Những việc làm để thực hiện Luật trẻ em tại trường mầm non

Hỏi đáp về Luật Trẻ em

Đọc bài

Lưu

Nội dung chính

  • Hỏi đáp về Luật Trẻ em
  • 1. Khái quát chung về quyền được học tập của trẻ em và trách nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiện quyền được học tập của trẻ em.
  • 1.1. Quyền được học tập của trẻ em.
  • 1.2. Trách nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiện quyền được học tập của trẻ em.
  • 2. Thực trạng về quyền được học tập và trách nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiện.
  • 3. Một số biện pháp nhằm bảo đảm quyền được học tập của trẻ em trong các gia đình hiện nay.
  • Video liên quan

Câu 1. Người trong độ tuổi nào được coi là trẻ em?

Trả lời: Điều 1Luật Trẻ em năm 2016 quy đinh:Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Câu 2. Các hành vi nào bị nghiêm cấm đối với trẻ em?

Trả lời: Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016,các hành vi bị nghiêm cấmđối với trẻ em bao gồm:

– Tước đoạt quyền sống của trẻ em.

– Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

– Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.

– Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

– Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

– Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.

– Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

– Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.

– Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.

– Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

– Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.

– Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.

– Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.

– Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.

– Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.

Câu 3. Thế nào là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt? Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gồm các nhóm trẻ em nào?

Trả lời: Điều 10 Luật trẻ em năm 2016 quy định:

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệtlà trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nhóm sau đây:

– Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;

– Trẻ em bị bỏ rơi;

– Trẻ em không nơi nương tựa;

– Trẻ em khuyết tật;

– Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

– Trẻ em vi phạm pháp luật;

– Trẻ em nghiện ma tuý;

– Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

– Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực;

– Trẻ em bị bóc lột;

– Trẻ em bị xâm hại tình dục;

– Trẻ em bị mua bán;

– Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;

– Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.

Câu 4. Trẻ em có các quyền gì?

Trả lời:Theo quy định tại các điều từ Điều 12 đến Điều 34 Luật trẻ em năm 2016,trẻ em có các quyền cơ bản sau:

– Quyền sống:Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện sống và phát triển.

– Quyền được khai sinh và có quốc tịch:Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.

– Quyền được chăm sóc sức khỏe:Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

– Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng:Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.

– Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu:

+ Trẻ em có quyềnđượcgiáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

+ Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

– Quyền vui chơi, giải trí:Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí;được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

– Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc:

+ Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc Điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.

+ Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

– Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

– Quyền về tài sản:Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.

– Quyền bí mật đời sống riêng tư:

+ Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

+ Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.

– Quyền được sống chung với cha, mẹ:

Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

– Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ:Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất; được tạo Điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích.

– Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi:

+ Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

+ Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

– Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục:Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.

– Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động:Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; khôngphải lao độngtrước tuổi, quá thời gian hoặclàmcông việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách vàsự phát triển toàn diện của trẻ em.

– Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc:Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặclàmtổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

– Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt:Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.

– Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy:Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.

– Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính:Trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lývàcác hình thức xâm hại khác.

– Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang:Trẻ em có quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúpdưới mọi hình thứcđể thoát khỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.

– Quyền được bảo đảm an sinh xã hội:Trẻ em là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của pháp luật phù hợp với Điều kiện kinh tế – xã hội nơi trẻ em sinh sống và Điều kiện của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.

– Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội:Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.

– Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp:Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.

Câu 5. Bổn phận của trẻ em đối với gia đình được quy định như thế nào?

Trả lời:Theo Điều 37 Luật Trẻ em năm 2016, đối với gia đình, trẻ em có bổn phận như sau:

– Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.

– Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đìnhnhững công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

Câu 6. Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác được quy định như thế nào?

Trả lời:Theo Điều 38 Luật Trẻ em năm 2016,đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác trẻ em có bổn phận sau:

– Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

– Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.

– Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

– Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

Câu 7. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội?

Trả lời:Theo Điều 39 Luật trẻ em năm 2016, đối với cộng đồng, xã hội trẻ em có bổn phận như sau:

– Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình.

– Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.

– Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 8. Bổn phận của trẻ emđối với quê hương, đất nước?

Trả lời:Theo Điều 40 Luật Trẻ em 2016, đối với quê hương, đất nước trẻ em có bổn phận:

– Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.

– Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em.

Câu 9. Bổn phận của trẻ em đối với bản thân được quy định như thế nào?

Trả lời:Điều 41 Luật Trẻ em 2016, đối với bản thân mình trẻ em phải có bổn phận sau:

– Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân.

– Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.

– Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang.

– Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.

– Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

Câu 10. Nhà nước thực hiện việc bảo đảm về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em như thế nào?

Trả lời:Theo quy định tại điểu Điều 42 Luật trẻ em 2016 thì:

– Nhà nước có chính sách trợ cấp, trợ giúp, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo độ tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

– Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia trợ giúp, chăm sóc trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ về đất đai, thuế, tín dụng cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật.

Câu 11. Nhà nước thực hiện việc bảo đảm về chăm sóc sức khỏe trẻ em như thế nào?

Trả lời:TạiĐiều 43 Luật trẻ em 2016 thì việc chăm sóc sức khỏe trẻ em được quy định như sau:

– Nhà nước có chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ để hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

– Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp theo dõi sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai và trẻ em theo độ tuổi; chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe ban đầu và tiêm chủng cho trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định của pháp luật.

– Ưu tiên tư vấn, bảo vệ, chăm sóc về sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi và trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi, trẻ em bị xâm hại phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ.

– Nhà nước có chính sách, biện pháp tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, đặc biệt là tử vong trẻ sơ sinh; xóa bỏ phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em.

– Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế phù hợp với độ tuổi, nhóm đối tượng và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ.

– Nhà nước có chính sách, biện pháp để trẻ em được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh và điều kiện vệ sinh cơ bản, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

– Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ủng hộ, đầu tư nguồn lực để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Câu 12. Nhà nước thực hiện việc bảo đảm về giáo dục cho trẻ em như thế nào?

Trả lời:Tại Điều 44 Luật trẻ em 2016 quy định:

– Nhà nước có chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được đi học, giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học; có chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được tiếp cận giáo dục phổ cập, giáo dục hòa nhập, được học nghề và giới thiệu việc làm phù hợp với độ tuổi và pháp luật về lao động.

– Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, bảo đảm công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ em; giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật; có chính sách miễn, giảm học phí cho từng nhóm đối tượng trẻ em phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ.

– Chương trình, nội dung giáo dục phải phù hợp với từng độ tuổi, từng nhóm đối tượng trẻ em, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện và yêu cầu hội nhập; chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và phát triển nhân cách, kỹ năng sống, tài năng, năng khiếu của trẻ em; giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho trẻ em.

– Nhà nước quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

– Nhà nước có chính sách phù hợp để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và chính sách hỗ trợ để trẻ em trong độ tuổi được giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ; khuyến khích, thu hút các nguồn đầu tư khác để phát triển giáo dục, đào tạo.

Câu 13. Nhà nướcbảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch cho trẻ em như thế nào?

Trả lời:Tại Điều 45 Luật trẻ em 2016 quy định:

– Nhà nước thực hiện việc bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch cho trẻ emnhư sau:

– Nhà nước có chính sách hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn hóa nghệ thuật; phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở cho trẻ em; có chính sách ưu tiên trẻ em khi sử dụng dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao, du lịch và tham quan di tích, thắng cảnh.

– Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em; bảo đảm điều kiện, thời gian, thời điểm thích hợp để trẻ em được tham gia hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.

– Nhà nước tạo điều kiện để trẻ em giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa tốt đẹp và được sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình.

– Nhà nước khuyến khích tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia ủng hộ, đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí; khuyến khích sáng tạo, sản xuất đồ chơi, trò chơi cho trẻ em bảo đảm an toàn, lành mạnh, mang bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 14. Nhà nước thực hiện việc bảo đảm thông tin, truyền thông cho trẻ em như thế nào?

Trả lời:Tại Điều 46 Luật trẻ em 2016 quy định:

– Nhà nước bảo đảm trẻ em được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, tìm hiểu, học tập, trao đổi kiến thức qua các kênh thông tin, truyền thông phù hợp.

– Các cơ quan thông tin, xuất bản phải dành tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng phát thanh, truyền hình, ấn phẩm phù hợp cho trẻ em. Thông tin, đồ chơi, trò chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh có nội dung không phù hợp với trẻ em phải thông báo hoặc ghi rõ độ tuổi trẻ em không được sử dụng.

– Nhà nước khuyến khích phát triển thông tin, truyền thông phù hợp với sự phát triển toàn diện của trẻ em; sản xuất, đăng tải nội dung, thông tin với thời lượng thích hợp cho trẻ em dân tộc thiểu số.

Câu 15. Các yêu cầu bảo vệ trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời:Theo Điều 47 Luật trẻ em 2016, yêu cầu bảo vệ trẻ em bao gồm các quy định sau:

– Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ: phòng ngừa, hỗ trợ; can thiệp.

– Bảo vệ trẻ em phải bảo đảm tính hệ thống, tính liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

– Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

– Trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội là biện pháp tạm thời khi các hình thức chăm sóc tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế không thực hiện được hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

– Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em.

– Coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời can thiệp, giải quyết để giảm thiểu hậu quả; tích cực hỗ trợ để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Câu 16. Đề nghị cho biết các biện pháp bảo vệ trẻ em ở cấp độ phòng ngừa?

Trả lời:Theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật trẻ em 2016, các biện pháp bảo vệ trẻ em ở cấp độ phòng ngừa bao gồm:

– Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

– Cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em;

– Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn;

– Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em;

– Xây dựng môi trường sống an toàn và phù hợp với trẻ em.

Câu 17. Bảo vệ trẻ em ở cấp độ hỗ trợ bao gồm những biện pháp nào?

Trả lời:Tại Điều 49 Luật trẻ em 2016 quy định:

Cấp độ hỗ trợ bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em.

Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ bao gồm:

– Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại;

– Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

– Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định;

– Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện Điều kiện sống cho trẻ em.

Câu 18. Bảo vệ trẻ em ở cấp độ can thiệp bao gồm những biện pháp nào?

Trả lời:Theo Điều 50 Luật trẻ em 2016 quy định:

Cấp độ can thiệp bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp bao gồm:

– Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp;

– Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em;

-Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ emkhông thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em

– Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

– Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này;

– Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

– Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ emcó hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

– Theo dõi, đánh giá sự an toàn của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại.

Câu 19. Trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em của tổ chức, cá nhân được quy định như thế nào?

Trả lời:Tại Điều 51 Luật trẻ em 2016 quy định như sau:

– Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền.

– Cơ quan lao động – thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác; phối hợp xác minh, đánh giá, điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc gây tổn hại, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em.

– Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em; quy định quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin thông báo tố giác hành vi xâm hại trẻ em.

Câu 20. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng được quy định như thế nào?

Trả lời:Tại Điều 54 Luật trẻ em 2016 quy định:

– Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức; cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật.

Lê Thủy

Tổng số điểm của bài viết là:

5

trong

1

đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Quyền được học tập là một trong những quyền cơ bản của trẻ em được pháp luật Nhà nước ta qui định. Quyền học tập là một quyền tối quan trọng, là loại quyền trong lĩnh vực văn hóa và liên quan đến tất cả các quyền kinh tế, xã hội. Xét theo khía cạnh nào đó, đây cũng là quyền dân sự và quyền chính trị bởi quyền giáo dục được xem là trung tâm để thực thi một cách có hiệu quả tất cả các quyền trên.

Đây là một quyền đương nhiên mà em được hưởng, mọi trẻ em không phân biệt điều kiện và hoàn cảnh đều được bình đẳng về cơ hội học tập, được tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

Song vẫn còn nhiều vấn đề cần có sự quan tâm của cả xã hội, của mỗi gia đình trong việc chăm sóc, tạo điều kiện cho trẻ em những mầm non tương lai của đất nước được học tập để trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Chính vì vậy, em xin chọn đề tài: Quyền được học tập của trẻ em và trách nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiệncho bài tập học kỳ môn Pháp luật Quyền trẻ em của mình. Mong rằng trong quá trình làm bài cũng như những ý kiến đóng góp hữu ích của các thầy (cô) sẽ giúp em hoàn thiện kiến thức về vấn đề này.

1. Khái quát chung về quyền được học tập của trẻ em và trách nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiện quyền được học tập của trẻ em.

1.1. Quyền được học tập của trẻ em.

a. Quyền được học tập của trẻ em là gì?

Giáo dục là một trong những chính sách hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, chú trọng. Bởi vì, Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện; có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Điều 2 Luật giáo dục năm 2005). Với ý nghĩa đó, trẻ em có quyền được tiếp cận một nền giáo dục cơ bản, có chất lượng để trở thành công dân có đức, có tài, nắm chắc khoa học kỹ thuật và công nghệ mới phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em qui định:

1-Trẻ em có quyền được học tập;

2-Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.

Trẻ em có quyền được học tập, điều này có nghĩa là bất kì trẻ em dưới mười sáu tuổi, là công dân Việt Nam đều có quyền được đi học đúng độ tuổi, có quyền tham gia học đầy đủ các chương trình giáo dục của Nhà nước. Quyền năng này được Nhà nước qui định và bảo đảm thực hiện. Mọi hành vi ngăn cấm việc trẻ em không được thực hiện quyền được học tập một cách chính đánh đều là hành vi đi ngược lại lợi ích,sự phát triển một cách bình thường của trẻ. Việc qui định cụ thể thành văn bản pháp luật của Nhà nước cho thấy sự quan tâm đặc biệt của toàn thể xã hội đối với những mầm non tương lai đất nước sau này.

