Chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi

Lĩnh vực PT

STT

 

Mục tiêu giáo dục

 

 

Nội dung giáo dục

 

Phát triển thể chất

1

– Biết bắt đầu và kết thúc động tác bài tập thể dục sáng đúng nhịp.

– Thực hiện các động tác thể dục sáng.

2

– Phát triển sự phối hợp vận động của các bộ phận cơ thể, vận động nhịp nhàng với bạn, điều chỉnh hoạt động theo tín hiệu.

– Đi, chạy làm theo người dẫn đầu

– Chạy theo đường thẳng

– Chạy theo trò chơi “Tín hiệu”

– Chuyền bóng, bắt bóng.

  • Đi theo đường hẹp, nhảy qua mương.

3

– Phát triển sự linh hoạt giữa đôi bàn tay, bàn chân và sự nhanh nhạy của đôi mắt.

– Lăn bóng theo trò chơi “ cho bạn cho tôi”.

4

– Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập

 

– Ném xa bằng một tay (thi xem ai ném xa nhất).

– Ném xa bằng 2 tay.

– Ném trúng đích

5

 

– Biết phối hợp vận động và các giác quan, sự khéo léo.

  • Bật tiến về phía trước.

 

6

  • Bò trong đường hẹp (3×0,4m) không chệch ra ngoài.

  • Đi, bò chui qua cổng

  • Bò trườn

7

  • Phối hợp tay – mắt trong vận động

+Tung bắt bóng với cô; bắt được ba lần liền không rơi bóng (khoảng cách 2,5m)

+Tự đập bắt bóng được 3 lần liên tiếp (bóng 18cm)

  • Tung và đập bóng

8

– Giữ thăng bằng cơ thể khi thực hiện các vận động:

+ Đi hết đoạn đường hẹp (3mx0,2m)

+ Đi kiểng gót liên tục 3m

  • Đi trong đường hẹp, bật xa 30 cm

9

– Phát triển vận động trườn về phía trước.

– Trườn về phía trước

– Trườn sấp theo hướng thẳng

10

– Luyện tập cho trẻ tính mạnh dạn, khéo léo khi trèo lên xuống thang.

  • Leo thang.

11

– Phát triển sự nhanh nhẹn, khéo léo và phối hợp vận động-các giác quan.

  • Ném trúng đích.

  • Đi ngang bước dồn.

12

– Phát triển sự phối hợp vận động và các giác quan

– Bật qua dây

13

  • Phát triển một số vận động cơ bản mô phỏng các con vật, đồ vật.

  • Bật tại chỗ theo trò chơi “nhảy cao như bóng nẩy”

  • Bò bằng bàn tay, bàn chân

  • Bò bằng bàn tay, cẳng chân

14

  • Phát triển sự nhanh nhẹn khéo léo và phối hợp giữa các chi, rèn luyện sức khoẻ dẻo dai cho trẻ.

  • Bật sâu 15 cm.

– Chạy nhanh 10- 15m

– Chạy chậm 60-80m

15

  • Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp

– Bò- chui qua cổng

– Ném – chạy theo trò chơi “Thi xem ai ném xa nhất”

16

– Biết mặc và cởi quần áo dưới sự giúp đỡ của người lớn.

– Các loại cử động của bàn tay, ngón tay, cổ tay.

– Lắp ráp các hình, xâu luồn các hạt.

– Mặc quần, mặc áo, cài, cởi cúc áo.

17

– Trẻ có thói quen tốt trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường  sạch sẽ.

– Rèn luyện thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi qui định… biết giữ gìn vệ sinh môi trường

18

–  Biết không đi theo người lạ

– Giáo dục trẻ không  theo người lạ mặt ra khỏi trường, biết xin phép cô khi đi ra ngoài.

– Biết tránh một số trường hợp không an toàn: Có người lạ bế ẳm, rủ đi chơi…

19

– Biết một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình.

– Biết tên ba mẹ, người thân gần gũi, biết số nhà, số điện thoại để nhờ người giúp đỡ khi bị lạc đường.

20

– Biết mặt trang phục phù hợp thời tiết.

– Trẻ biết mặc quần áo ấm khi trời lạnh, biết mặt quần áo mát khi trời nóng nực, trời mưa biết mặt áo mưa, đội nón, che dù khi trời nắng.

21

– Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.

– Thói quen rửa tay bằng xà phòng

– Tập luyện thao tác rửa tay đúng cách theo 6 bước.

– Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn

– Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe. Giữ gìn vệ sinh cá nhân

22

– Kể được tên một số món ăn hàng ngày

– Nói được các bữa ăn trong ngày và một số món ăn hằng ngày ở trường, ở nhà ,

– Kể tên những món ăn mà trẻ biết, trẻ thích.

– Biết các loại thức ăn để cơ thể mau lớn, khỏe mạnh.

23

– Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.

 

-Tránh những vật nhọn sắt như dao, nĩa, đinh que v.v.. Những nơi nguy hiểm như: hố, bếp, sàn nước,  phải có người lớn đi cùng

– Biết bảo vệ sức khoẻ không chơi những vật dụng gây nguy hiểm đến tính mạng.

24

– Có kỹ năng ăn uống các loại trái cây

– Trẻ biết bỏ hạt khi ăn một số loại quả như: dưa hấu, mãng cầu, nhãn, chôm chôm, cam, quýt…, không dùng dao để cắt trái cây mà phải nhờ người lớn giúp.

25

– Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.

– Biết và không uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều đồ ngọt dễ  sâu răng.

– Biết và không uống các loại nước quá lạnh sẽ dễ bị ho.

26

  • B

    iết mối nguy hiểm khi chọc hoặc chơi gần chó mèo lạ, cẩn thận khi tiếp xúc với những con vật dữ.

– Biết cách tránh các hành động gây nguy hiểm như chọc phá các con vật nuôi để giữ an toàn cho bản thân mình.

 

27

Trẻ biết giữ an toàn khi tham gia giao thông

 

– Biết ngồi xe máy phải đội nón bảo hiểm, vịn tay, ngồi xe hơi không thò đầu ra ngoài…

Phát triển nhận thức

28

– Nhận xét về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát.

– Tên gọi, đặc điểm bên ngoài, ích lợi và tác hại của con vật, cây, hoa, quả.

– So sánh sự giống-khác nhau của 2 con vật, cây, hoa, quả.

– Tên gọi, đặc điểm và công dụng của đồ dùng đồ chơi.

– So sánh sự giống-khác nhau của 2-3 đồ dùng, đồ chơi

29

– Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật.

 

– Quá trình phát triển của cây, con vật. – Quan sát mối liên hệ đơn giản giữa cây cối, con vật với môi trường sống.

– Cách chăm sóc, bảo vệ cây cối, con vật quen thuộc.

30

– Nhận biết được sự cần thiết của nước.

– Các nguồn nước trong môi trường sống.

– Trẻ biết có các loại nước, nước uống và nước sinh hoạt hàng ngày.

– Ích lợi của nước đối với đời sống con người, con vật, cây cối.

– Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.

31

– Phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm… để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng.

– Chức năng của các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể

– Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi.

32

– Làm thử nghiệm đơn giản, dự đoán, quan sát, so sánh kết quả.

 

– Không khí, các nguồn ánh sáng, nước và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây.

– Một số đặc điểm, tính chất của nước, đồ vật…

33

– Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: xem sách, tranh ảnh, nhận xét và trò chuyện.

– Một số hiện tượng thời tiết theo mùa và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của con người.

34

– Phân loại các đối tượng theo một hoặc hai dấu hiệu.

 

– Đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông và phân loại theo 1-2 dấu hiệu.

– Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 2-3 dấu hiệu

– Phân loại cây, hoa, quả, con vật theo 2-3 dấu hiệu

35

– Nhận xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng gần gũi.

– Mối quan hệ về thời tiết

– Mối quan hệ giữa thực vật, động vật  và môi trường sống.

36

– Biết được một số đặc điểm nổi bật của mùa xuân, mùa hè.

– Nhận biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật của mùa

+ Mùa xuân: Nhiều hoa nở, có ngày Tết cổ truyền.

+ Mùa hè: Nắng nóng, mưa nhiều, có  hoa phượng nở, ve kêu.

37

– Có một số hiểu biết ban đầu về một số khái niệm sơ đẳng về toán.

– Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng.

– Nhận biết 1 và nhiều

– Nhận biết sự giống và khác nhau giữa 2 nhóm đối tượng bằng kỹ năng xếp tương ứng.

38

–  Biết so sánh kích thước các đối tượng.

– So sánh kích thước 2 đối tượng: To-nhỏ, cao- thấp, dài-ngắn.

– Đặt cạnh, đặt chồng các đối tượng và diễn đạt kết quả.

– So sánh các đối tượng trong thực tế.

39

– Xác định được vị trí: trên, dưới, trước, sau của  một vật so với một vật khác;  phải, trái của bản thân

– Xác định vị trí của đồ vật: phía trước – phía sau; phía trên – phía dưới so với bạn khác, với một vật nào đó làm chuẩn; phía phải – phía trái so với bản thân trẻ.

40

– Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và sao chép lại.

Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi

 

41

Chỉ ra các điểm giống, khác nhau giữa hai hình (tròn và tam giác, vuông và chữ nhật…)

So sánh sự khác – giống nhau của các hình: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật.

42

– Sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản.

– Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.

43

– Biết họ và tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện.

– Họ tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân

44

– Biết họ, tên và công việc của bố mẹ, các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình

– Họ tên, công việc của bố mẹ, những người thân trong gia đình và công việc của họ. Một số nhu cầu của gia đình.

45

– Biết địa chỉ của gia đình mình khi được hỏi, trò chuyện.

– Địa chỉ của gia đình mình (số nhà, xã phường đang ở).

46

– Biết tên và địa chỉ của trường, lớp khi được hỏi, trò chuyện

– Tên, địa chỉ của trường, lớp.

 

47

– Biết tên, một số công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi trò chuyện.

– Tên, công việc của cô giáo và các cô bác ở trường.

 

48

– Biết tên và một vài đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi, trò chuyện.

– Họ, tên và một vài đặc điểm của các bạn; các hoạt động của trẻ ở trường

49

– Biết tên, công việc, công cụ, sản phẩm, ích lợi…của một số nghề khi được hỏi, trò chuyện.

– Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương.

50

– Biết tên và một vài hoạt động của một số ngày lễ hội.

– Ngày Tết trung thu, ngày Tết cổ truyền, ngày sinh nhật .

Phát triển ngôn ngữ

51

 

– Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày.

– Nghe, hiểu các từ chỉ  người, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi, quen thuộc.

– Hiểu và làm theo một số yêu cầu đơn giản

52

– Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động  trong sinh hoạt hàng ngày

– Sử dụng các từ chỉ hành động: Đi, chạy, nhảy, cầm, nắm…

– Các từ chỉ tên gọi của các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, các từ chỉ đặc điểm của cây rau, hoa quả, con vật, đồ vật, các phương tiện giao thông…

53

– Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.

 

– Nhìn vào tranh minh họa và gọi tên các nhân vật.

– Nghe hiểu nội dung các câu đơn.

– Nghe các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ câu đố, hò vè phù hợp với độ tuổi.

54

– Nói rõ để người nghe có thể hiểu được

– Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.

55

– Sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm…

 

– Trả lời và đặt các câu hỏi: “Ai?”, “cái gì?”, “ở đâu?”, “khi nào?”, “để làm gì?”, “đang làm gì?”…

56

– Sử dụng được các loại câu đơn, câu ghép.

– Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu ghép.

57

– Kể lại được sự việc đơn giản.

– Kể lại sự việc có tình tiết đơn giản.

58

– Đọc thuộc bài thơ, đồng dao, ca dao…

– Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè phù hợp độ tuổi

59

– Kể chuyện đơn giản đã được nghe và có sự giúp đỡ của người lớn.

– Kể lại truyện đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn.

60

– Bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong chuyện

– Kể lại chuyện theo trí nhớ

– Tập đóng kịch.

61

– Biết kể chuyện theo tranh, đồ vật

– Biết dựa theo tranh để kể lại thành một câu chuyện theo ngôn ngữ của trẻ có sự giúp đỡ của người lớn.

– Lựa chọn và kể về đồ vật đã chọn theo hiểu biết của trẻ.

62

– Sử dụng các từ như “vâng ạ”, “Dạ”, “thưa” trong giao tiếp.

– Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép

 

63

– Điều chỉnh giọng nói phù hợp khi được nhắc nhỡ.

– Phát âm các tiếng có chứa các âm khó.

– Điều chỉnh giọng nói vừa đủ nghe.

64

– Chọn sách để xem

 

– Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau.

– Giữ gìn, bảo quản sách

65

– Mô tả hành động của các nhân vật trong tranh

– “Đọc” truyện qua các tranh vẽ

66

– Cầm sách đúng chiều và lật từng trang để xem tranh ảnh.  “Đọc” sách theo tranh minh họa (“đọc vẹt”).

– Lật từng trang không để nhăn sách, không bỏ sót trang.

– Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách.

67

– Nhận ra kí hiệu thông thường trong cuộc sống: nhà vệ sinh, cấm lửa, nguy hiểm…

 

– Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường cho người đi bộ…)

 

Phát triển

thẩm mỹ

68

– Hát tự nhiên, hát được theo bài hát quen thuộc.

 

– Bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc gần (nhạc thiếu nhi, dân ca)

69

-Vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.

– Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhạc, bài hát.

– Vận động minh họa theo bài hát trong chương trình.

70

– Sử dụng các kỹ năng tạo hình đơn giản để tạo ra sản phẩm.

 

– Vẽ các nét thẳng, xiên, ngang, tạo thành bức tranh đơn giản.

– Xé theo dải, xé vụn và dán thành sản phẩm đơn giản.

– Lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹp để tạo thành các sản phẩm có 1 khối, nhiều khối.

– Xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản.

71

– Cắt theo đường vẽ sẵn.

– Cắt theo đường thẳng vẽ sẵn.

– Cắt theo ý thích.

72

  • Rèn cho trẻ

     k

    năng tạo hình.

  • Rèn cho trẻ kỹ năng tô màu, cách cầm bút tô đúng.

73

– Nhận xét các sản phẩm tạo hình.

  • Trẻ biết quan sát nhìn xem các sản phẩm và nhận xét theo ý kiến của mình.

74

  • Thể hi

    n sự thích thú trước cái đẹp

  • Trẻ ngắm nhìn vẽ đẹp nổi bật của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống, đồ dùng đồ chơi.

  • Mong muốn tạo ra cái đẹp.

Phát triển

tình cảm và kỹ năng xã hội

75

– Nói được điều bé thích, không thích, những việc gì bé có thể làm được.

– Sở thích, khả năng của bản thân

 

76

– Có gắng hoàn thành công việc được giao (trực nhật, dọn đồ chơi)

– Hoàn thành công việc được giao

77

– Nhận biết cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cử chỉ qua tranh ảnh…

– Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh.

78

– Biết biểu lộ một số cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên.

– Biểu lộ trạng thái cảm xúc, tình cảm phù hợp qua cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát, vận động; vẽ, nặn, xếp hình.

79

– Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích.

 

– Biết hạn chế cảm xúc tiêu cực như: La hét, gào khóc, ném đồ chơi … khi được người khác an ủi và giải thích.

 

80

– Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ.

– Kính yêu Bác Hồ

 

81

– Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch đẹp

 

– Thói quen tự phục vụ để giữ vệ sinh cá nhân.

– Giữ đầu tóc quần áo sạch sẽ gọn gàng.

– Chải đầu khi tóc rối.

82

– Biết làm một số việc tự phục vụ hàng ngày.

– Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

– Rửa mặt khi dơ

– Đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ.

83

– Thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình: sau khi chơi biết cất đồ chơi vào nơi quy định, giờ ngủ không làm ồn, vâng lời ông bà, cha mẹ.

 

-Một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường)

– Yêu mến quan tâm đến người thân trong gia đình.

– Quan tâm, giúp đỡ bạn, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc vừa sức.

– Phân biệt hành vi “đúng”-“sai”, “tốt”-“xấu”

84

– Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép.

– Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép.

85

– Chú ý nghe khi cô, bạn nói.

– Lắng nghe cô và bạn nói

 

86

– Biết chờ đến lượt khi được nhắc nhở.

– Chờ đến lượt, hợp tác.

87

– Biết trao đổi, thỏa thuận với bạn để thực hiện hoạt động chung (chơi, trực nhật…)

– Phối hợp, thỏa thuận với bạn khi chơi, làm nhiệm vụ.

88

– Thích chăm sóc cây, con vật thân thuộc

– Nhận biết cây cối, con vật cần được chăm sóc  để lớn lên.

– Biết cho con vật quen thuộc ăn (gà, vịt).

-Thích được tham gia chăm sóc cây cối như : Nhặt lá vàng, tưới cây, …

– Tiết kiệm  nước.

89

– Có thói quen bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.

– Thói quen bỏ rác vào thùng.

– Giữ gìn vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học.

– Tiết kiệm điện, nước.

– Không ngắt hoa, bẻ cành.

– Chăm sóc cây xanh trong lớp, ngoài sân trường.