Cách tính lương cho người lao động – Các hinh thức trả lương
Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Th.S Lê Thị Ánh – CEO Trung tâm Lê Ánh – Giảng viên khóa học kế toán tổng hợp thực hành tại Kế Toán Lê Ánh.
Cách tính lương, các hình thức trả lương là mối quan tâm của rất nhiều các bạn kế toán viên. Bài viết sau đây, Trung tâm kế toán Lê Ánh xin chia sẻ với các bạn Cách tính lương cho người lao động – Các hình thức trả lương
I. Các Hình Thức Trả Lương Cho Người Lao Động
Căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, doanh nghiệp chi trả tiền lương cách tính lương cho người lao động đó, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện, bảo đảm mức lương trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường, hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Mục Lục
1. Các hình thức trả lương
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP các Hình thức trả lương được hướng dẫn cụ thể như sau:
– Tiền lương theo thời gian (theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ) được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ, cụ thể:
a) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động;
b) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
c) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (tính theo từng tháng dương lịch và bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày) theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn;
d) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động.
»»» Khóa Học Kế Toán Online – Tương Tác Trực Tiếp Cùng Kế Toán Trưởng Trên 15 Năm Kinh Nghiệm
Quy định về lương trong thời gian ngừng việc, nghỉ hàng năm, nghỉ lễ tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương
Theo Điều 111 Bộ luật lao động 2012 quy định về số ngày nghỉ được hưởng lương như sau:
“1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.”
Có 2 hình thức mà doanh nghiệp vẫn thường áp dụng:
*Hình thức 1:
Lương phải trả trong tháng = Mức lương tháng : Số ngày phải đi làm quy định x số ngày đi làm thực tế
Số ngày đi làm quy định = Số ngày trong tháng – ngày nghỉ
Ví dụ như tháng 1 có 31 ngày, được nghỉ 4 ngày chủ nhật => số ngày đi làm quy định = 31 – 4 = 27 ngày
Cách tính lương cho người lao động – Các hình thức trả lương
*Hình thức 2:
Lương phải trả trong tháng = Mức lương tháng/26 ngày x Số ngày đi làm thực tế
Ví dụ: Mức lương tháng 1 trả cho anh B là 5.000.000, anh B được nghỉ 4 ngày chủ nhật, trong tháng anh B đi làm được 25 ngày công
Theo hình thức 1:
Mức lương phải trả tháng 1 =5.000.000/(31-4) x 25 =4.629.630đ
Theo hình thức 2
Mức lương phải trả tháng 1 = 5.000.000/26 x 25 = 4.807.692đ
– Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
Căn cứ các hình thức trả lương nêu trên, tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động lựa chọn hình thức trả lương bảo đảm tiền lương được trả gắn với kết quả công việc, khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả, năng suất lao động. Việc lựa chọn hoặc thay đổi hình thức trả lương phải thể hiện trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể.
2. Kỳ hạn trả lương
Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau:
.- Người lao động hưởng lương tháng được trả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả ngay trong tháng mà người lao động làm việc.
– Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng.
II. Các Cách Tính Lương Cho Người Lao Động Trong Doanh Nghiệp
1. Tính lương theo thời gian
– Căn cứ tính lương:
- Thời gian làm việc thực tế của người lao động: Tháng, ngày, giờ
- Mức lương thỏa thuận ban đầu giữa doanh nghiệp với người lao động.
– Cách tính:
*Cách thứ nhất:
Lương tháng = Lương thỏa thuận/ số ngày làm việc trong tháng x số ngày đi làm thực tế
+ Lương tháng thường cố định.
+ Số tiền mỗi ngày công là cố định. Người lao động nghỉ bao nhiêu ngày thì chỉ cần nhân lên bấy nhiêu lần sẽ ra lương bị trừ trong tháng.
Ví dụ: Lương thỏa thuận của anh Thắng với công ty Nam Hồng là 6.000.000 đồng/tháng (Bao gồm cả phụ cấp ăn trưa. Tháng 03/2019, anh Thắng đi làm đủ, không nghỉ ngày nào. Số ngày công chuẩn của tháng 3 là 27 ngày.
Tháng 3/2019, anh Thắng nhận được số tiền lương là:
6.000.000/27 x 27 = 6.000.000 (đồng)
*Cách thứ hai:
Lương tháng = Lương thỏa thuận/ 26 x số ngày công đi làm thực tế trong tháng
+ Ngày công chuẩn hàng tháng khác nhau nên lương tháng cũng khác nhau giữa các tháng. Ví dụ: tháng 2/2019 só ngày công chuẩn là 25, tháng 3/2019 số ngày công chuẩn là 27….
+ Khi nghỉ không hưởng lương, người lao động có thể cân nhắc tháng nghỉ để thu nhập của họ ít ảnh hưởng nhất. Điều này có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất cuả doanh nghiệp khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công chuẩn lớn nhằm giảm thiểu tiền công bị trừ.
Ví dụ: Lương thỏa thuận của anh Thắng với công ty Nam Hồng là 6.000.000 đồng/tháng (Bao gồm cả phụ cấp ăn trưa. Tháng 03/2019, anh Thắng đi làm đủ, không nghỉ ngày nào. Số ngày công chuẩn của tháng 3 là 27 ngày.
Tháng 3/2019, anh Thắng nhận được số tiền lương là:
6.000.000/26 x 27 = 6.230.769 (đồng)
2. Tính lương theo sản phẩm
- Căn cứ tính lương: Chất lượng và số lượng sản phẩm hoặc công việc đă hoàn thành.
- Ưu điểm: Khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động góp phần tăng sản phẩm.
- Nhược điểm: Chất lượng sản phẩm phải được kiểm tra chặt chẽ
- Công thức tính:
Lương sản phẩm = Đơn giá sản phẩm * Số lượng sản phẩm
Ví dụ: Tháng 5/2019, anh Cường hoàn thành 60 chiếc áo sơ mi, đơn giá một chiếc áo sơ mi là 30.000 đồng.
Như vậy, tiền lương tháng 5/2019 của anh Cường là 60 x 30.000 = 1.800.000 (đồng)
3. Tính lương theo doanh thu
- Căn cứ: Doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương/thưởng doanh số theo quy định của công ty.
- Đối tượng áp dụng: Thường là nhân viên kinh doanh, bán hàng….
- Ưu điểm: Giảm thâm hụt ngân quỹ khi doanh nghiệp làm ăn không đạt kết quả tốt
Ví dụ: Hoa là nhân viên bán hàng của Công ty Nam Hồng. Hàng tháng, Hoa được hưởng lương gồm lương cứng 1.000.000 và 2% doanh số bán hàng.
Tháng 05/2019, Hoa bán được tổng doanh thu cho công ty là 200.000.000 đồng, như vậy tiền lương tháng 05/2016 của Hoa là:
1.000.000 + 2% x 200.000.000 = 5.000.000 (đồng)
4. Tính lương khoán
- Căn cứ: Khối lượng hoàn thành theo đúng chất lượng và đơn giá lương khoán
- Đối tượng áp dụng: thường áp dụng đối với những sản phẩm có tính chất thời vụ, ngắn hạn, sản phẩm không theo quy chuẩn nào… thường là công ty xây dựng.
- Ưu điểm: Tăng năng suất và tốc độ của người lao động
- Nhược điểm: Không kiểm soát được công việc chặt chẽ sẽ dẫn đến chất lượng không tốt.
- Công thức tính:
Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % sản phẩm hoàn thành
5. Cách tính tiền lương trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ có việc riêng có hưởng lương
– Ngày nghỉ hằng năm được quy định tại Điều 111 của Bộ Luật Lao động:Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm và hưởng nguyên lương theo hợp đồng từ 12 đến 16 ngày.
– Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên của người lao động được quy định tại Điều 112 Bộ Luật Lao động: Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm được quy định theo khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
– Ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 115 Bộ luật lao động thì người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương:
+ Nghỉ tết Dương lịch 01 ngày
+ Nghỉ tết Âm lịch 05 ngày
+ Ngày Quốc tế lao động 01 ngày
+ Ngày Chiến thắng 01 ngày
+ Ngày Quốc khánh 01 ngày
+ Ngày giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày
– Ngày nghỉ có việc riêng có hưởng lương bao gồm:
+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày
+ Con kết hôn: nghỉ 01 ngày
+ Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày
Xem thêm:
Như vậy, trên đây kế toán Lê Ánh đã hướng dẫn các bạn cách tính lương cho người lao động và đưa ra các hình thức trả lương theo quy định. Mong rằng, bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc của mình
Mời bạn tham khảo thêm khóa học kế toán tổng hợp tốt nhất Hà Nội, TPHCM để thực hành kế toán tiền lương và các phần hành kế toán khác
Ngoài chương trình đào tạo kế toán, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu online & offline được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!