Xem thêm: Cấp thẻ bảo hiểm y tế, giá trị sử dụng thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi

Đồng thời, quyền được học tập của trẻ em còn được ghi nhận là việc trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí. Đây là một qui định nhằm khuyến khích học tập ở trẻ em nói riêng và công tác xã hội hóa giáo dục nói chung của đất nước ta. Như vậy, hiểu được một cách khái quát quyền được học tập của trẻ em sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn về các quyền cơ bản nói chung của trẻ em cũng như việc thực hiện biện pháp bảo đảm về quyền được học tập trong gia đình hiện nay.

>>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

b. Quy định của pháp luật về quyền được học tập của trẻ em

Những quy định của pháp luật về quyền được học tập của trẻ em bao gồm:

Điều 59 hiến pháp năm 1992 qui định: Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí. Công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức. Học sinh có năng khiếu được nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Nhà nước có chính sách học phí, học bổng, nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hóa và học nghề phù hợp.

Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991 xác định giáo dục tiểu học ở Việt Nam là phổ cập bắt buộc và miễn phí. Phổ cập giáo dục tiểu học vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của trẻ em. Điều 1 Luật phổ cập giáo dục tiểu học còn xác định rõ: Nhà nước thực hiện chính sách giáo dục tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 5 đối với tất cả các trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi.Như vậy, mọi trẻ em trong độ tuổi qui định đều có quyền và nghĩa vụ học tập để đạt được trình độ giáo dục phổ cập. Ngoài ra, khoản 3 điều 6 luật này còn qui định Trẻ em có khả năng phát triển đặc biệt thì được học lớp 1 trước 6 tuổi hoặc học vượt lớp nhằm tạo điều kiện bồi dưỡng cho những học sinh có năng khiếu được phát triển tài năng.

1.2. Trách nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiện quyền được học tập của trẻ em.

Bên cạnh việc qui định trực tiếp quyền được học tập của trẻ em, các văn bản pháp luật của VIệt Nam cũng chú ý đến việc qui định các chính sách để bảo vệ quyền đó nhất là trách nhiệm, nghĩa vụ của gia đình, nhà trường, các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội.

Xem thêm: Mẫu giấy uỷ quyền nuôi con, uỷ quyền nuôi dưỡng, uỷ quyền giám hộ trẻ em

Hiến pháp năm 1992 đã đề cao trách nhiệm của gia đình, cha mẹ trong việc giáo dục con cáiCha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành những người công dân tốt (điều 64). Điều 34 luật hôn nhân và gia đình 2000 cũng nêu rõ: cha mẹ có nghiã vụ chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất trí tuệ và đạo đức.Trong bậc tiểu học, điều 18 luật phổ cập giáo dục tiểu học qui địnhtrách nhiệm của cha mẹ người đỡ đầu của trẻ em là ghi tên cho con hoặc trẻ em được đỡ đầu đi học tại trường, lớp tiểu học trên địa bàn cư trú nơi thuận tiện nhất, tạo điều kiện để con hoặc trẻ em được đỡ đầu hoàn thành giáo dục tiểu học, kết hợp với nhà trường, tổ chức xã hội trong việc giáo dục con cái hoặc trẻ em được đỡ đầu thực hiện giáo dục gia đình theo những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Với các bậc học khác,cha mẹ, người giám hộ cũng có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường(điều 94 luật giáo duc năm 2005).

Khoản 1 Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.

Như vậy, trách nhiệm giáo dục trẻ em trước tiên thuộc về gia đình cụ thể là cha mẹ, người giám hộ trong việc tạo điều kiện cho trẻ em thực hiện quyền học tập, học hết chương trình giáo dục phổ cập và cho trẻ học ở trình độ cao hơn. Bởi vì, trẻ em được sinh ra và nuôi dạy trong môi trường gia đình. Các thành viên trong gia đình đều phải có trách nhiệm chăm sóc cho các em lớn khôn về mặt thể chất và trí tuệ, đồng thời có trách nhiệm dạy bảo các em những điều tốt đẹp, đạo nghĩa giáo dục các em biết quan tâm, tôn trọng cuộc sống của những người khác trong gia đình và cộng đồng. Do đó, trách nhiệm cha mẹ trong việc đảm bảo học tập của trẻ em đó là:

Thứ nhất,cần tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ nên một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Từ đó, các em sẽ chú tâm vào việc học tập hơn, nhiều trẻ em chỉ vì cha mẹ cãi nhau mà buồn chán dẫn đến tâm lý chán nản, bỏ bê việc học hành, tệ hơn là các em bị bạn xấu dụ dỗ bỏ học đi lang thang.

Thứ hai, tạo điều kiện cho trẻ em được học tập, phát huy khả năng của trẻ. Cha mẹ phải quan tâm, lắng nghe và trò chuyện với trẻ để hiểu và giúp đỡ trẻ trong học tập Cha mẹ có thể cùng học với trẻ, xây dựng thời khóa biểu cho trẻ để trẻ nghiêm túc, tập trung trong học tập hơn.

Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em. Tuy nhiên gia đình vẫn là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Đó là bởi vì gia đình có trách nhiệm, là tình cảm và cũng là quyền uy (ông bà, cha mẹ, anh, chị). Gia đình thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dậy dỗ của gia đình, lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.

Thứ ba, để thực hiện tốt chức năng giáo dục, mỗi thành viên trong gia đình tuỳ thuộc vị trí của mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị) phải trở thành những tấm gương sáng cho con trẻ học tập, làm theo. Hiện nay, phong trào: ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền đang thực sự phát huy hiệu quả, tác động quan trọng trong giáo dục của gia đình. Những hành vi mà trẻ tiếp nhận, học tập trong gia đình không chỉ là những kinh nghiệm của người lớn mà bằng cả những tình cảm của những người thân yêu nhất. Gia đình thông qua thái độ, tình cảm, tâm lý, mối liên hệ thường xuyên bền vững với trẻ em, khéo léo truyền thụ cho chúng những hành vi ứng xử trong nhà và ngoài xã hội. Không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách đầy đủ và hoàn thiện nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi.

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền cho người thân dẫn trẻ em đi máy bay

Tùy vào khả năng của trẻ mà có cách thức cũng như lựa chọn trong việc học tập của trẻ. Nhiều gia đình luôn muốn con mình học thật nhiều để biết nhiều thứ theo kịp bạn bè, rồi phải học ở trường danh tiếng giáo dục tốt mà không để ý đến khả năng của trẻ. Do đó, cha mẹ cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn để nắm bắt khả năng học tập của trẻ từ đó có phương pháp cho trẻ học tập phù hợp.

Thứ tư, cha mẹ phải có trách nhiệm cho con em mình được đến trường học tập. Trước tiên cần phải đăng kí khai sinh cho trẻ, nhiều bậc cha mẹ nhất là vùng sâu, vùng xa do hiểu biết kém hoặc ở vùng xa xôi ngại đi đăng kí cho con nên con đến tuổi đi học mà vẫn chưa có giấy khai sinh cho trẻ dẫn đến nhiều trường hợp trẻ không được đến trường. Bên cạnh đó, cũng có những gia đình vì hoàn cảnh khó khăn mà bắt con mình phải bỏ học ở nhà giúp đỡ gia đình. Nhiều em mơ ướ được đến trường, được đi học như bao bạn khác mà không thành hiện thực được, tuổi các em phải được đi học, đến trường đó là quyền của các em vậy mà các em phải ở nhà trông em, phải lao động giúp gia đình. Những vùng dân tộc vẫn còn những hủ tục lạc hậu đó là bắt trẻ em gái ở nhà, không cho đi học, điều này khiến cho trẻ không được đến trường như bao trẻ khác. Mọi trẻ em đều được đến trường học tập không phân biệt nam nữ, giàu hay nghèo, có bệnh HIV hay không bệnh.tất cả các em đều được học tập như trẻ em bình thường khác. Chính vì vậy, trách nhiệm của gia đình trong việc bảo đảm việc học tập của trẻ em là rất lớn.

2. Thực trạng về quyền được học tập và trách nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiện.

Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn. Đặc trưng của gia đình nông thôn là lao động nông nghiệp, sản xuất nhỏ, kĩ thuật lạc hậu, chủ yếu nhờ vào sức lực cơ bắp và kinh nghiệm. Sự phân hóa trong xã hội nước ta cũng khá lớn dẫn đến những cách thức khác nhau trong việc thực hiện quyền của trẻ em trong đó có quyền được học tập.

Đặt trong bối cảnh, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, hòa nhập quốc tế, tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, gia đình Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng cơ bản của mình, trong đó có chức năng xã hội hóa trẻ em. Chính vì vậy trong Chỉ thị số 55-CT/TW ngày 28 tháng 6 năm 2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã yêu cầu: Đề cao vai trò và trách nhiệm của gia đình,giúp đỡ và tạo điều kiện cần thiết để các gia đình thực hiện trách nhiệm đối với thế hệ trẻ,tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của trẻ em.Tôn trọng và bảo đảm cho trẻ em được thực hiện các quyền và bổn phận trước gia đình và xã hội.

