Mẹo làm Part 5 Toeic – vừa nhanh vừa chính xác, ring ngay điểm cao

Mặc dù, phần Toeic Reading Part 5 chỉ xoay quanh những câu đọc hiểu đơn giản và những câu kiểm tra ngữ pháp cũng như từ vựng đơn thuần nhưng nhiều học sinh lại bị mất điểm “oan” vì dính phải những “cạm bẫy” trong đề. Vì vậy, trong bài viết này, Toeic Test Pro sẽ chia sẻ với bạn những mẹo làm Part 5 Toeic hiệu quả nhất để đạt số điểm mình mong muốn nhé!

 

mẹo làm part 5 toeic

 

1. Sơ lược về Toeic Reading Part 5

Part 5 Toeic phần Reading gồm tổng cộng 30 câu hỏi có chỗ trống chưa hoàn thành- bắt đầu từ câu 101 đến 130 với nội dung các câu hỏi về từ vựng và ngữ pháp xoay quanh các chủ đề khác nhau trong môi trường làm việc và bốn đáp án lựa chọn được đánh dấu tương ứng là A, B, C, D. 

 Cụ thể, cấu trúc part 5 Toeic gồm có: 

  • 8-10: câu hỏi về từ vựng

  • 10-11: câu hỏi về từ loại

  • 10-12: câu hỏi về ngữ pháp khác 

Lưu ý, phần ngữ pháp trong Part 5 Toeic khá đơn giản và cơ bản như về Tense ( thì động từ), mệnh đề quan hệ, mệnh đề điều kiện, câu bị động,…Bên cạnh đó, hãy ôn tập kỹ về họ từ và trau dồi thật nhiều từ vựng để hoàn thành tốt part “kéo điểm” này nhé!

 

2. Đánh giá độ khó của Part 5 Toeic

Part 5 được đánh giá là dễ hơn hai Part 6, 7 bởi lẽ nó chỉ bao gồm những câu hỏi ngắn về từ và ngữ pháp đơn giản mà không yêu cầu tổng hợp thông tin hay suy luận. Hơn thế nữa, các câu hỏi trong Part 5 được phân loại rõ ràng và từ vựng theo chủ đề thường xuyên lặp lại giúp bạn dễ dàng ôn luyện trước. 

Part 5 là phần “dễ thở” nhất trong phần thi Toeic Reading vì vậy bạn hãy cố gắng đừng để mất điểm trong phần này nhé! 

 

3

Các dạng câu hỏi trong Toeic Part 5 mà bạn hay gặp nhất

Dưới đây là 1 vài loại bài tập thường xuất hiện trong Part 5 Toeic các bạn nên tham khảo

 

3.1. Loại 1: Nghĩa của từ (Meaning)

Đối với loại câu hỏi về nghĩa của từ vựng, thí sinh sẽ thấy các đáp án lựa chọn cấu  trúc tương đối giống nhau về mặt nào đó như về tiền tố, hậu tố, hay các từ viết gần giống nhau. Để làm loại câu hỏi này bạn cần phải biết từ hoặc đoán nghĩa hoặc nhìn trong câu xem có cụm từ nào hay đi với nhau không

Ví dụ minh hoạ: The riskiest _____ of the development of new medications are the trials with human subjects.

A. Proceeds

B. Stages

C. Installments

D. Perspectives

Đáp án (B) Stages

 

3.2. Loại 2: Giới từ (Preposition)

Các dạng bài tập về giới từ thường hay yêu cầu bạn xác định những cụm từ hay đi cùng với nhau hay các cụm thành ngữ. Chẳng hạn như impact on, keen on, afraid of, protect from,…

Ví dụ minh hoạ: The recent marketing campaign has dramatically impacted ___ the receipts’ company. 

A. On

B. For

C. To

D. With

Đáp án (A) vì cụm Impact on sth: ảnh hưởng đến cái gì 

 

3.3. Loại 3: Cấu tạo từ (Word form) 

Các câu hỏi word form thường xoay quanh việc nhận biết, phân biệt các loại từ, biến đổi dạng từ,… để phù hợp với cấu trúc ngữ pháp của câu. Đặc biệt, đây là câu hỏi dễ và giúp các bạn gỡ điểm nên hãy nắm ngay các công thức dưới đây để làm vừa chuẩn vừa nhanh nhé!

  • Prep + N/V-ing: Sau giới từ ta cần một Danh Từ hoặc một Động từ đuôi ING

  •  a/the + (adv) + (adj) + N = a/the + N phrase.

  •  To be + adv + V-ed / V-ing 

  •  adv + Verb hoặc Verb + adv. 

