Hưởng phụ cấp trách nhiệm trường bán trú đối với giáo viên
Phụ cấp trách nhiệm là gì? Quy định về mức phụ cấp trách nhiệm? Hưởng phụ cấp trách nhiệm trường bán trú đối với giáo viên?
Trường bán trú là một loại hình trường học được pháp luật quy định. Những giáo viên thực hiện việc giảng dạy hay thực hiện các công tác khác ở trong trường thì sẽ được hưởng các phụ cấp tương ứng, một trong số đó là phụ cấp trách nhiệm. Vậy giáo viên trường bán trú được hưởng phụ cấp trách nhiệm như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia cung cấp nội dung cụ thể về vấn đề này như sau:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là giáo viên ở biên giới đang được hưởng chế độ trách nhiệm bán trú là 0,3. Năm nay tôi được hướng dẫn tập sự vậy thì có được hưởng thêm trách nhiệm 0,3 nữa không? Hay chỉ được hưởng một trách nhiệm thôi?
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 05/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ ban hành
1. Phụ cấp trách nhiệm là gì?
Phụ cấp trách nhiệm dưới gói độ pháp lý được biết đến là loại phụ cấp nhằm bù đắp cho những người vừa trực tiếp sản xuất hoặc làm công tác chuyên môn nghiệp vụ vừa thực hiện việc kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo hoặc những người làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao mà điều kiện này chưa được xác định trong mức lương có bản mà người đó đang được hưởng mà được cấp thêm lương cho công việc này.
Phụ cấp trách nhiệm được xuất phát từ bản chất là một khoản tiền mà người sử dụng lao động hỗ trợ người lao động để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động và mức độ phức tạp của công việc và điều kiện sinh hoạt… chưa được tính đến hay tính chưa đầy đủ trong mức lương. Do đó, phụ cấp trách nhiệm được xác định là loại phụ cấp chứ không phải trợ cấp.
Những đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm phải đáp ứng các điều kiện là:
Xem thêm: Cách tính phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm với cán bộ công đoàn
-Phụ cấp trách nhiệm được cấp cho người lao động làm một số công việc thuộc công tác quản lý (như tổ trưởng, tổ phó, đội trưởng, đội phó, quản đốc, đốc công, trưởng ca, phó trưởng ca, trưởng kíp, phó trưởng kíp và chức danh tương tự)
– Phụ cấp trách nhiệm được cấp cho người lao động làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn so với trách nhiệm đã tính trong mức lương của thang lương, bảng lương (như thủ quỹ, thủ kho, kiểm ngân và chức danh tương tự).
– Phụ cấp trách nhiệm cho người lao động được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng.
– Phụ cấp trách nhiệm được cấp cho người lao động khi không làm công việc được hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 01 tháng trở lên thì không hưởng phụ cấp trách nhiệm.
Với các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước do nhà nước quản lý và phụ trách điều hành toàn bộ thì sẽ được ngân sách nhà nước sẽ thực hiện chi trả theo dự toán ngân hành mà các cơ quan, doanh nghiệp được giao hàng năm. Với các cơ quan và doanh nghiệp có đặc điểm thực hiện tự chủ tài chính thì sẽ do ngân sách từ nguồn kinh phí và tài chính của công ty tự chi trả. Tiền phụ cấp trách nhiệm này sẽ được trả cho người lao động cùng với tiền lương hàng tháng và nó sẽ không được dùng để tính bảo hiểm xã hội .
2. Quy định về mức phụ cấp trách nhiệm
Phụ cấp trách nhiệm công việc theo quy định tại Thông tư 05/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ ban hành thì bao gồm 4 mức: 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1 so với mức lương tối thiểu chung. Theo mức lương tối thiểu chung 290.000 đồng/tháng thì các mức tiền phụ cấp trách nhiệm công việc thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Mức 1 với hệ số 0,5 có mức tiền phụ cấp thực hiện 01/10/2004 là 145.000 đồng;
Mức 2 với hệ số 0,3 có mức tiền phụ cấp thực hiện 01/10/2004 là 87.000 đồng;
Xem thêm: Kiêm nhiệm thêm thủ quỹ có được hưởng phụ cấp trách nhiệm không?
Mức 3 với hệ số 0,2 có mức tiền phụ cấp thực hiện 01/10/2004 là 58.000 đồng;
Mức 4 với hệ số 0,1 có mức tiền phụ cấp thực hiện 01/10/2004 là 29.000 đồng;
Đối tượng áp dụng các mức phụ cấp trách nhiệm công việc theo quy định của Thông tư 05/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ ban hành thì ở mỗi mức và hộ số lương khác nhau thì sẽ quy định cho các đối tượng khác nhau:
Thứ nhất, ở mức 1, hệ số 0,5; áp dụng đối với các đối tượng là
– cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của các phòng Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 2, Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 3,
-Bảo vệ sức khỏe Trung ương 5 thuộc Bệnh viện Hữu nghị và phòng Bảo vệ sức khoẻ cán bộ Trung ương phía Nam thuộc Bệnh viện Thống nhất; lái xe phục vụ các chức danh từ Phó Thủ tướng Chính phủ và tương đương trở lên.
Thứ hai, ở mức 2, hệ số 0,3 áp dụng đối với các đối tượng được quy định ở mức này và hệ số này là các
-Trạm trưởng, Trại trưởng các trạm, trại nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm khoa học kỹ thuật của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;
Xem thêm: Quy định về phụ cấp trách nhiệm đối với thủ quỹ
-Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thuộc biên chế trả lương của các trường chuyên biệt; Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng I;
-Huấn luyện viên trưởng đội tuyển thể dục, thể thao Quốc gia; Lái xe phục vụ chức danh Bộ trưởng và tương đương; Trưởng kho vật liệu nổ, nhân viên cung ứng vật liệu nổ.
Thứ ba, ở mức 3, hệ số 0,2 áp dụng đối với các đối tượng được quy định ở mức này và hệ số này là
-Trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện, Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong các bảo tàng hạng II trở lên, kho khu di tích Phủ Chủ tịch; Trưởng kho lưu trữ tài liệu thuộc Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước;
-Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao ở đội tuyển Quốc gia làm công tác kiểm tra, theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho các vận động viên;
-Lái xe phục vụ các chức danh Thứ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương; Phó trưởng kho vật liệu nổ,….
Thứ tư, ở mức 4, hệ số 0.1 áp dụng đối với các đối tượng được quy định ở mức này và hệ số này là
-Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng III;
Xem thêm: Mức phụ cấp cho giáo viên kiêm bí thư đoàn trường là bao nhiêu?
-Cán bộ, viên chức y tế chuyên trách đỡ đẻ ở các trạm, bệnh viện, viện phụ sản, các khoa sản ở bệnh viện đa khoa và ở trung tâm y tế;
-Cán bộ, viên chức y tế trực tiếp làm kiểm nghiệm thuốc;
-Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao ở đội tuyển cấp ngành, tỉnh làm công tác kiểm tra, theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho các vận động viên; Nhân viên bảo vệ, thủ kho vật liệu nổ; Thủ quỹ cơ quan, đơn vị; Tổ trưởng các ngành còn lại,…
3. Hưởng phụ cấp trách nhiệm trường bán trú đối với giáo viên
Theo quy định tại Mục I Thông tư số 05/2005/TT-BNV, quy định về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có quy đinh về phạm vi được hưởng như sau: “Phụ cấp trách nhiệm công việc áp dụng đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và do bổ nhiệm (không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo”).
Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thuộc biên chế trả lương của các trường chuyên biệt;
Điểm b khoản 2 mục I Thông tư số 05/2005/TT-BNV quy định thì mức 2, hệ số 0,3 áp dụng đối với:
+ Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thuộc biên chế trả lương của các trường chuyên biệt;
+ Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng I.
Xem thêm: Cách tính mức phụ cấp trách nhiệm chức vụ kế toán trưởng
Khoản 4, 5 Điều 23 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định về chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự như sau:
“4. Trong thời gian hướng dẫn tập sự, người hướng dẫn tập sự được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm bằng 0,3 mức lương tối thiểu hiện hành
5. Người hướng dẫn tập sự và người tập sự còn được hưởng các chế độ tiền thưởng và phúc lợi khác (nếu có) theo quy định của Nhà nước và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập”.
Theo quy định tại khoản 2 mục III Thông tư số 05/2005/TT-BNV, quy định về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định về cách chi trả phụ cấp trách nhiệm như sau:
“Cách chi trả phụ cấp:
Phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
Khi không làm công việc có quy định hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc từ một tháng trở lên thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc”.
Như vậy, đối với việc bạn vừa là giáo viên ở biên giới đang được hưởng chế độ trách nhiệm bán trú và viêc năm nay bạn được hướng dẫn tập sự vậy thì có được hưởng thêm trách nhiệm 0,3 nữa vì theo quy đinh ở Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Thông tư số 05/2005/TT-BNV, quy định về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức thì hai loại phụ cấp mà bạn đang được hưởng là khác nhau thì đương nhiên quyền lợi của bạn trong trường hợp này sẽ được xác định bằng cách cộng hai loại trợ cấp đối với giáo viên ở biên giới đang được hưởng chế độ trách nhiệm bán trú và người hướng dẫn tập sự và người tập sự còn được hưởng các chế độ tiền thưởng và phúc lợi khác với nhau để đảm bảo quyền lợi của bạn theo như quy định về phụ cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Quy định về hưởng phụ cấp chức vụ hay phụ cấp trách nhiệm