Hiện nay, trẻ em được đi học đúng độ tuổi chiếm tỉ lệ cao. Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Đặng Huỳnh Mai về số học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi như sau:

Năm 1998-1999:chiếm 94, 8%

Năm 2005-2006:chiếm 98, 8%

Tháng 6/2006: 36 tỉnh, thành đạt chuẩn tiểu học đúng độ tuổi

Xem thêm: Những việc trẻ em không được làm và bổn phận của trẻ em

Những con số trên đã cho thấy: quyền được học tập của trẻ em ngày càng được đảm bảo mà biểu hiện trước hết đến việc trẻ em được đi học đúng độ tuổi qui định. Tuy đó chỉ là con số bề ngoài, chưa phản ánh chất lượng bên trong nhưng nó chứng minh các gia đình hiện nay quan tâm đặc biệt đến việc học tập của trẻ em.

Quyền được học tập của trẻ em trong các gia đình hiện nay bên cạnh việc được đề cao,còn có sự khác biệt rõ rệt giữa các tỉnh thành và huyện,thị trong xã hội,giữa gia đình thành thị và gia đình nông thôn.

Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước vì vậy đời sống của người dân phần lớn là cao hơn nhiều so với cả nước. Trẻ em ở đây được các gia đình quan tâm đặc biệt. Các gia đình luôn chú ý đến quyền được học tập đầy đủ với những điều kiện tốt nhất cho con trẻ. Tại các thành phố này, bên cạnh các trường công lập còn mở rất nhiều trường tư thục, trường quốc tế, trường bán liên kết, với cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng giáo viên đạt chuẩn trải dài theo từng bậc học và độ tuổi của trẻ em. Trẻ em ở các thành phố nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng được gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội đặc biệt quan tâm cả về số lượng cũng như chất lượng học tập. Số học sinh đi học chiếm tỉ lệ cao, chất lượng học cũng tăng lên theo từng năm.

Nếu như ở các đô thị, quyền học tập của trẻ em được các gia đình phần lớn quan tâm đảm bảo tốt thì ở các vùng miền núi, các vùng sâu, vùng xa thì quyền học tập của trẻ vẫn còn bị hạn chế nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là mức sống của người dân còn thấp, ý thức của gia đình các bậc cha mẹ chưa cao. vì vậy, vẫn xảy ra nhiều trẻ em không được đi học đúng độ tuổi, các trang thiết bị như sách vở, bàn ghế, trường lớp để phục vụ nhu cầu học tập thiết yếu của trẻ chưa được đảm bảo. Do đó, chất lượng giáo dục dù đã phấn đấu nhiều nhưng vẫn còn có sự yếu kém so với mặt bằng chung của cả nước.

Huyện Vũng Liêm thuộc tỉnh Vĩnh Long là ví dụ điển hình. Ở đây, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, thiếu thốn, tình trạng trường học là nhà tranh vách đất còn phổ biến, chưa có phòng vệ sinh, phòng làm việc của hiệu trưởng. Công tác xã hội hóa còn chưa thỏa đáng. Ở bậc tiểu học, cả huyện chỉ có 1 trường đạt chuẩn quốc gia, 1 giáo viên giỏi toàn quốc Nói chung là ở đây, trẻ em chưa được các gia đình quan tâm đúng mức trong việc học hành.

Phổ biến ở các vùng quê là tình trạng trẻ em bỏ học để ở nhà giúp gia đình làm nông, hoặc là học nhưng không đủ tiền để theo hết các bậc học. Nhiều em lang thang lên các thành phố lớn kiếm việc làm, tình trạng trẻ bị lạm dụng sức lao động, bị lạm dụng tình dục có nhiều.

Theo qui định, quyền được học tập của trẻ em còn được thể hiên qua việc: trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí. Qui định này thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước ta luôn chăm sóc tới trẻ em, tạo điều kiện tố nhất cho trẻ em. Tuy nhiên, trong xã hội diễn ra thực trạng, trẻ được miễn học phí nhưng lại phải đóng quá nhiều khoản tiền khác khiến một số gia đình gặp khó khăn trong việc đảm bảo quyền được học tập cho trẻ em.

Sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường vẫn chưa chặt chẽ dẫn đến quyền được học tập của trẻ bị hạn chế.Đương cử như vụ án ở huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. Thầy giáo Đào Công Thọ tự sắp xếp buổi học thực hành về hô hấp nhân tạo, và liên tiếp thực hiện hành vi dâm ô với 9 học sinh và 3 trong số đó bị hiếp dâm. Vụ án này cho thấy: quyền được học tập của trẻ chưa được đảm bảo, khi mà trẻ hoàn toàn có quyền từ chối buổi thực hành đó, vì học không đúng cách. Cũng như việc nhà trường không có môi trường học tập đảm bảo, sự liên hệ giữa gia đình và nhà trường vẫn chưa chặt chẽ.