  •  Các động từ khởi phát, hay còn gọi là Causative Verbs (let, get, have, make, help)

Dạng chủ động: S + Causative Verbs + SB + DO something ( TO DO something)

-Dạng bị động: S + Causative Verb + O + Past Participle

Ví dụ minh hoạ:

I have my hair cut

She had her car fixed

He got me to help

I help him carry his luggage

 

3.4. Loại 4:  Dạng câu điều kiện (Conditional Sentences) 

Với dạng bài tập về câu điều kiện, thường thì người ta bỏ trống chỗ điền động từ và yêu cầu thí sinh xác định đúng được loại câu điều kiện để chọn đáp án đúng. Bỏ túi ngay công thức của ba loại câu điều kiện hay gặp dưới đây nhé! 

Điều kiện loại 1 – điều kiện có thật ở hiện tại hoặc có thể xảy ra ở tương lai: [If + thì hiện tại đơn],  [will + động từ nguyên mẫu]

Điều loại 2 – điều kiện không có thật ở hiện tại: [If + thì quá khứ đơn],  [would + động từ nguyên mẫu]

Điều kiện loại 3 – điều kiện không có thật ở quá khứ [If + thì quá khứ hoàn thành],  [would + have + V3/V-ed]

 

3.5. Loại 5: Connecting Words và Adver-clause Markers

Liên từ kết hợp (Coordinating Conjunctions): For, and, nor, but, or, yet, so. Với dạng câu hỏi về liên từ bạn cần đọc hiểu để chọn ra từ nối phù hợp giữa hai mệnh đề. 

Liên từ tương quan (Correlative Conjunctions): Both … and; not only…. but also; either … or, neither…nor. Bài tập dạng này yêu cầu bạn nắm rõ cấu trúc cặp liên từ và đọc hiểu để chọn đáp án đúng.  

Liên từ phụ thuộc (Correlative Coonunctions): Before, after, since, until, once/as soon as, as/when, while. Dịch nhanh nghĩa để chọn được đáp án phù hợp nhất cho dạng câu hỏi này

Mệnh đề trạng ngữ (Adverbial clause)

Because/since, Although/though/Even though/While/Whereas; if, unless, Whether … or…/ so that/ in order that;  so adj that + Clause

Because of/Due to + Noun/V-ing

Despite/In spite of + Noun/V-ing

Cần chú ý sau chỗ trống là N/V-ing hay là mệnh đề để chọn từ nối phù hợp. 

 

3.6. Loại 6: Đại từ quan hệ (Relative Pronoun) 

Hãy tìm hiểu kỹ các đại từ quan hệ: Who, whom, which, what, whose. Để làm đúng dạng bài này, bạn cần chú ý đến chủ ngữ câu hỏi.

 

3.7. Loại 7: Đại từ/ Đại từ phản thân/Tính từ sở hữu (Pronoun/ Reflexive/ Possessive adjectives)

Các dạng câu hỏi về đại từ, đại từ phản thân và tính từ sở hữu tương đối khó và dễ gây nhầm lẫn nên bạn cần tập trung xác định chỗ trống cần điền là chủ ngữ hay tân ngữ.

>> Xem thêm: Thi TOEIC trên máy tính

 

4. Bẫy thường gặp trong phần Toeic Reading Part 5

Dưới đây là một số bẫy mà nhiều thí sinh mắc phải khi làm Toeic Reading Part 5 hay gặp phải bạn nên lưu ý 

 

4.1.  Bẫy về từ loại

Chẳng hạn, bạn có thể bị “lừa” bởi các đuôi của từ loại như các đuôi “al” và “tive” vì cho rằng chúng thường là tính từ, tuy nhiên, có một số danh từ cũng có đuôi “al” và “tive” như: 

  • Rehearsal (n) sự diễn tập

  • Alternative (n) sự lựa chọn giữa hai hay nhiều khả năng, sự thay thế cho cái gì

 

4.2. Bẫy từ vựng

Một số cặp từ Tiếng Anh dễ gây hiểu nhầm vì có cách viết hay phát âm na ná nhau nếu bạn không nắm rõ như 

  • Accept (chấp nhận) và except (ngoại trừ), 

  • Affect (gây ảnh hưởng) và effect (sự ảnh hưởng), 

  • Hard (khó, chăm chỉ,cứng) và hardly (hiếm khi)

  • Lose (đánh mất) và loose (rộng, lỏng lẻo)…

 

4.3.  Bẫy tính từ có dạng V_ing hoặc V_ed

Nhiều thí sinh vẫn thuộc lòng câu nhớ mẹo:  “tính từ đuôi “ing” là sử dụng với người còn tính từ đuôi “ed” sử dụng với vật dụng”. 

Tuy nhiên, kiến thức này không hoàn toàn đúng trong nhiều trường hợp. Hãy xem ví dụ minh hoạ dưới đây: 

  • I was more

    frightened

    of dogs than snakes when I was a child. (Tôi sợ chó hơn rắn khi tôi còn nhỏ)

  • Anna looked so

    frightening

    when she was in that red costume with long black hair. (Anna trông đáng sợ khi mặc bộ đồ đỏ rực với bộ tóc đen dài ấy – Jessie mang lại cảm giác đáng sợ cho người khác).

Cùng là dùng cho người nhưng lại đều sử dụng được cả tính từ đuôi Ing và tính từ đuôi Ved. Tại sao lại thế nhỉ? Cùng tìm hiểu ngay cách xác định tính từ Ving hoặc ved theo cách chuẩn nhất dưới đây nhé: 

  • V_ing

    : tính từ mang nghĩa chủ động, nghĩa là chủ ngữ trực tiếp thực hiện hành động đó. 

  • V_ed

    : tính từ mang nghĩa bị động, nghĩa là chủ ngữ bị một thứ khác tác động.

>>> Tìm hiểu ngay: Lộ trình tự học TOEIC ở nhà hiệu quả nhất

 

5. Bỏ túi mẹo làm Part 5 Toeic vừa chuẩn vừa tốc độ

Để làm Toeic Part 5 vừa nhanh vừa chính xác bạn nên bỏ túi ngay những mẹo làm bài dưới đây:

 

cách làm part 5 toeic

 

5.1. Nhanh chóng xác định loại câu hỏi

Xem trước các đáp án lựa chọn để xác định loại câu hỏi – từ vựng, ngữ pháp, hay từ loại. Lưu ý, một số câu hỏi sẽ yêu cầu bạn dịch cả câu ra mới có thể chọn được đáp án đúng

Ngoài ra, khi hỏi về từ loại hoặc ngữ pháp thì bạn chỉ cần chú tâm vào chỗ cần điền và câu trước hoặc sau nó chứ không nhất thiết phải đọc cả đoạn văn ngắn.

Bên cạnh đó, với những câu hỏi từ loại, bạn cần phán đoán xem loại từ cần điền vào chỗ trống là tính từ, động từ, danh từ, hay trạng từ,… và tìm kiếm phương án đúng trong các sự lựa chọn.  

Nằm lòng một số quy tắc để làm nhanh mà đúng phần này: 

  • Sau giới từ là danh từ (N) hoặc V_ing: 

  • Trước danh từ (N)  là tính từ (adj.): 

  • Trước tính từ (adj.) là trạng từ (adv.): 

  • Giữa tobe và V_ing/Ved là trạng từ: 

  • Đuôi danh từ: ment, -tion, -ity, -sion 

  • Đuôi tính từ: -ful, -less, -ous, -tive, -sive 

  • Đuôi động từ hoặc đuôi tính từ: -ing hoặc -ed 

 

5.2. Ghi nhớ các từ thường đi chung với nhau như phrasal verbs collocations

Học một số phrasal verb thông dụng trong ngữ cảnh công sở.

  • fill out = điền vào (đơn)

  • go over = kiểm tra (văn bản)

  • back up = trợ giúp, ủng hộ (ai đó)

  • take over: đảm nhận, đảm nhiệm

 

5.3. Chú ý thì của động từ của các đáp án A, B, C, D

Nhiều câu hỏi sẽ kiểm tra xem bạn có nhận diện đúng thì của động từ hay không vì vậy hãy tìm kiếm những “manh mối” ở câu cần điền để xác định đúng thì nhé. Một số dấu hiệu nhận biết thì như mệnh đề còn lại của câu hoặc trạng từ chỉ thời gian, chỉ tần suất,…:  yesterday, tomorrow, ago, now, recently, v.v

 

5.4. Cân đối thời gian

Thời gian lý tưởng để bạn hoàn thành Part 5 Toeic là khoảng từ 15-20 phút, nghĩa là bạn có khoảng 15s và tối đa 20s để làm một câu. Lưu ý, nếu gặp phải câu khó mà một 1 phút trôi qua vẫn chưa làm được thì hãy nhanh chóng chuyển sang câu tiếp theo và quay lại làm khi còn thời gian. 

>>> Tham khảo: Top 6 websites thi thử TOEIC online miễn phí và uy tín nhất

 

6. Lời kết

Chiến lược chinh phục phần thi này lâu dài là mở rộng vốn từ vựng và xây dựng nền tảng ngữ pháp vững chắc của bạn. Tuy nhiên chỉ có kiến thức thôi là chưa đủ vì vậy hãy bỏ túi các mẹo làm part 5 Toeic trên để làm bài vừa chính xác vừa nhanh hơn nhé!