KẾ HOẠCH GIÁO DỤC 3-4 TUỔI NĂM HỌC 2020 – 2021
II. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
* Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan
17
– Trẻ có thể sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng.
– Sờ nắn, nhìn, ngửi … đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật.
– Sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng – mềm, trơn (nhẵn) – xù xì.
*Trẻ thể hiện sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng gần gũi
18
– Trẻ có thể chơi bắt chước một số hành động quen thuộc của những người gần gũi. Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
– Tìm đồ vật vừa mới cất giấu.
– Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc.
19
– Trẻ có thể nói được tên của bản thân và những người gần gũi khi được hỏi.
– Tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình.
– Tên của cô giáo, các bạn, nhóm/ lớp.
– Tên và một số đặc điểm bên ngoài của bản thân.
20
– Trẻ có thể nói được tên và chức năng của một số bộ phận cơ thể khi được hỏi.
– Tên, chức năng chính một số bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân.
21
– Nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của các đồ vật, hoa quả, con vật quen thuộc.
– Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
– Tên và một số đặc điểm nổi bật của con vật, rau, hoa, quả quen thuộc.
– Tên, đặc điểm nổi bật và công dụng của phương tiện giao thông gần gũi.
– Đồ dùng, đồ chơi của bản thân và của nhóm/lớp.
22
– Trẻ biết chỉ/nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi màu đỏ/vàng/ xanh theo yêu cầu.
– Màu đỏ, vàng, xanh.
23
– Biết chỉ hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi có kích thước to/nhỏ theo yêu cầu.
– Kích thước to – nhỏ.
– Hình tròn, hình vuông.
– Vị trí trong không gian (trên – dưới, trước – sau) so với bản thân trẻ.
– Số lượng một – nhiều
III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
* Nghe hiểu lời nói
24
– Trẻ thực hiện được nhiệm vụ gồm 2-3 hành động. Ví dụ: Cháu cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay.
-Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau
-Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc
– Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói.
25
– Trẻ trả lời được các câu hỏi : “Ai đây?”, “Cái gì đây?”, “…làm gì ?”, “….thế nào ?” (ví dụ: con gà gáy thế nào?”, …)
– Nghe các câu hỏi. “Cái gì ?”, “Làm gì ?”, “Để làm gì ?”, “Ở đâu ?”, “Như thế nào ?”
– Trả lời và đặt câu hỏi: cái gì?, làm gì?, ở đâu?, …. thế nào?, để làm gì?, tại sao?…
26
– Trẻ có thể hiểu được nội dung truyện ngắn đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật.
– Nghe hiểu nội dung truyện ngắn, tên và hành động của các nhân vật.
– Kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý.
*Nghe, nhắc lại các âm, các tiếng và các câu
27
– Trẻ có khả năng phát âm rõ tiếng.
– Phát âm rõ tiếng
28
– Trẻ có thể đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo.
– Nghe các bài thơ, đồng dao, ca dao, hò vè, câu đố, bài hát
– Đọc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3-4 tiếng.
* Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp
29
– Trẻ có thể nói được câu đơn, câu có 5 – 7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc.
– Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp.
30
– Trẻ có thể sử dụng được lời nói với các mục đích khác nhau:
+ Chào hỏi, trò chuyện.
+ Bày tỏ nhu cầu của bản thân.
+ Hỏi về các vấn đề quan tâm như: con gì đây? cái gì đây? …
– Trẻ biết:
+ Chào hỏi, trò chuyện.
+ Bày tỏ nhu cầu của bản thân.
+ Hỏi về các vấn đề quan tâm như: con gì đây? cái gì đây? …
31
– Trẻ biết nói to, đủ nghe, lễ phép.
– Nói to, rõ ràng. Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn.
*Làm quen với sách
32
– Trẻ biết mở xem và gọi tê các sự vật, hành động của các nhân vật trong tranh
– Lắng nghe khi người lớn đọc sách.
-Xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh.
IV. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MĨ
*Trẻ biết biểu lộ sự nhận thức về bản thân
33
– Trẻ nói được một vài thông tin về mình (tên, tuổi).
– Nhận biết tên gọị, một số đặc điểm bên ngoài của bản thân ( tên, tuổi)
34
– Trẻ thể hiện được điều mình thích và không thích.
– Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi yêu thích của mình
* Trẻ nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi
35
– Trẻ biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói.
– Giao tiếp với những người xung quanh.
36
– Trẻ nhận biết được trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi.
– Nhận biết một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, tức giận
37
– Trẻ biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ.
– Thể hiện một trạng thái cảm xúc: Vui, buồn, tức giận
38
– Trẻ biết biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuộc/gần gũi: bắt chước tiếng kêu, gọi.
– Quan tâm đến các vật nuôi.
– Bắt chước tiếng kêu, gọi.
* Trẻ thực hiện hành vi xã hội đơn giản
39
– Trẻ biết chào, tạm biệt, cảm ơn, ạ, vâng ạ.
– Thực hiện một số hành vi văn hóa và giao tiếp: chào tạm biệt, cảm ơn, nói từ “dạ”, ‘vâng ạ”; chơi cạnh bạn, không cấu bạn.
40
– Trẻ biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ (trò chơi bế em, khuấy bột cho em bé, nghe điện thoại…).
– Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp: xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi qui định.
– Tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
41
– Trẻ biết chơi thân thiện cạnh trẻ khác.
– Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn.
42
– Trẻ thực hiện được một số yêu cầu của người lớn.
– Thực hiện yêu cầu đơn giản của giáo viên, người lớn
* Thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/ tô màu, vẽ, nặn, xếp hình, xem tranh
43
– Trẻ biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát / bản nhạc quen thuộc.
– Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau; nghe âm thanh của các nhạc cụ.
– Hát và tập vận động đơn giản theo nhạc.
44
– Thích tô màu, vẽ, nặn, xé, xếp hình, xem tranh (cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc).
– Vẽ các đường nét khác nhau, di màu, xé, vò, xếp hình.
– Xem tranh.