Xem thêm: Quyền khai sinh và quyền có quốc tịch của trẻ em khi sinh ra

Điều cần quan tâm hơn nữa chính là quyền được học tập của các em bị nhiễm HIV.Các em bị nhiễm HIV đang rơi vào tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử gây trở ngại cho việc học tập của trẻ em nhiễm HIV rất nổi cộm ở các nhà trường, song chủ yếu là do người lớn chứ trẻ em thì rất vô tư. Chỉ có rất ít trường học ở Việt Nam hiện nay chấp nhận dạy dỗ trẻ em nhiễm HIV hòa nhập với trẻ em bình thường, còn đại đa số là không chấp nhận. Nhưng việc không chấp nhận này không phải do các thày cô giáo mà do sức ép của các bậc phụ huynh, nhiều người lôi kéo nhau tạo nên làn sóng phản đối quyết liệt, không cho trẻ có HIVđược học chung với con em mình. Ngay tại Hà Nội, một vị đại biểu quốc hội cũng đã từng công khai phát biểu: Nếu tôi có cháu, tôi cũng không cho cháu tôi học ở lớp có trẻ nhiễm HIV. Nếu chúng ta không kịp thời có ngay những biện pháp ngăn chặn thì tình trạng kỳ thị, ngăn cản việc học tập của trẻ có HIVsẽ bùng nổ thành đại dịchvà đương nhiên sẽ thành vấn đề nghiêm trọng. Các em bị HIV cũng có quyền được học tập như bao trẻ em bình thường khác.

Đó là một số vấn đề nổi cộm hiện nay trong việc thực hiện quyền được học tập của trẻ em trong các gia đình. Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận thì vẫn còn những vướng mắc cần giải quyết, đó là các gia đình nông thôn chưa đủ điều kiện kinh tế, ý thức chưa cao trong việc đảm bảo quyền lợi trẻ; các gia đình thành thị bị chịu tác động mặt trái của kinh tế toàn cầu hóa dẫn đến bỏ bê con cái hay các hiện tượng tiêu cực ở trẻ, Vì vậy, chúng ta cần có những điều chỉnh kịp thời, những biện pháp bảo đảm tốt nhất để giúp trẻ phát huy quyền của mình.

3. Một số biện pháp nhằm bảo đảm quyền được học tập của trẻ em trong các gia đình hiện nay.

Gia đình có một chức năng vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng chăm sóc,giáo dục trẻ em thành con người có ích cho xã hội. Chúng ta cần có những biện pháp hỗ trợ tăng cường vai trò của gia đình trong việc thực hiện quyền chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em đặc biệt là trong thực hiện quyền được học tập của trẻ.

Để đảm bảo quyền được học tập của trẻ em thì các gia đình trước hết phải đảm bảo các quyền cơ bản khác như chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho trẻ, vì có trẻ khỏe mạnh thì trẻ mới học tập tốt được. Nội dung giáo dục trong gia đình thường bao gồm: giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng; giáo dục tri thức khoa học; giáo dục lao động, hướng nghiệp; giáo dục chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ;

Hiệu quả giáo dục, đảm bảo quyền học tập của trẻ phụ thuộc nhiều vào trẻ và phương pháp giáo dục của gia đình đang sử dụng.Các phương pháp bảo đảm quyền được học tập thường được sử dụng trong các gia đình đó là:

Giáo dục bằng tình cảm: đây là phương pháp đặc trưng trong giáo dục gia đình, thể hiện tính chất quyền uy và khoan dung. Người cha có những lúc dùng quyền uy của mình để quyết định vấn đề lớn ảnh hưởng đến gia đình. Người mẹ với tấm lòng khoan dung rộng lớn,,nhẹ nhàng khuyên nhủ con cái. Hình thức rất phong phú như kể chuyện và thường đi vào tâm lí trẻ nhẹ nhàng, giúp trẻ ý thức hơn với việc học và hiểu biết.

Giáo dục bằng nêu gương: cha mẹ nêu những tấm gương về người tốt để cho trẻ có cái nhìn mới về con người, hướng trẻ thành người có ích, tránh phạm tội.

Giáo dục bằng tăng cường quản lí: Khi trẻ bước vào độ tuổi vị thành niên thì việc kết hợp giữa nhà trường-gia đình-xã hội cần phải tăng cường. Ví dụ như: quản lí giờ giấc, quản lí việc học. Kinh nghiệm cho thấy phương pháp này của các gia đình đặc biệt ở thành thị đã góp phần làm giảm tệ nạn xã hội ở trẻ, giúp trẻ say mê học tập hơn.

Cần phải lưu ý rằng,muốn quyền được học tập của trẻ em được đảm bảo thì bản thân các gia đình cũng cần củng cố nhận thức về Luật bảo vệ,chăm sóc,giáo dục trẻ em và Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Có như vậy, mới giúp quyền trẻ em thực thi hiệu quả.

Cần phải hỗ trợ tạo dựng môi trường học tập thân thiện với trẻ em trong gia đình, trường học và cộng đồng. Tăng cường các biện pháp khuyến khích trẻ học tập chủ động, thông qua các phương pháp dạy lớp ghép, các kỹ năng sống, giáo dục song ngữ, cung cấp vật tư dạy học.

Cần đẩy mạnh sự phối kết hợp giữa cơ quan hữu quan, giúp tăng cường hơn nữa việc thực hiện hiệu quả quyền trẻ em.

Chính phủ cần giao cụ thể việc cho các bộ, ủy ban, Uỷ ban Dân số, Gia đình và trẻ em giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lí nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cuả mình, chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt nam trong việc chăm sóc, bảo vệ và nhất là giáo dục trẻ. Bộ Giáo dục và đào tạo cần có những chủ trương khuyến khích học tập ở trẻ,có những cân đối giữa giáo dục nông thôn và thành thị.Bộ y tế,Bộ Văn hóa thông tin, Uỷ ban thể dục thể thao. Cần phải tuyên truyền ý thức rèn luyện sức khỏe trẻ, tạo điều kiện chăm sóc trẻ vì có sức khỏe, trẻ mới phát huy được quyền học tập của mình.

Cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đảm bảo quyền trẻ em. Nhà nước luôn có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế,sự tham gia của các tổ chức quốc tế như:UNCIEF, WHO,.. giúp cho trẻ em có nhiều hơn cơ hội được thực hiện quyền của mình, giúp cho các gia đình, xã hội nâng cao ý thức,

Cần tăng cường nguồn tài chính cho công tác bảo đảm quyền được học tập của trẻ em. Nguồn kinh phí sẽ giúp nâng cao cơ sở vật chất cho trẻ học tập, giúp việc tuyên truyền vận động người dân có hiệu quả hơn,

Cần ban hành hệ thống văn bản pháp luật chi tiết hơn,cụ thể hơnvề quyền trẻ em, những chế tài với các hành vi vi phạm quyền trẻ em trong đó có vi phạm quyền được học tập của trẻ em.

Cần đặt quyền được học tập của trẻ em trong hệ thống các quyền cơ bản khác,trong mối liên hệ thống nhất giữa gia đình nhà trường và xã hội để phát huy cao hơn nữa quyền này. Vì vậy, các biện pháp trên muốn phát huy được tác dụng thì không thể đứng đơn lẻ được mà nó phải có mối quan hệ hữu cơ, qua lại với nhau với mục đích là chăm sóc trẻ em, giáo dục trẻ em tốt nhất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Phải khéo nuôi dạy trẻ, giúp cho nhi đồng phát triển sức khỏe và trí óc, thành những đứa trẻ có bốn đức tính tốt: hoạt bát, mạnh dạn, chất phác, thật thà. Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên mới tốt. Dạy trẻ nhỏ thì sau này các cháu mới thành người tốt. Giáo dục các em là việc chung của gia đình nhà trường xã hội. Lời căn dặn của Bác cho thấy từ trước đến bây giờ và cả sau này nữa, trẻ em luôn cần được chăm sóc,dạy bảo của gia đình, luôn cần được sự quan tâm của toàn xã hội.

Giáo dục trẻ em là vấn đề quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia, nó quyết định tương lai đât nước. Vì vậy Việt Nam rất coi trọng việc giáo dục trẻ em và coi đó là một vấn đề trọng điểm hàng đầu và cấp bách hiện nay bởi thế hệ tương lai có đủ đức đủ tài thì đất nước mới phát triển bền vững.

Để thế hệ trẻ hôm nay thực sự là những chủ nhân tương lai của đất nước, trách nhiệm đầu tiên là của mọi gia đình, gia đình phải thực sự là tổ ấm, là nơi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách con trẻ, là thành trì an toàn, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình và trẻ em. Cha mẹ phải tạo điều kiện cho con em mình học tập để trở thành những công dân có ích cho xã hội. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập hiện nay thì việc bảo đảm quyền được học tập của trẻ em giúp thắt chặt mối quan hệ gia đình xã hội, phát huy những nền tảng truyền thống, cũng như là học tập cái mới thông qua giao lưu, đối thoại.