Lý thuyết cơ bản về kiểm soát chiến lược trong doanh nghiệp – Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

Đánh giá bài đăng này post

 

1.Bản chất kiểm soát chiến lược

Khái niệm: Kiểm soát chiến lược được hiểu là việc kiểm tra, đo lường và điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp và mọi bộ phận trong doanh nghiệp để tin chắc rằng các mục tiêu đã đề ra và giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đó vẫn đang được hoàn thành. 

12

  • Kiểm soát giả thiết (kiểm soát điều kiện tiền đề): kiểm tra một cách có hệ thống và liên tục liệu các dự báo làm cơ sở cho xây dựng chiến lược còn đúng hay không, Kiểm soát giả thiết thường liên quan tới kiểm tra điều kiện môi trường kinh doanh và các dự báo. 

  • Kiểm tra tính phù hợp: giữa chiến lược và hệ thống mục tiêu cũng như các giải pháp chiến lược, giữa chiến lược và các kế hoạch ngắn hạn hơn.

  • Kiểm soát quá trình thực hiện: đánh giá xem việc triển khai thực hiện có diễn ra đúng như nó cần phải diễn ra không và các kết quả đạt được có dẫn tới cần một điều chỉnh chiến lược không.

  • Kiểm soát đặc biệt: tiến hành soát xét điều chỉnh nhanh chóng chiến lược khi có những sự kiện đột ngột không mong muốn xảy ra.

2. Sự cần thiết của kiểm soát chiến lược trong tổ chức

Để thấy được sự cần thiết của quá trình kiểm soát chiến lược, hãy xem xét cách thức mà kiểm soát chiến lược có thể giúp các nhà quản trị đạt được sự vượt trội về chất lượng, cải tiến, hiệu quả và đáp ứng khách hàng – bốn khối cơ bản tạo dựng lợi thế cạnh tranh của công ty.

Kiểm soát và hiệu quả:

  • Để xác định cách thức khai thác nguồn tài nguyên của mình hiệu quả đến mức nào, các nhà quản trị có thể đo lường một cách chính xác bao nhiêu đơn vị đầu vào cần thiết để tạo ra một đơn vị đầu ra. Và một hệ thống kiểm soát chứa đựng các thước đo cho phép các nhà quản trị đánh giá xem họ đã sản xuất các sản phẩm/dịch vụ hiệu quả như thế nào, nhờ đó tìm ra cách thức sản xuất hiệu quả hơn.

  • Nếu không thực hiện việc kiểm soát, các nhà quản trị sẽ không biết được tổ chức của họ đang hoạt động tốt như thế nào và cách thức mà họ có thể thực hiện tốt hơn. Thực tế là các hiểu biết như vậy đang càng ngày trở nên quan trọng trong môi trường cạnh tranh hiện nay.

 Kiểm soát và chất lượng:

  • Kiểm soát tổ chức có vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng của các sản phẩm/dịch vụ bởi vì nó cho các nhà quản trị sự phản hồi về chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Bên cạnh đó, giúp các nhà quản trị chiến lược tạo ra một hệ thống kiểm soát mà có thể kiểm soát chắc chắn chất lượng của sản phẩm/dịch vụ và do đó họ có thể liên tục cải thiện chất lượng theo thời gian – điều đó tạo cho họ một lợi thế cạnh tranh. Quản trị chất lượng toàn bộ, một hệ thống kiểm soát trên toàn tổ chức có thể tập trung vào cải thiện chất lượng và giảm chi phí.

 Kiểm soát và cải tiến:

  • Kiểm soát chiến lược cũng có thể làm tăng mức độ cải tiến trong tổ chức. Cải tiến thành công khi các nhà quản trị tạo ra một thiết đặt mang tính tổ chức trong đó thúc đẩy sự sáng tạo, quyền hành được tập trung hóa, do đó mọi người cảm thấy được tự do thử nghiệm và chấp nhận rủi ro.

 Kiểm soát và đáp ứng khách hàng:

  • Các nhà quản trị chiến lược có thể giúp tổ chức của họ đáp ứng tốt hơn cho khách hàng nếu họ phát triển một hệ thống kiểm soát cho phép sự tiếp xúc giữa các nhân viên và khách hàng thực hiện tốt đến mức nào. Việc giám sát hành vi của các nhân viên có thể giúp các nhà quản trị tìm cách tăng mức độ thực hiện của nhân viên, huấn luyện kỹ năng cho nhân viên, và tìm ra các thủ tục mới cho phép các nhân viên thực hiện công việc của họ tốt hơn. Và khi các nhân viên biết rằng các hành vi của họ bị giám sát, họ có thể tập trung hành động của họ hướng về khách hàng nhằm đáp ứng khách hàng tốt hơn.

Như vậy, qua sự phân tích ở trên thì kiểm soát chiến lược đóng vai trò quan trọng và cần thiết đối với nhà quản trị nói riêng và cho toàn bộ tổ chức nói chung. Cụ thể được thể hiện dưới đây:

Vai trò của kiểm soát chiến lược đối với nhà quản trị:

  • Giúp nhà quản trị có cái nhìn tức thời về tình hình hiện tại và khả năng thực hiện mục tiêu.

  • Xác định sự sai lệch, chiều hướng và mức độ sai lệch.

  • Xác định được nguyên nhân sai lệch.

  • Dự kiến các biện pháp để điều chỉnh hoạt động.

Vai trò của kiểm soát chiến lược đối với tổ chức:

  • Thay thế định hướng dài hạn.

  • Xác định lại ngành kinh doanh.

  • Gia tăng/giảm bớt các mục tiêu hoạt động.

  • Chỉnh sửa chiến lược.

  • Cải thiện thực thi chiến lược.

Các yêu cầu kiểm soát chiến lược

  • Hoạt động kiểm soát phải phù hợp. 

  • Hoạt động kiểm soát phải đảm bảo tính linh hoạt. 

  • Hoạt động kiểm soát phải đảm bảo tính lường trước. 

  • Kiểm soát tập trung vào những điểm thiết yếu.

Nội dung của kiểm soát chiến lược 

  • Mô hình quá trình kiểm soát chiến lược

13

Quy trình đánh giá chiến lược

14

Nguồn: