Cẩm nang mang thai tuần thứ 39 ⋆ Hồng Ngọc Hospital
Bước sang thời điểm thai tuần thứ 39 là lúc mẹ nên lưu ý tới những thay đổi ở mẹ và bé cùng với những dấu hiệu sắp sinh… Rất nhiều mẹ bầu chuyển dạ mà không cần chờ đến ngày dự sinh nên mẹ cần lưu ý. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Sinh con ở thai tuần thứ 39, nguy hiểm hay không?
Chuyển dạ sinh đủ tháng ;à khi thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 đến tuần 42 (trung bình là 40 tuần). Lúc này, thai nhi đã trưởng thành và có khả năng phát triển độc lập ở môi trường ngoài tử cung. Chính vì vậy nếu như mẹ sinh con ở thai tuần thứ 39 là điều hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại, bé sẽ vẫn rất khỏe mạnh và phát triển bình thường.
Mẹ hãy chú ý về sức khỏe của bản thân, trang bị đủ kiến thức về những thay đổi của con để sẵn sàng cho cuộc sinh nở đầy thử thách.
Đặc điểm thai phụ 39 tuần
Tâm lý lo lắng
Bà bầu tuần 39 thường cảm thấy mệt mỏi và hồi hộp chờ đợi đến ngày vượt cạn. Vùng bụng dưới của mẹ căng to vì bào thai đã di chuyển xuống dưới. Tư thế đi đứng của thai phụ cũng trở nên nặng nề hơn do trọng tâm cơ thể dồn về phía trước.
Cơn đau chuyển dạ
Bà bầu 2 tuần cuối cần theo dõi sự thay đổi của cơ thể, cảnh giác với các dấu hiệu chuyển dạ. Tuy nhiên mẹ cũng không cần quá căng thẳng về điều này. Dấu hiệu chuyển dạ có thể đến sớm vào tuần thai thứ 39 hoặc sau một tuần nữa.
Đặc biệt mẹ bầu tuần 39 thường gặp phải cơn gò chuyển dạ giả. Các cơn đau chuyển dạ giả thường tập trung ở vùng bụng dưới và phần háng, trong khi cơn gò chuyển dạ thật hầu hết xuất hiện ở lưng dưới và có thể lan ra toàn bộ vùng bụng. Chuyển dạ thật ngày càng trở nên nặng nề hơn qua thời gian và không biến mất khi sản phụ ăn, uống nước hay thay đổi tư thế.
Đau vùng xương chậu
Bà bầu mang thai tuần 39 bắt đầu cảm thấy vùng xương chậu giãn rộng và những cơn co thắt sinh lý xảy ra dồn dập hơn. Phần đầu của em bé cũng như toàn bộ bào thai lọt vào vùng xương chậu, gây áp lực không nhỏ lên các cơ và dây chằng tại đây, dẫn đến đau.
Đau lưng
Những cơn co thắt sinh lý Braxton Hicks xuất hiện ngày càng nhiều và nặng nề hơn khiến bà bầu tuần 39 cảm thấy khó chịu, nhất là những trường hợp đã từng mang thai trước đó.
Mẹ bầu 2 tuần cuối thường chỉ cảm thấy những cử động nhẹ của thai nhi, thay vì những cú đạp nhiều và mạnh như các tuần trước đó.
Chứng ợ nóng và khó tiêu
Chứng ợ nóng trong tuần thai này có thể sẽ lên đến đỉnh điểm. Để khắc phục, thai phụ nên uống nước trước hoặc sau khi dùng bữa, hạn chế uống nước trong khi ăn.
Tiêu chảy
Khi cơ thể bà bầu sẵn sàng để sinh con, các cơ bắp tại trực tràng có thể nới lỏng ra, dẫn đến việc đi tiêu phân lỏng.
Bệnh trĩ
Áp lực của thai nhi lên vùng chậu có thể khiến cho việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn và có nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ.
Xuất huyết âm đạo
Dịch tiết từ âm đạo của thai phụ có thể bị nhuốm đỏ bởi màu máu (có khi là màu hơi hồng hoặc hơi nâu) do các mạch máu ở cổ tử cung bị vỡ. Đây là một dấu hiệu cho thấy cổ tử cung của bà bầu tuần 39 đang giãn và mở rộng ra, chuẩn bị cho quá trình sinh em bé.
