Mã số BHXH là gì? Phân biệt mã số bảo hiểm xã hội & số sổ bảo hiểm xã hội?

Mã số BHXH là gì? Phân biệt mã số bảo hiểm xã hội và số sổ bảo hiểm xã hội?

    Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ là Mã số bảo hiểm xã hội và Số sổ bảo hiểm xã hội dẫn đến việc sử dụng sai và gây hiểu lầm khi thực hiện các thủ tục liên quan.

    Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

    1. Mã số bảo hiểm xã hội là gì?

    1.1. Khái niệm:

    Bảo hiểm xã hội chính là sự đảm bảo thay thế được bù đắp cho một phần thu nhập của người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp… nếu trước đây họ đã tham gia bảo hiểm. Vì thế mà hầu hết người lao động hiện nay đều tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Vậy mã số BHXH là gì?

    Mã số BHXH là mã định danh duy nhất được Nhà nước cấp cho một cá nhân ghi nhận quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và các chế độ, chính sách được hưởng trọn đời.

    Việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội mang lại cho người lao động rất nhiều lợi ích, theo đó mỗi tháng người lao động chỉ cần bỏ ra một khoản chi phí cố định khá phù hợp với thu nhập hiện tại. Kết nối với dữ liệu trên hệ thống dữ liệu dân cư của BHXH Việt Nam, mã số BHXH là một dãy bao gồm 10 chữ số tự nhiên. Dãy chữ số này được thiết lập căn cứ trên mã tỉnh bao gồm 2 số đầu, còn lại là số tự nhiên. Mã số này được đồng bộ cùng với 10 số cuối có trên thẻ BHYT và số trên sổ BHXH.

    1.2. Vai trò của Mã số bảo hiểm xã hội:

    Mã số BHXH đóng vai trò rất quan trọng cho cả cơ quan quản lý lẫn người sử dụng. Theo đó:

    • Chỉ cần cung cấp mã số BHXH khi tham gia các giao dịch về BHXH, BHYT là người tham gia đã có thể hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kiểm tra phần thông tin về quá trình tham gia đóng, hưởng chế độ BHXH, BHYT của mình.
    • Sử dụng BHYT khi khám chữa bệnh bảo hiểm xã hội tại các cơ sở khám chữa bệnh, có thể tra cứu thông tin về dữ liệu thẻ bảo hiểm y tế của người khám chữa bệnh trên hệ thống quản lý để biết BHYT có còn giá trị sử dụng hay không.
    • Giúp cho đơn vị sử dụng lao động thông qua mã số BHXH của từng người lao động trong đơn vị, đơn vị sử dụng lao động có thể giảm tải được thời gian khi tiến hành kê khai hoặc cập nhật thông tin BHXH, BHYT của người lao động. Qua đó có thể giải quyết được chế độ BHXH, BHYT nhanh chóng hơn.
    • Đối với cơ quan bảo hiểm xã hội thì mã số BHXH được cập nhật trong hệ thống dữ liệu, cơ quan BHXH sẽ quản lý được chặt chẽ quá trình đóng, hưởng BHXH, BHYT của từng cá nhân, dễ dàng kiểm soát được có hay không việc trốn đóng bảo hiểm xã hội, BHYT của các đơn vị sử dụng lao động. Cũng dựa trên mã số này mà cơ quan bảo hiểm có thể cấp lại sổ BHXH, BHYT tại bất cứ cơ quan BHXH nào trên toàn quốc với thủ tục đơn giản hơn rất nhiều.

    1.3. Cách tra cứu Mã số bảo hiểm xã hội

    Tra cứu Mã số bảo hiểm xã hội trên sổ bảo hiểm xã hội

    Căn cứ vào Điều 3, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: Từ ngày 01/01/2016 người lao động là người chịu trách nhiệm giữ và bảo quản sổ bảo hiểm xa hội. Các cơ quan bảo hiểm, chủ sở hữu lao động có trách nhiệm bàn giao sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Hiện nay số sổ bảo hiểm xã hội được cơ quan bảo hiểm in trên bìa sổ bảo hiểm xã hội và cũng chính là mã số bảo hiểm xã hội theo tên gọi hiện nay. Trường hợp cơ quan sử dụng lao động chưa giao trả sổ bảo hiểm cho người lao động quản lý có thể thực hiên tra cứu theo các cách khác dưới đây.

    Trường hợp bị mất thẻ Bảo hiểm y tế và không nhớ mã số Bảo hiểm xã hội (in trên thẻ Bảo hiểm y tế), có thể tra cứu thông tin về thẻ Bảo hiểm y tế bằng nhiều hình thức: kiểm tra qua danh sách cấp thẻ Bảo hiểm y tế lưu tại đơn vị; gọi Trung tâm Hỗ trợ khách hàng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam qua tổng đài 19009068; Tra cứu mã số Bảo hiểm xã hội trên Cổng thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam (tại địa chỉ: //www.baohiemxahoi.gov.vn), với điều kiện có đủ thông tin của bạn gồm: họ và tên, tỉnh/thành phố, ngày tháng năm sinh hoặc số CMND Ngoài ra, Bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan Bảo hiểm xã hội, bưu điện văn hóa xã, ủy ban nhân dân xã, đơn vị, đại lý thu nơi tham gia Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế, cơ sở khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế để được hỗ trợ tìm lại mã số Bảo hiểm xã hội và giải đáp vướng mắc khác (nếu có).

    Xem thêm: Tư vấn luật bảo hiểm xã hội, tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội Việt Nam

    Tra cứu Mã số bảo hiểm xã hội trên thẻ bảo hiểm y tế

    Bên cạnh tra cứu mã số bảo hiểm xã hội trên sổ bảo hiểm xã hội thì chúng ta còn có thể tra cứu bằng cách dựa trên mã số thẻ bảo hiểm y tế.

    Mã số bảo hiểm y tế hiện nay được thể hiện trên 4 ô trống bao gồm 15 ký tự, trong đó:

    – 2 ký tự đầu (ô thứ nhất) thể hiện mã đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

    – 1 ký tự tiếp theo (ô thứ hai) thể hiện mức hưởng bảo hiểm y tế khi đi thăm khám, chữa bệnh của người tham gia

    – 2 ký tự tiếp theo (ô thứ ba) thể hiện mã tỉnh, trung ương nơi đăng ký tham gia bảo hiểm y tế

    – 10 ký tự cuối (ô thứ tư) là mã số định danh của người tham gia cũng là Mã số bảo hiểm xã hội

    Như vậy, qua thẻ bảo hiểm y tế chúng ta cũng có thể nhìn vào 10 ký tự cuối cùng của mã số thẻ bảo hiểm y tế là xác định được mã số bảo hiểm xa hội của mình.

    Xem thêm: Luật sư tư vấn lĩnh bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến miễn phí

    Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội online trên cổng thông tin điện tử

    Để tra cứu trực tiếp thong tin mã số BHXH tại cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam, bạn tiến hành tình tự sau:

    Bước 1: Truy cập vào phần tra cứu của website chính thức của bảo hiểm xã hội Việt Nam tại https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx

    Bước 2: Thực hiện việc tra cứu thông tin của người tham gia bảo hiểm xã hội theo các chỉ tiêu thông tin được hiện lên trong bảng tra cứu như:

    • Tỉnh/thành phố: Căn cứ theo địa chỉ khai sinh/hộ khẩu thường trú/hộ khẩu tạm trú, nơi kê khai thông tin, hộ gia đình.
    • Họ và tên người tham gia,
    • Ngày/tháng/năm sinh.
    • Mã xác thực.

    Bước 3: Sau khi tiến hành tra cứu thông tin, sẽ có phát sinh 3 trường hợp sau:

    • Trường hợp 1: Người lao động đã được cấp BHXH trùng với sổ BHXH nếu có. Theo đó người tham gia có thể sử dụng luôn mã số BHXH này thay thế cho toàn bộ thông tin quản lý có liên quan đến sổ BHXH và mã thẻ BHYT.
    • Trường hợp 3: Người lao động được cấp mã số BHXH nhưng khác thông tin số sổ BHXH đã có từ trước, đơn vị thực hiện việc rà soát mã số bảo hiểm xã hội cho người tham gia để đồng bộ lại mã số theo số sổ.
    • Trường hợp 3: Không tra cứu được mã số bảo hiểm xã hội của người tham gia. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành kiểm tra lại thông tin người dùng để cấp lại mã số mới nếu chưa có hoặc xử lý sự cố khi có lỗi của hệ thống.

    số bảo hiểm xã hội tiếng Anh là Social insurance code

    2. Phân biệt mã số bảo hiểm xã hội & số sổ bảo hiểm xã hội:

    Căn cứ theo Công văn 3340/BHXH-ST năm 2017 về việc cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo mã số bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, quy định chi tiết về mã số BHXH và số sổ BHXH như sau:

    • Thay thế cụm từ “Số sổ:” in trên bìa và tờ rời của sổ bảo hiểm xã hội bằng cụm từ “Mã số:”

    Ví dụ: bìa và tờ rời sổ bảo hiểm xã hội trước đây in “Số sổ: 0118000001”, nay được in là “Mã số: 0118000001”

    Xem thêm: Mức đóng, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2022: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

    • Sổ bảo hiểm xã hội được cấp mới, cấp lại theo mẫu (mới) từ ngày 01/8/2017.

    Như vậy, theo mẫu sổ bảo hiểm xã hội mới sẽ thay thế cụm từ “Số sổ:” in trên bìa và tờ rời của sổ bảo hiểm xã hội bằng cụm từ “Mã số:”. Về bản chất thì Số sổ bảo hiểm xã hội và Mã số bảo hiểm xã hội là như nhau. Mã số bảo hiểm xã hội này là mã định danh duy nhất được cấp cho một cá nhân ghi nhận quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và các chế độ, chính sách được hưởng trọn đời.

    Nguyên tắc cấp Mã số bảo hiểm xã hội là:

    • Mã số BHXH bao gồm 10 ký tự bằng số
    • Mã số BHXH được kết nối với dữ liệu hộ gia đình
    • Người tham gia đã có sổ BHXH thì được bảo lưu số sổ BHXH làm mã số BHXH.
    • Mã số BHXH được thể hiện trên Sổ BHXH và Thẻ BHYT

    Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Trong đó có 02 loại bảo hiểm xã hội là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện:

    Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

    Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

    Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội là:

    1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

    2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

    Xem thêm: Tư vấn các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm xã hội

    3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

    4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

    5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

    Như vậy, người tham gia bảo hiểm xã hội cần xác định rằng Mã số bảo hiểm xã hội và Số sổ bảo hiểm xã hội có ý nghĩa tương đương nhau và nó đều được coi là mã số định danh của người tham gia bảo hiểm xã hội.