng như người tập cần phải rèn luyện cả về thể chất lẫn trí tuệ thì mới gọi là luyện tập thể dục thể thao.

Việc làm huấn luyện viên thể hình

1.3. Tình hình thể dục thể thao ở Việt Nam

1.3.1. Các bộ môn thể dục thể thao chủ yếu ở Việt Nam

Thể dục thể thao ngày càng phát triển và vô cùng đa dạng trên tất cả các khía cạnh. Nếu tính riêng các bộ môn thể thao thi đấu đã có khoảng 40 bộ môn được đưa vào danh sách thi đấu trên các trường đua quốc tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam, với một số đặc thù nhất định, các bộ môn thể dục thể thao chủ yếu ở Việt Nam bao gồm:

Điền kinh: bộ môn thiên về thể chất và sức lực rất nhiều (thể dục) bao gồm các hoạt động chạy, nhảy, ném, đi bộ ở các cự lý được yêu cầu. Thông thường đối với chạy và nhảy thường có các cự lý phổ biến như 200m, 400m, 800m, 1000m, 1500m, 5000m, 10.000m được chia ra làm 3 loại cự ly chính là: cự ly ngắn, cự ly trung bình và cự ly dài.

Bơi lội: bộ môn bơi lội cũng thiên nhiều về thể chất và sức lực (thể dục) bao gồm các hoạt động liên quan tới bơi lội như bơi nghệ thuật, bơi thi đấu, nhảy cầu,… Bộ môn bơi lội là một trong những môn thi đấu mà Việt Nam có nhiều vận động viên tài năng nhất như Nguyễn Thị Ánh Viên. Có 6 kiểu bơi chính thức được công nhận trong bộ môn nay là: bơi trườn sấp, bơi bướm, bơi ngửa, bơi ếch, bơi chó, bơi lượn song, tuy nhiên khi thi đấu chỉ có 3 kiểu bơi chủ yếu được áp dụng cùng với các cự ly tương tự điền kinh.

các môn thể thao

Bóng đá: đây là một trong những bộ môn được ưa chuộng nhất ở Việt Nam bởi tính phong trào của con người nơi đây. Bóng đá có hai loại hình chơi là: bóng đá ngoài trời và bóng đá trong nhà (hay còn gọi là Futsal). Hiệp hội bóng đá lớn nhất hiện nay là FIFA. Ở lĩnh vực này, Việt Nam cũng mang về không ít các thành tích cho nước nhà cả ở trong nước lẫn đấu trường quốc tế. Tuy nhiên còn một số bộ phận các cầu thủ tham gia bán độ làm hình ảnh bóng đá Việt Nam trong mắt các bạn bè quốc tế đang trở nên xấu đi.

Thể dục – Thể hình: ở bộ môn này nổi nhất vẫn là 2 bộ môn nhỏ là cử tạ và thể dục dụng cụ. Đây là hai bộ môn thu hút rất nhiều giới trẻ ngày nay và còn trở thành các bộ môn thi đấu ở SEAGAME lẫn Olympic. Cử tạ thiên về sức lực thì Thể dục dụng cụ lại thiên về sự khéo léo, dẻo dai và bền bỉ. Một số vận động viên nổi tiếng như Thạch Kim Tuấn, Phạm Phước Hưng, Phan Thị Hà Thanh,…

Cầu lông: Cầu lông cũng là một trong những bộ môn đồng đội phổ biến ở Việt Nam. Bộ môn này có hai hình thức chủ yếu là: đánh đơn và đánh đồng đội (gồm 4 người, mỗi bên 2 người). Một số vận động viên nổi tiếng được nhắc tới như: Nguyễn Tiến Minh, Vũ thị Trang, Phạm Như Thảo,…

1.3.2. Sự đầu tư vào ngành thể dục thể thao

Chính bởi những thành tích mà các bộ môn thể dục thể thao mang lại cho Việt Nam cũng như sự hưởng ứng từ phía các cổ động viên, ngành thể dục thể thao hiện nay đang nhận được sự đầu tư khá lớn từ phía nhà nước cũng như các nhà tài trợ khác.

Xét về phía đào tạo, các vận động viên tiềm năng ở tất cả các bộ môn như bóng đá, bơi lội, điền kinh, cầu lông,… đều được cử sang nước ngoài học tập và rèn luyện khoảng vài tháng cho tới vài năm. Mặt khác, các vận động viên này hầu hết đều xuất phát từ các trường đại học thể dục thể thao cũng như trải qua quá trình đào tạo khắc nghiệt từ khi còn bé.

Mặt khác, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất dành cho các bộ môn thể dục thể thao cũng đang được cải thiện dần một tốt hơn, từ các sân thi đấu, tập luyện được xây dựng và đầu tư hơn cả, cho tới các dụng cụ thể thao, chăm sóc sức khỏe cho vận động viên đều được chú trọng và nhập khẩu các sản phẩm tốt nhất, hiện đại nhất từ nước ngoài. Các chế độ dinh dưỡng cho các vận động viên cũng được chăm sóc thật kĩ để đảm bảo chất dinh dưỡng đầy đủ mà vận động viên có được sức khỏe tốt nhất và sung sức nhất có thể.

Song, một số nơi ở cho vận động viên ở các bộ môn ít phổ biến hơn như đua thuyền, võ thuật, đấu kiếm,… lại chưa được đầu tư mạnh mẽ như các vận động viên ở các bộ môn chủ yếu và đạt nhiều thành tích. Từ đây, nhà nước nên có chính sách công bằng và đầu tư vào các bộ môn thể dục thể thao khác, thay vì tập trung vào các bộ môn chủ yếu để có thể phát triển một nền thể thao chất lượng và phong phú nhất.

2. Trường thể dục thể thao, đào tạo chuyên nghiệp

2.1. Đào tạo thể dục thể thao để dạy học sư phạm

Trong các chương trình đào tạo tại các trường thể dục thể thao, học hiện nay đều có môn học thể dục nhằm nâng cao và bồi dưỡng sức khỏe lẫn trí tuệ cho học sinh, sinh viên. Do đó, các trường thể dục thể thao đào tạo chuyên nghiệp còn cho ra đời các thế hệ sư phạm chuyên ngành về thể dục thể thao để sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tìm việc tại các trường dạy học ở vị trí là giáo viên, giảng viên thể dục. Hay thậm chí các bạn có thể tham gia vào các khóa đào tạo về giáo dục thể chất để nhận chứng chỉ giáo dục thể chất.

trường đào tạo thể thao

Chính vì nhận thức được điều này, một số trường học đào tạo chuyên về lĩnh vực sư phạm được mở ra và khá nổi tiếng trên cả nước. Chúng ta có thể kể tới các trường đại học như: Đại học sư phạm thể dục thể thao cơ sở Hà Nội, cơ sở Hồ Chí Minh, Đại học Thể dục thể thao I,… Để có thể thi tuyển vào các trường này, ngoài thi các môn chính như Văn Toán, thí sinh cần phải thực hiện các bài thi năng khiếu và trải qua quá trình kiểm tra thể lực. Các trường đại học đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực sư phạm, do đó, sinh viên sau khi ra trường có thể ứng tuyển vào các vị trí giáo viên – giảng viên thể dục. Hay cũng có thể làm việc tại các viên khoa học thể dục thể thao với rất nhiều sự lựa chọn cho các bạn.

Các vị trí này có mức lương tuy không cao nhưng khá ổn định theo mức lương nhà nước quy định.

2.2. Đào tạo thể dục thể thao để thi đấu

Ngoài các trường đại học đào tạo về sư phạm, còn có các trường đại học, cao đẳng đào tạo sinh viên thành những vận động viên thể thao chuyên nghiệp free agent đi thi đấu như Đại học thể dục thể thao, các trường năng khiếu thể dục thể thao,…

Để thi tuyển vào các trường  thể dục thể thao, các ngành thể dục thể thao, môn thi năng khiếu và thể lực được quan tâm hơn cả. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được định hướng rèn luyện và phát triển trở thành các vận động viên đi thi đấu. Những sinh viên giỏi có tiềm năng sẽ được chọn lựa đi thi đấu và đào tạo chuyên sâu hơn ở nước ngoài nhằm gặt hái được những thành tích cho nước nhà.

Để có thể trở thành các vận động viên ở các bộ môn thể dục thể thao, sinh viên cần phải có những yêu cầu cơ bản như:

Thể chất đạt tiêu chuẩn và ổn định: điều này được xác nhận qua các bài kiểm tra và khám bệnh với điều kiện là không có bệnh tật nào.

– Đối với Nam: chiều cao tối thiểu là 1m65, cân nặng là 45kg trở lên.

– Đối với Nữ: chiều cao tối thiểu là 1m55, cân nặng là 40kg trở lên.

Có nghị lực, kiên trì, bền bỉ và đam mê thể dục thể thao, Khả năng cao chịu được áp lực tập luyện, Khả năng chịu được các chấn thương, Tinh thần lạc quan, yêu đời, luôn chủ động và yêu thích nghề nghiệp.

2.3. Viện khoa học thể dục thể thao

Bên cạnh các trường đại học, cao đẳng còn có các viện khoa học thể dục thể thao đào tạo chuyên sâu về nghiên cứu thể dục thể thao. Các viện khoa học thể dục thao chủ yếu là những tiến sĩ nghiên cứu với chuyên về lĩnh vực nghiên cứu sinh để khi tốt nghiệp, họ có thể làm việc tại các vị trí liên quan tới nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, các huấn luyện viên, …

Để có thể học tập và rèn luyện tại các viên khoa học thể dục thể thao, đối với sinh viên, bạn cần phải học lên vị trí tiến sĩ, có nghĩa là trải quá một quá trình học tập vô cùng gian nan; đối với các vận động viên sau một quá trình thi đấu đạt nhiều thành tích có thể học lên vị trí huấn luyện viên.

Có thể nói, cơ hội để học tập tại các viện khoa học thể dục thể thao không lớn nhưng nếu luôn nỗ lực và kiên trì, chắc chắn bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các vị trí lương cao và có danh tiếng thỏa mãn niềm đam mê thể dục thể thao của mình.

Quản lý thể dục thể thao cũng là một công việc yêu thích ở các viện khoa học thể dục thể thao, nhưng vẫn có rất nhiều người chưa hiểu hết ý nghĩa cẩu thể dục thể thao hay còn viết tắt là tdtt là gì?

Việc làm biên tập viên thể thao

3. Nghề nghiệp dành cho người yêu thích thể dục thể thao

3.1. Giáo viên thể dục tại các trường học

Một trong những công việc cơ bản và đơn giản nhất trong lĩnh vực thể dục thể thao đối với sinh viên ra trường là các công việc giáo viên – giảng viên thể dục tại các trường học.

Công việc này yêu cầu bạn có chuyên môn, có đủ sức khỏe đạt tiêu chuẩn và các kĩ năng nghiệp vụ công việc đòi hỏi. Tuy không phải là một công việc có mức lương hấp dẫn cũng như không được giới trẻ ưa thích nhiều nhưng với các bạn trẻ yêu thể dục thể thao có thể tìm hiểu các vị trí này. Đây cũng là một công việc cạnh tranh không cao bởi nhu cầu thị trường là không thiết yếu.

Hiện nay tại các tỉnh như là Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng,…đang thiếu nghiêm trọng bộ phận giáo viên thể dục tại trường. Vì vậy nếu bạn có ý định tuyển dụng Lạng Sơn ngành giáo viên thể dụng thì hãy mau mau ứng tuyển ngay trên trang Timviec365.vn để biết được thông tin việc làm mà bạn mong muốn.

thế dục thể thao

Các giáo viên – giảng viên thể dục tại trường học ngoài các vị trí chính thức có thể lấn sang các vị trí nghề nghiệp tay trái khác như: huấn luyện viên thể hình tại các phòng tập gym, giáo viên dạy aerobic, giáo viên dạy khiêu vũ,…hay quản lý thể dục thể thao tại các trung tâm.

3.2. Huấn luận viên tại các trung tâm

Ngày nay, nhu cầu về thể hình và sắc đẹp đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do đó, các phòng tập gym, tập yoga, các trung tâm rèn luyện sức khỏe, thể hình được mở ra ở khắp nơi, thu hút rất nhiều người tới theo học.

Đối với người yêu thích thể dục thể thao, họ có thể chọn lựa các nghề nghiệp như huấn luyện viên tại các trung tâm để có thể phát triển bản thân cũng như theo đuổi niềm đam mê của mình. Công việc này với mức lương trung bình trở lên, tùy vào doanh thu và quy mô của các trung tâm này. Tuy vậy, họ vẫn có thể làm thêm các công việc tay trái khác mà họ yêu thích.

Ngày nay, các trung tâm thể thao đươc mở ra ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu tập luyện của người dân tại đó. Chính vì vậy nhiều cơ hội tìm việc làm tại Tây Ninh với vị trí huấn luyện viên thể dụng tại các trung tâm thể thao ngày càng nhiều. Đừng bỏ lỡ mất cơ hội việc làm mà bạn mong muốn.

3.3. Vận động viên thể dục thể thao

Vận động viên thể dục thể thao là một trong những công việc vừa có mức lương cao vừa có nhiều cơ hội phát triển cũng như danh tiếng cho bản thân. Tuy nhiên, đây lại là một ngành nghề vô cùng gian nan và dễ gặp chấn thương nhiều nhất. Công việc này, bạn sẽ được theo đuổi đam mê đến tận cùng. Tuy thời gian phát triển không nhiều, thường thì công việc này chỉ kéo dài khoảng từ 7-10 năm nhưng sau đó, nếu như các vận động viên giỏi có thể phát triển lên vị trí huấn luyện viên.

Các vận động viên trên đấu trường quốc tế có thể gặt hái được rất nhiều sự thành công qua các tấm huy chương và khẳng định vị thế của mình trên cả nước cũng như toàn thế giới. Một công việc như vậy là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ đam mê thể dục thể thao.

Việc làm phóng viên thể thao

3.4. Các ngành nghề khác liên quan

3.4.1. Tổ chức sự kiện thể dục thể thao

Một số công việc, ngành nghề khác cho các sinh viên học tập tại ngành thể dục thể thao là các công việc liên quan tới tổ chức sự kiện thể dục thể thao. Đối với các công việc này, ngoài sự am hiểu về thể dục thể thao, các sinh viên cần có kĩ năng tổ chức sự kiện để có thể ứng tuyển vào công việc này.

3.4.2. Quản lý vận động viên thi đấu

Một vị trí ít ai chú ý tới nhưng lại rất quan trọng là quản lý vận động thi đấu, trợ lý huấn luyện viên. Những người này sẽ có nhiệm vụ là theo dõi lịch thi đấu, chế độ dinh dưỡng và mọi thứ liên quan tới các vận động viên. Như vậy, bạn cần có kĩ năng quản lý cũng như nhiều kĩ năng khác để có thể ứng tuyển vào vị trí này.

>>> Xem thêm: Các bạn có thể nhanh chóng tìm được tất cả những thông tin tuyển dụng việc làm thể dục – thể thao phù hợp nhất khi click ngay tại đây.

4. Lưu ý với những người có ý định hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao

4.1. Vấn đề sức khỏe

Vấn đề mà mọi người quan tâm hàng đầu chính là sức khỏe. Hay nói đúng hơn là những người hoạt động và làm việc tại các vị trí liên quan tới thể dục thể thao đòi hỏi phải có sức khỏe thật tốt.

Các công việc này thường ưu tiên nam hơn so với nữ, với các tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng nhất định cho các ứng viên. Các ứng viên sẽ trải qua các bài kiểm tra về thể lực và khám sức khỏe đi làm để xem xét có đạt yêu cầu hay không.

4.2. Năng khiếu

Bài thi năng khiếu được đánh giá cao hơn các bài thi về kiến thức chuyên môn. Một số lĩnh vực năng khiếu mà bạn cần thi tuyển tùy vào bộ môn bạn chọn, nhưng thường là có 2 bài thi năng khiếu về thể lực và chuyên môn.

4.3. Chăm chỉ luyện tập

Một trong những yếu tố không thể thiếu đối với những người theo đuổi thể dục thể thao đó là sự chăm chỉ trong quá trình tập luyện. Châm ngôn của ngành nghề này là có nỗ lực mới có thành công, do đó bạn phải có một sự kiên trì, bền bỉ và một lòng quyết tâm vô cùng lớn đối với công việc đầy gian truân này.

Trên đây là toàn bộ thông tin về ngành quản lý thể dục thể thao. Các bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm thông tin khác trên website timviec365.vn. Chúc bạn thành công!

Chia sẻ: