Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Kiến thức kế toán cho người đi làm

Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu là một phần không thể thiếu trong sản xuất xây lắp và chi phí nguyên vật liệu luôn là mối quan tâm hàng đầu với những người làm kế toán chi phí nguyên vật liệu

Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là gì?

 

chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động  cho quá trình xây lắp hoặc sử dụng cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp xây lắp.

Chi phí nguyên liệu, vật liệu phải tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng. Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu được xác định theo một trong những  phương pháp sau:

+ Tính theo giá thực tế từng lần nhập ( giá đích danh )

+ Tính theo giá bình  quân gia quyền tại thời điểm xuất kho ( giá bình quân liên hoàn )

+ Tính theo giá thực tế nhập trước, xuất trước (FIFO)

+ Tính theo giá thực tế nhập sau, xuất trước (LIFO)

+ Tính theo giá bình quân kỳ trước

+ Tính theo phương pháp hệ số chênh lệch giữa giá thực tế với giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu ( trường hợp kế toán nguyên liệu, vật liệu theo giá hạch toán)

– Chọn phương pháp nào, đơn vị phải đảm bảo tính nhất quán trong suốt niên độ kế toán.

>>> Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất

2. Phân loại chi phí nguyên vật liệu

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong sản xuất xây lắp gồm nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm xây lắp.

2.1. Chi phí nguyên vật liệu chính bao gồm

 

Chi phí nguyên vật liệu chính

Chi phí nguyên vật liệu chính

 

 – Những thứ nguyên liệu, vật liệu, nửa thành phẩm mua ngoài, vật kết cấu,.. mà khi nó tham gia vào quá trình sản xuất sẽ cấu thành  nên thực thể chính của sản phẩm như gạch ngói, cát, đá, xi măng, sắt, bê tông đúc sẵn… Các chi phí nguyên vật liệu chính thường được xây dựng theo một định mức chi phí  nhất định và cũng tiến hành quản lý theo định mức.

– Thông thường những chi phí nguyên vật liệu chính có liên quan trực tiếp với từng đối tượng tập hợp chi phí như công trình, hạng mục công trình… do đó chi phí  được tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp.

– Trường hợp chi phí nguyên vật liệu chính được  sử dụng có liên quan tới nhiều đối tượng chi phí thì phải dùng phương pháp phân bổ nguyên vật liệu chính gián tiếp. Khi đó tiêu chuẩn phân bổ hợp lý nhất là định mức tiêu hao chi phí nguyên vật liệu chính.

– Khi tính chi phí nguyên vật liệu chính vào chi phí sản xuất trong kỳ ( như: tháng, quý, năm) cần chú ý là chỉ được tính giá trị của nguyên vật liệu chính đã thực tế sử dụng vào sản xuất. Vì vậy, nếu trong kỳ sản xuất, có những nguyên vật liệu chính đã xuất dùng cho các xưởng, tổ, đội, công trình ( theo các chứng từ xuất vật liệu ) nhưng chưa sử dụng hết vào sản xuất thì phải được loại trừ ra khỏi chi phí sản xuất  trong kỳ bằng các bút toán điều chỉnh thích hợp.

2.2. Chi phí vật liệu phụ ( vật liệu khác) bao gồm

 

Chi phí nguyên vật liệu phụ

Chi phí nguyên vật liệu phụ

 

– Những thứ vật liệu mà khi tham gia vào sản xuất nó kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, hình dáng bề ngoài sản phẩm, góp phàn tăng thêm chất lượng, thẩm mĩ của sản phẩm, kích thích thị hiếu sử dụng sản phẩm hoặc đảm bảo cho hoạt động sản xuất tiến hành trôi chảy, hoặc phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật công nghệ hóa hiện đại hóa hoặc phục vụ cho việc đánh giá bảo quản sản phẩm.

– Vật liệu khác trong sản xuất xây lắp như bột màu, a dao, thuốc nổ, đinh, dây,..

– Việc tập hợp chi phí sản xuất khác trong hoạt động xây lắp cũng tương tự, giống như đối với chi phí nguyên vật liệu chính. Tuy nhiên, các loại vật liệu phụ trong sản xuất xây lắp thường gồm nhiều loại đa dạng , công dụng đối với sản xuất  đa dạng, việc xuất dùng vật liệu khác có thể tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng chi phí. Chi phí vật liệu khác thường sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp. Đối với những vật liệu phụ mà có định mức chi phí thì tùy vào định mức chi phí để làm tiêu chuẩn phân bổ. Trường hợp không xác định được  định mức chi phí vật liệu phụ thì sẽ chọn một tiêu chuẩn phân bổ phù hợp, thường là dùng tiêu chuẩn phân bổ là mức tiêu hao thực tế của vật liệu chính (nếu tiêu hao vật liệu phụ tương ứng với tiêu hao vật liệu chính ) hoặc phân bổ theo giờ máy, ca máy thi công nếu chi phí vật liệu phụ được sử dụng để phục vụ cho hoạt động máy móc thi công.

>>> Yếu Tố nguyên vật liệu đầu vào

2.3.Chi phí nhiên liệu

 

Chi phí nhiên liệu

Chi phí nhiên liệu

 

– Trong sản xuất xây lắp. trường hợp đối với cấc công trình cầu đường giao thông, dùng nhiên liệu nấu nhựa rải đường, chi phí nhiên liệu sẽ được tính vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

– Ngọc Anh –

>>> Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

>>> Kế toán chi phí và cách tăng chi phí trong doanh nghiệp

>>> Trung tâm đào tạo kế toán tại Hà Nội

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN – TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 – Tòa nhà B6A Nam Trung Yên – đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN – 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ – Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) – Hoàng Mai – Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 – Đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội – 0339.421.606