Kinh tế đối ngoại làm gì? Top việc làm kinh tế đối ngoại lương cao

Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, nhu cầu về giao thương giữa các quốc gia trên thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Chính vì thế, các ngành nghề liên quan đế kinh tế đối ngoại trở thành “món mồi béo bở” thu hút người lao động, đặc biệt các bạn trẻ đang theo học ngành này. Vậy tốt nghiệp ngành kinh tế đối ngoại làm gì? Đây có thực sự là ngành có tiềm năng phát triển lâu dài? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của BlogTopCV để hiểu rõ hơn về ngành “hot” này. Từ đó, ứng viên biết cần trang bị gì để ứng tuyển thành công các việc làm ngành kinh tế đối ngoại. 

Tổng quan ngành kinh tế đối ngoại

Kinh tế đối ngoại là gì? 

Kinh tế đối ngoại (tiếng Anh là International Economics) là một ngành học chuyên nghiên cứu các hoạt động liên quan đến trao đổi kinh tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo đó, sinh viên theo học ngành kinh tế đối ngoại sẽ được trang bị những kiến thức từ sơ khai đến chuyên sâu, bao gồm thương mại điện tử, quan hệ tiền tệ, đầu tư quốc tế, giao dịch tiền tệ, thanh toán quốc tế, tỷ giá và dòng tiền giữa các nước,….

Kinh tế đối ngoại làm gì? Cơ hội việc làm ngành kinh tế đối ngoại

Cơ hội việc làm ngành kinh tế đối ngoại

Một trong những lý do khiến ngành kinh tế đối ngoại ngày các được các bạn trẻ lựa chọn chính là cơ hội việc làm rộng mở. Với những kiến thức chuyên sâu cùng khả năng tư duy nhạy bén, ngoại ngữ trôi chảy, sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế đối ngoại có vô vàn cơ hội tiếp cận với những việc làm lương cực “khủng”. 

Cụ thể, sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành kinh tế đối ngoại, các bạn sinh viên có thể lựa chọn vị trí công và nơi làm việc phù hợp với mong muốn của bản thân tại một số nơi như: 

  • Trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu: Nếu là người yêu thích ngành kinh tế đối ngoại và mong muốn truyền tải kiến thức đến mọi người thì có thể lựa chọn làm trợ giảng, giảng viên các môn liên quan đến ngành này. 
  • Doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Những kiến thức liên quan đến giao dịch, thanh toán quốc tế,… chính là nền tảng để bạn ứng tuyển vào lĩnh vực xuất nhập khẩu. 
  • Các cơ quan Nhà nước: Tại đây, bạn có thể làm việc tại các vị trí như chuyên viên phân tích dữ liệu, chuyên viên kinh tế đối ngoại,…. 
  • Công ty, tổ chức quốc tế: Sinh viên ngành kinh tế học luôn được các doanh nghiệp quốc tế săn đón cho vị trí nhân viên kinh doanh, kế toán, hành chính,…. 
  • Các ngân hàng thương mại: Với vốn kiến thức về kinh tế – tài chính được đào tạo bài bản, bạn có thể tự tin ứng tuyển vào nhiều vị trí như chuyên viên tài chính, chuyên viên tín dụng quốc tế,… của các ngân hàng thương mại. 

>>> Xem thêm: Học kinh tế ra làm gì? Top lựa chọn nghề nghiệp “hot” nhất

Kinh tế đối ngoại làm gì? Top các việc làm ngành này lương cao

Kinh tế đối ngoại làm gì? Hiện nay, nhu cầu nhân lực các vị trí liên quan đến kinh tế đối ngoại ngày càng cao, mở ra cơ hội việc làm cho người lao động. Đặc biệt, những sinh viên được đào tạo bài bản, chuyên môn vững vàng cùng với khả năng ngoại ngữ vượt trội luôn là ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số công việc thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại với mức thu nhập hấp dẫn, bạn đọc có thể tham khảo!

Nhân viên xuất nhập khẩu (Import- Export Staff)

Nhân viên xuất nhập khẩu là những người trực tiếp hoàn tất giấy tờ, hồ sơ và các thủ tục liên quan đến hải quan để hàng hóa, dịch vụ có thể xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài đúng tiến độ và ngược lại. Một nhân viên xuất nhập khẩu sẽ thực hiện những công việc:

  • Tìm kiếm và làm đề xuất với cấp trên về thông tin hàng hóa, các nhà cung cấp trong và ngoài nước. 
  • Soạn thảo và tiến hành ký kết hợp đồng với khách hàng. 
  • Tham gia các buổi đàm phán với đối tác. 
  • Theo dõi, nắm bắt những vấn đề phát sinh trong quá trình nhập/xuất, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ. 
  • Tiếp nhận, đối chiếu thông tin hàng hóa và kiểm tra chứng từ phía đối tác. 
  • Chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục liên quan đến hải quan để hàng hóa xuất/nhập đúng tiến độ. 
  • Tiếp nhận, lưu trữ các chứng từ, tài liệu liên quan. 
  • Lập báo cáo tuần/tháng gửi cấp trên. 

Tot-nghiep-kinh-te-doi-ngoai-cac-ban-tre-co-the-tim-co-hoi-trong-nganh-xuat-nhap-khauTốt nghiệp kinh tế đối ngoại, các bạn trẻ có thể tìm cơ hội trong ngành xuất nhập khẩu

Để trở thành nhân viên xuất nhập khẩu chuyên nghiệp, nhân sự cần trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản như: 

  • Kỹ năng xây dựng chiến lược
  • Kỹ năng sắp xếp công việc
  • Kỹ năng giao tiếp 
  • Kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp
  • Kỹ năng văn phòng

Trên thị trường việc làm, nhân viên xuất nhập khẩu được đánh giá là một trong những vị trí có mức thu nhập khá ổn, trung bình khoảng 10 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào số năm làm nghề cũng như quy mô doanh nghiệp mà mức lương có sự khác nhau. Cụ thể: 

  • Sinh viên vừa tốt nghiệp/người chưa có kinh nghiệm: Lương dao động từ 5-9 triệu đồng/tháng. 
  • Kinh nghiệm trên 1 năm: Thu nhập từ 8.5-14 triệu đồng/tháng. 
  • Với cấp bậc quản lý: 17-28 triệu đồng/tháng. 

Ngoài mức lương cơ bản, nhân sự trong lĩnh vực xuất nhập khẩu còn được nhận thêm chiết khấu từ các giao dịch thành công. Vì thế, thu nhập thực tế có thể cao hơn nhiều so với mức trên. 

Lộ trình thăng tiến: Thực tập sinh —> Nhân viên chính thức—> Chuyên viên —> Trưởng nhóm —> Quản lý —> Trưởng phòng —> Giám đốc. 

>>> Xem thêm: Top 7 trang web tuyển dụng cho ngành xuất nhập khẩu

Nhân viên kinh doanh quốc tế

Về cơ bản, nhân viên kinh doanh quốc tế có nhiệm vụ giống nhân viên kinh doanh thông thường. Tuy nhiên, thị trường và phân khúc khách hàng họ đảm nhiệm lớn và khó hơn, đa số là doanh nghiệp, đối tác nước ngoài. Công việc chính của nhân viên kinh doanh quốc tế bao gồm: 

  • Nghiên cứu, phân tích thị trường nước ngoài để tìm khách hàng tiềm năng và mở rộng thị trường hàng hóa. 
  • Sử dụng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ địa phương của đối tác để cung cấp thông tin và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. 
  • Tiếp nhận và quản lý đơn hàng và thông tin đối tác nước ngoài. 
  • Soạn thảo và hướng dẫn khách hàng ký hợp đồng giao dịch sau khi cả 2 bên đã thỏa thuận thành công. 
  • Duy trì mối quan hệ với đối tác tiềm năng, đồng thời tìm kiếm, mở rộng nguồn khách hàng mới. 
  • Cập nhật thường xuyên những thông tin thị trường quốc tế sát với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. 
  • Đề xuất chiến lược kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. 
  • Lập báo cáo tuần, tháng, quý, năm theo yêu cầu của cấp trên.

Kinh-te-doi-ngoai-lam-gi-Nhan-vien-kinh-doanh-quoc-te-giu-vai-tro-quan-trong-trong-nang-cao-doanh-thuKinh tế đối ngoại làm gì? Nhân viên kinh doanh quốc tế giữ vai trò quan trong trong nâng cao doanh thu

Giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao doanh thu cho công ty và mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế nên nhà tuyển dụng có yêu cầu cực kỳ cao khi tìm kiếm nhân viên kinh doanh quốc tế. Cụ thể, về trình độ, nhân viên kinh doanh quốc tế cần có bằng cử nhân trở lên các chuyên ngành như kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh, xuất nhập khẩu hoặc liên quan. Đồng thời có hiểu biết về văn hóa của thị trường kinh doanh thực tế, thành thạo tiếng Anh và nên biết thêm ngôn ngữ thứ 2. 

Về kỹ năng, nhân viên kinh doanh quốc tế phải hội tụ đầy đủ các kỹ năng sau: 

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng thuyết phục
  • Tư duy phản biện 
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng đàm phán 

Về mức thu nhập, tương tự các ngành nghề khác, kinh nghiệm làm việc càng nhiều thì mức lương càng cao. Cụ thể: 

  • Với sinh viên mới ra trường, người chưa/ít kinh nghiệm, mức lương dao động khoảng 6-8 triệu đồng. 
  • Người từ 1-3 năm kinh nghiệm, lương khoảng 8-12 triệu đồng/tháng. 
  • Từ 3-5 năm, mức thu nhập dao động từ 15-20 triệu đồng/tháng. 
  • Với vị trí quản lý, kinh nghiệm trên 7 năm mức lương có thể đạt đến 20 triệu đồng/tháng. 

Lộ trình thăng tiến: Trợ lý kinh doanh quốc tế —> Nhân viên chính thức —> Chuyên viên kinh doanh —> Trưởng phòng kinh doanh quốc tế —> Giám đốc kinh doanh quốc tế.

Chuyên viên thanh toán quốc tế

Chuyên viên thanh toán quốc tế là vị trí quan trọng trong quá trình tiến hành các giao dịch thanh toán quốc tế. Chính vì thế, ứng viên cần nắm chắc những kiến thức về giao dịch, quan hệ tiền tệ, tỷ giá và thanh toán quốc tế để áp dụng vào công việc thực tế. Ngoài việc xử lý các chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch quốc tế, chuyên viên thanh toán quốc tế còn thực hiện một số nhiệm vụ sau: 

  • Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ, tài liệu đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yếu tố cần thiết. Sau đó, thông báo với khách hàng và hướng dẫn họ thực hiện các thủ tục cần thiết. 
  • Tiếp nhận hồ sơ, chứng từ từ các bộ phận khác để thực hiện giao dịch tiền tệ, hợp đồng thương mại liên quan đến chuyển tiền. 
  • Tư vấn và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khác hàng trong quá trình giao dịch thanh toán.
  • Xử lý các vấn đề liên quan đến vận chuyển, giao dịch tiền nước ngoài, thư tín dụng và bảo lãnh nước ngoài. 
  • Giải quyết phát sinh khi thanh toán một cách hiệu quả và lập báo cáo liên quan. 

Chuyen-vien-thanh-toan-quoc-te-co-muc-luong-kha-cao-so-voi-mat-bang-chungChuyên viên thanh toán quốc tế có mức lương khá cao so với mặt bằng chung

Ngoài nắm chắc kiến thức chuyên môn sâu, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một chuyên viên thanh toán quốc tế, nhân sự cần có các kỹ năng quan trọng sau: 

  • Khả năng chịu áp lực công việc 
  • Kỹ năng ngoại ngữ
  • Kỹ năng tin học văn phòng
  • Các kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian và sắp xếp công việc, kỹ năng đàm phán, thuyết trình và xử lý tình huống linh hoạt. 

Do tính chất công việc phúc tạp cũng như yêu cầu chuyên môn cao nên mức lương của chuyên viên thanh toán quốc tế khá cao. Cụ thể: 

  • Lương trung bình của chuyên viên thanh toán quốc tế khoàng 13.4 triệu đồng/tháng. 
  • Mức lương thấp nhất: 9.4 triệu đồng/tháng. 
  • Mức lương cao nhất: 23.2 triệu đồng/tháng. 

Chuyên viên tài chính

Học kinh tế đối ngoại ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp, với vốn kiến thức về kinh tế – tài chính chuyên sâu, sinh viên ngành kinh tế đối ngoại có thể ứng tuyển vào vị trí chuyên viên tài chính tại các ngân hàng thương mại. Các công việc cụ thể của chuyên viên tài chính gồm: 

  • Thu thập, tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ quá trình dự báo tài chính, dòng tiền của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ thực hiện các thủ tục tài chính và kiểm toán tuân thủ đúng quy định. 
  • Phân tích phương sai cho các dự án tài chính, đồng thời, đề xuất lựa chọn đầu tư ngắn hạn và dài hạn cho khách hàng. 
  • Chịu trách nhiệm đảm bảo các chính sách nội bộ của doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ, chính xác. 
  • Đề xuất chiến lược và xây dựng kế hoạch khắc phục tình hình tài chính hiện tại.
  • Lập báo cáo ngân sách, chi phí, tài chính theo quy định. 

Chuyen-vien-tai-chinh-phai-co-von-kien-thuc-ve-kinh-te-tai-chinh-chuyen-sauChuyên viên tài chính phải có vốn kiến thức về kinh tế – tài chính chuyên sâu

Chuyên viên tài chính là công việc yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Vì thế, đa số các nhà tuyển dụng đều kỳ vọng tìm được ứng viên chất lượng, đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Hiểu về tài chính, có khả năng lên chiến lược kinh doanh. 
  • Kỹ năng làm việc nhóm 
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề 
  • Kỹ năng tư duy logic và nhạy bén 
  • Kỹ năng tính toán tốt
  • Thành thạo tin học văn phòng như Excel, Power Point, Access,… 
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng đàm phán, thuyết phục
  • Khả năng phân tích, tổng hợp và đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh 
  • Chịu được áp lực cao
  • Khả năng lập kế hoạch, báo cáo
  • Có chứng chỉ CPA, ACCA hoặc CFA là lợi thế.

Lộ trình thăng tiến của công việc này rất rõ ràng, nhân sự sẽ có cơ hội làm việc ở nhiều vai trò khác nhau, từ thực tập sinh, nhân viên, chuyên viên đến quản lý, giám sát, giám đốc. Tùy vào từng vị trí, mức lương sẽ có sự chênh lệch. Cụ thể: 

  • Chuyên viên tư vấn tài chính mức thu nhập trung bình 11 triệu đồng/tháng, cao nhất khoảng 25 triệu đồng/tháng. 
  • Chuyên viên phân tích tài chính lương dao động từ 12-18 triệu đồng/tháng, thậm chí có thể lên đến 30 triệu đồng/tháng.  
  • Nhân viên kinh doanh mức thu nhập từ 6-8 triệu đồng/tháng. 
  • Giám đốc tài chính có mức lương trung bình khoảng 38 triệu đồng/tháng, thậm chí lên đến 112.5 triệu đồng/tháng.

Ngoài những vị trí phổ biến kể trên, học ngành kinh tế đối ngoại ra trường còn có thể trở thành chuyên viên tín dụng quốc tế, giảng viên giảng dạy nghiên cứu các ngành liên quan đến kinh tế,….

>> Tham khảo thêm: Học kinh tế quốc tế ra làm gì? 7 cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn nhất!

Những trường đại học đào tạo ngành kinh tế đối ngoại

Hiện nay, kinh tế đối ngoại là một trong những ngành trọng điểm ở Việt Nam nên các trường cao đẳng, đại học đã tập trung đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cho các doanh nghiệp. Điểm chuẩn của ngành này ở các trường đại học có tiếng đều ở mức trung bình cao, thậm chí gần tuyệt đối với trường top đầu. Một số trường đào tạo ngành kinh tế đối ngoại, bạn có thể tham khảo: 

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Ngoại thương Hà Nội 
  • Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội 
  • Học viện Chính sách và Phát triển 
  • Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Khu vực miền Nam

  • Đại học Ngoại thương TP.HCM 
  • Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM.

Nhieu-truong-top-dau-da-mo-nganh-kinh-te-doi-ngoai-cung-cap-nhan-luc-cho-thi-truong-lao-dongNhiều trường top đầu đã mở ngành kinh tế đội ngoại, cung cấp nhân lực cho thị trường lao động

Tìm việc làm ngành kinh tế đối ngoại ở đâu?

Thị trường việc làm luôn tạo cơ hội cho những người lao động có đam mê và khao khát cống hiến. Vậy nên, ứng viên dễ dàng tìm kiếm việc làm ngành kinh tế đối ngoại thông tin tuyển dụng qua các hội nhóm trên MXH, các kênh tuyển dụng nội bộ, trung tâm mô giới việc làm hoặc các website tuyển. 

Tuy nhiên, để tránh bị lừa đảo, mất tiền mất thời gian, ứng viên nên tham khảo tại các nguồn thông tin việc làm uy tín, chuyên nghiệp và chất lượng. Trong đó, TopCV vẫn là địa chỉ tìm việc và đăng tin tuyển dụng chất lượng được ứng viên và doanh nghiệp tin tưởng, lựa chọn. 

Mỗi ngày, trên TopCV có 30.000+ việc làm kinh tế đối ngoại và các lĩnh vực khác được cập nhật từ 190.000+ nhà tuyển dụng uy tín, kết nối thành công rất nhiều ứng viên với nhà tuyển dụng. 

Tại TopCV, hơn 80% tin tuyển dụng việc làm ngành kinh tế đối ngoại, việc làm ngành kinh tế đối ngoại Hà Nội, việc làm ngành kinh tế đối ngoại TP.HCM, việc làm kinh tế đối ngoại Đà Nẵng,… hoặc bất cứ tỉnh thành nào thông tin đều được xác thực trước khi hiển thị trên website. Bên cạnh đó, TopCV vừa hỗ trợ ứng viên chọn được lĩnh vực ngành nghề mà mình mong muốn vừa thuận tiện đi lại thông qua 2 bộ lọc “Địa điểm làm việc” và “Lĩnh vực/Ngành nghề”.

Ngoài tìm kiếm việc làm, ứng viên còn có thể cập nhật liên tục các mẫu CV chuyên nghiệp phù hợp với đặc thù từng ngành nghề trên TopCV. Từ đó, giúp tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. 

Tạm kết

Với những thông tin trên, BlogTopCV hi vọng sẽ mang đến cho bạn đọc lời giải đáp về thắc mắc kinh tế đối ngoại làm gì để hiểu hơn về ngành này và đưa ra định hướng nghề nghiệp phù hợp.Nếu đang muốn tìm cơ hội việc làm ngành kinh tế đối ngoại hoặc bất kỳ ngành nghề nào khác thì truy cập ngay TopCV để cập nhật thông tin những việc làm hấp dẫn nhé!