Bụng tụt xuống
Ở giai đoạn này, thai tụt sâu xuống dưới tử cung làm bụng bầu của mẹ cũng tụt xuống. Mẹ luôn có cảm giác nặng nề và đi lại khó hơn. Thế nhưng thời điểm này mẹ thấy dễ thở hơn trước do thai nhi tụt xuống.
Tuy nhiên có nhiều trường hợp thai 39 tuần bụng chưa tụt có thể do ngôi thai ngược. Nếu có các dấu hiệu chuyển dạ đẻ trong vòng 24 giờ như vỡ ối, đau bụng dữ dội, tử cung mở thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Bong nút nhầy cổ tử cung
Trong suốt quá trình mang thai, nút nhầy cổ tử cung giúp bảo vệ màng ối và thai nhi trong tử cung tránh khỏi nguy cơ bị vi khuẩn tại âm đạo tấn công. Nút nhầy này trông giống như tinh dịch hay nước mũi, có màu trong suốt hoặc lẫn màu đỏ tươi của máu, đôi khi lại có màu nâu, đặc và dính. Hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung báo hiệu em bé sắp chào đời.
Vỡ ối
Vỡ ối là một trong những dấu hiệu nguy cấp, cho thấy người mẹ mang thai sắp sinh bé. Túi ối vỡ ra thường kèm theo những cơn co thắt tử cung, gây ra hiện tượng đau bụng.
Mỗi người có triệu chứng vỡ ối khác nhau, có người thấy xuất hiện dòng nước ối chảy nhiều, nhanh và mạnh tuôn ra từ đường âm đạo, có khi chỉ thấy nước ối rỉ ra khá ít. Đối với bà bầu mang thai 39 tuần, khả năng sinh con trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối là rất cao.
Đặc điểm thai nhi 39 tuần
Trọng lượng cơ thể
Ở tuổi thai này, bé yêu đã tăng nhanh trọng lượng cơ thể, thông thường sẽ tăng so với tuần thai 38 tăng 0,2 gam và dài hơn 0,2cm. Trung bình bé đã đạt 3,2kg và có chiều dài khoảng 51cm.
Chỉ số thai 39 tuần theo từng ngày
Dựa vào kết quả siêu âm, mẹ có thể so sánh và biết được con mình có phát triển đúng theo tiêu chuẩn hay không? Các chỉ số thai 39 tuần được tính dựa trên số tuần tuổi cộng với ngày xê dịch trong tuần thai từ 0 – 6 ngày. Những chỉ số nêu dưới đây chỉ mang tính tham khảo, bé có thể chênh lệch chỉ số thai nhi lớn hoặc nhỏ, không nhất thiết phải đạt đúng chỉ số đó.
Thai tuần 39 + 0
-
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) từ 89-97 mm, trung bình 93 mm
-
Chiều dài xương đùi (FL) từ 68-82 mm, trung bình 73 mm
-
Chu vi vòng bụng (AC) từ 295-405 mm, trung bình 350 mm
-
Chu vi vòng đầu (HC) từ 322-362 mm, trung bình 342 mm
-
Cân nặng ước tính (EFW) từ 2851-4019 g, trung bình 3435 g
Thai tuần 39 + 1
-
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) từ 87-99 mm, trung bình 93 mm
-
Chiều dài xương đùi (FL) từ 68-82 mm, trung bình 73 mm
-
Chu vi vòng bụng (AC) từ 301-400 mm, trung bình 353 mm
-
Chu vi vòng đầu (HC) từ 323-363 mm, trung bình 343 mm
-
Cân nặng ước tính (EFW) từ 2873-4050 g, trung bình 3461 g
Thai tuần 39 + 2
-
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) từ 89-97 mm, trung bình 93 mm
-
Chiều dài xương đùi (FL) từ 68-82 mm, trung bình 73 mm
-
Chu vi vòng bụng (AC) từ 305-405 mm, trung bình 355 mm
-
Chu vi vòng đầu (HC) từ 323-363 mm, trung bình 343 mm
-
Cân nặng ước tính (EFW) từ 2895-4080 g, trung bình 3488 g
Thai tuần 39 + 3
-
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) từ 89-97 mm, trung bình 93 mm
-
Chiều dài xương đùi (FL) từ 68-82 mm, trung bình 73 mm
-
Chu vi vòng bụng (AC) từ 309-405 mm, trung bình 357 mm
-
Chu vi vòng đầu (HC) từ 324-364 mm, trung bình 344 mm
-
Cân nặng ước tính (EFW) từ 2917-4111 g, trung bình 3514 g
Thai tuần 39 + 4
-
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) từ 88-100 mm, trung bình 94 mm
-
Chiều dài xương đùi (FL) từ 69-83 mm, trung bình 74 mm
-
Chu vi vòng bụng (AC) từ 314-404 mm, trung bình 359 mm
-
Chu vi vòng đầu (HC) từ 324-364 mm, trung bình 344 mm
-
Cân nặng ước tính (EFW) từ 2938-4142 g, trung bình 3540 g
Thai tuần 39 + 5
-
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) từ 88-100 mm, trung bình 94 mm
-
Chiều dài xương đùi (FL) từ 69-83 mm, trung bình 74 mm
-
Chu vi vòng bụng (AC) từ 319-404 mm, trung bình 361 mm
-
Chu vi vòng đầu (HC) từ 325-365 mm, trung bình 345 mm
-
Cân nặng ước tính (EFW) từ 2960-4173 g, trung bình 3566 g
Thai tuần 39 + 6
-
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) từ 88-100 mm, trung bình 94 mm
-
Chiều dài xương đùi (FL) từ 69-83 mm, trung bình 74 mm
-
Chu vi vòng bụng (AC) từ 323-404 mm, trung bình 364 mm
-
Chu vi vòng đầu (HC) từ 325-365 mm, trung bình 345 mm
-
Cân nặng ước tính (EFW) từ 2982-4203 g, trung bình 3593 g
Thay lớp da non
Lớp da bên ngoài của bé đã bong tróc và được thay bằng lớp da mới. Lông tơ và các chất bảo vệ cơ thể bé đã mất đi.
Cơ thể tiết ra chất bôi trơn
Đến tuổi thai này, cơ thể bé tiết ra hoạt chất bôi trơn có tác dụng tránh lá phổi dính nhau để bé có thể dễ dàng hít thở khi ra bên ngoài.
Những thay đổi khác của thai nhi
-
Tóc dài ra: Tóc bé đã ra 3cm, nhưng vẫn là tóc tơ.
-
Tuần thai này nhịp tim bé đập nhanh hơn nhịp tim của mẹ.
-
Não và phổi tiếp tục phát triển.
-
Dây rốn dày và dài hơn: Dây rốn đã dài khoảng 50cm và dày tới 1,3cm. Ở tuổi thai dây rốn bị thắt lại và quấn quanh người bé.
-
Các cơ quan đã hoàn thiện các chức năng báo hiệu răng mẹ có thể yên tâm bé có thể chào đời bất cứ lúc nào vào thời điểm này.
-
Cơ bắp tay và chân của em bé tuần 39 trở nên săn chắc hơn, móng chân và móng tay gần như hoàn thiện. Phần đầu của thai nhi đã lọt vào vùng xương chậu và sẵn sàng cùng mẹ vượt cạn.
-
Vị trí của bé tụt sâu xuống tử cung, sẵn sàng ra bên ngoài. Vì vậy bé ít hoạt động hơn do bụng mẹ chật chội, hạn chế khả năng vận động của bé.
Lời khuyên dành cho mẹ bầu mang thai 39 tuần
Ở giai đoạn về đích này, mẹ có thể sinh bé bất cứ lúc nào. Vì vậy mẹ cần làm những việc sau:
Đi khám thai
Các mẹ nên khám theo sự chỉ định của bác sĩ về: Cân đo huyết áp, cử động thai, thử nước tiểu, kiểm tra cổ tử cung, siêu âm xác định ngôi thai, nước ối, bánh nhau, xét nghiệm máu…
Giữ tâm trạng thoải mái
Mang thai tuần 39 là giai đoạn rất nhạy cảm đối với thai kỳ. Tuy nhiên, bà bầu không nên quá lo lắng, căng thẳng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe trong tuần thai này. Thay vào đó, bà bầu 2 tuần cuối nên chú trọng nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng vừa phải, quan trọng nhất là giữ cho tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng.
Điều chỉnh ngôi thai của bé
Bà bầu tuần 39 cần thực hiện một số bài tập để hỗ trợ em bé xoay đầu. Trong trường hợp thai nhi của mẹ đang là ngôi thai mông (hay ngôi ngược), nghĩa là mông thai nhi nằm hướng về phía âm hộ của mẹ, đầu thai lại nằm ở đáy tử cung, hướng về phía ngực mẹ. Ngôi mông sẽ khiến cho việc sinh nở gặp nhiều khó khăn.
Để hỗ trợ em bé xoay về ngôi thuận, mẹ bầu có thể thực hiện nghiêng xương chậu, quỳ gối với hai đầu gối cách xa nhau và cúi xuống để ngực chạm mặt đất, đều đặn ba lần mỗi ngày.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Giai đoạn này mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như sắt, protein, canxi, vitamin để tăng cường sức đề kháng, có thể trạng tốt sẵn sàng “vượt cạn”.
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
bà bầu 2 tuần cuối nên chú trọng ngủ nghỉ vào những khoảng thời gian rảnh trong ngày. Mẹ cũng nên thường xuyên đi bộ để có thêm sự dẻo dai, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình vượt cạn.
Chuẩn bị sẵn sàng hành trang đi sinh
Thai 39 tuần tuổi là giai đoạn về đích, bé đã phát triển toàn diện và sẵn sàng cho việc chào đời bất cứ lúc nào. Tuần 39 hoặc trước đó, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ hành trang vào viện cho mình thật chu đáo vì mẹ có thể chuyển dạ đột ngột bất cứ lúc nào mà không chờ tới ngày dự sinh.
Mẹ phải mang đầy đủ giấy tờ và hồ sơ cần thiết để phục vụ cho việc làm thủ tục nhập viện. Đồng thời việc chuẩn bị những vật dụng, tư trang cho cả bố mẹ và con phải được chuẩn bị thật chu đáo.
Với tiêu chí không đầy nhưng phải đủ, các mẹ cần phải cân nhắc thật kỹ xem mang món nào, bỏ món nào để thật nhẹ nhàng khi vào viện. Để không phải bị động khi chuyển dạ, mẹ nên chuẩn bị những nhóm đồ dùng cũng như tài chính và phương tiện đi lại từ trước ngày dự sinh.
Lựa chọn phương pháp sinh nở phù hợp
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ, ngôi thai, sự phát triển của thai nhi hoặc nhu cầu của gia đình, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp sinh nở phù hợp. Các trường hợp như ngôi thai ngược, thai nhi quá to, mẹ đã từng mổ trước đó thì bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ. Những trường hợp khác sinh thường vẫn là phương pháp được khuyến khích.
Thai tuần 39 đang ở tháng thứ 9, nếu mẹ sinh ở tuần 39 được coi là đủ tháng, con vẫn khỏe mạnh, phát triển bình thường. Những kiến thức nêu trên phần nào giúp mẹ theo dõi được chuẩn xác những thay đổi của bản thân và em bé để có thể chuẩn bị cho lần “vượt cạn” sắp tới.
Mẹ bầu có thể lựa chọn Dịch vụ Thai sản trọn gói của Bệnh viện Hồng Ngọc để được chăm sóc suốt thai kỳ bởi đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm. Đi sinh tại Hồng Ngọc mẹ cũng cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều khi không phải mang quá nhiều đồ đạc, được chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ và đặc biệt, phòng ốc thoáng mát, nhân viên chăm sóc tận tình sẽ giúp mẹ hồi phục sức khỏe sau sinh tốt hơn.
Đăng ký nhận tư vấn Thai sản trọn gói tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc