Các biện pháp điều trị tắc ruột
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Dương Xuân Lộc – Bác sĩ Ngoại tiêu hóa – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Ruột là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng trong chu trình hoạt động của cơ thể người. Khi bị tắc ruột, bệnh sẽ tiến triển thành mức độ nguy hiểm trong thời gian ngắn nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Do vậy, tìm hiểu về các phương án chữa tắc ruột là vô cùng cần thiết.
Mục Lục
1. Phân loại tắc ruột
Tắc ruột không phải là một bệnh thông thường nhưng mức độ nguy hiểm của nó có thể gây ra cho người bệnh thì không thể chủ quan. Về mặt y học, bệnh tắc ruột hiểu một cách đơn giản chính là sự đình chỉ lưu thông của các chất chứa trong lòng ruột, khiến chúng bị tích tụ lại trong cơ thể người bệnh và không thoát ra ngoài được.
Bệnh tắc ruột có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi, giới tính khác nhau và do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Dựa vào nguyên nhân, có thể chia bệnh tắc ruột thành 2 nhóm chính sau:
- Tắc ruột cơ năng
Người bệnh bị tắc ruột cơ năng hay còn gọi là tắc ruột do rối loạn vận động của ruột. Hiểu một cách đơn giản, bình thường, để cơ thể hoạt động theo đúng chu trình của nó thì ruột sẽ có những nhu động ruột để giúp đẩy các chất có trong lòng ruột di chuyển theo một chiều. Tuy nhiên, khi bị tắc ruột, các co bóp này sẽ bị mất đi và không có sự hòa hợp với nhau. Trường hợp bệnh nhân bị tắc ruột cơ học thì phương pháp chữa tắc ruột bằng phẫu thuật ngoại khoa không có tác dụng điều trị trực tiếp.
- Tắc ruột cơ học
Người bệnh bị tắc ruột cơ học có thể là do bị một chướng ngại nào đó gây ra, chữa tắc ruột bằng phương pháp phẫu thuật trong trường hợp này có thể giải quyết được và người bệnh có thể điều trị ngoại khoa.
Đối với tắc ruột cơ học thì chúng sẽ gây nên 2 loại rối loạn ở người bệnh là rối loạn tại chỗ và rối loạn toàn thân.
2. Triệu chứng cảnh báo tắc ruột sớm nhất
Nhiều bệnh nhân nghe đến bệnh tắc ruột là tỏ ra lo lắng, không biết khi bị tắc ruột thì phải làm sao, có nguy hiểm hay không và chữa tắc ruột như thế nào. Tuy nhiên, một điều vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị là phải phát hiện bệnh kịp thời. Người bệnh thường có những triệu chứng sau:
- Đau bụng, chướng bụng: Đau bụng do tắc ruột sẽ kéo dài khoảng 30 giây rồi khỏi rồi lại đau lại, các cơn đau cách nhau khoảng vài phút nếu vị trí bị tắc là ở ruột non và cách nhau khoảng 15 – 30 phút nếu vị trí tắc ở đại tràng. Nếu để lâu thì các cơn đau sẽ càng xuất hiện với tần suất dày hơn và nặng hơn;
- Buồn nôn, nôn: Tùy vào vị trí tắc khác nhau mà mức độ và tính chất nôn sẽ khác nhau. Tắc càng nặng thì người bệnh sẽ càng bị nôn sớm và nhiều, biểu hiện này có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái mất nước và mất chất điện giải;
- Bí trung đại tiện: Đây chính là dấu hiệu rõ nhất cho thấy bệnh nhân bị tắc ruột và là căn cứ để bác sĩ chẩn đoán tắc ruột;
- Sốt nhẹ: Có thể xảy ra do bệnh nhân bị mất nước, nhiễm trùng dịch ứ đọng trên chỗ tắc.
3. Chẩn đoán tắc ruột bằng cách nào?
Nếu nghi ngờ người bệnh bị tắc ruột thì bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, hỏi về các triệu chứng và chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm nhằm chữa tắc ruột, bao gồm:
- X-quang tắc ruột: Đây là xét nghiệm có thể giúp thấy được khí bị mắc kẹt và vị trí tắc ruột. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác thì chụp X-quang khi bị tắc ruột không phải lúc nào cũng là phương pháp khả thi nhất;
- CT scan: Có thể thấy được hình ảnh chi tiết hơn để xác định đoạn ruột bị tắc;
- Siêu âm: Phương pháp này thường được sử dụng để xác định tắc ruột ở đối tượng là trẻ em;
- Chụp cản quang bằng Barit
- Nội soi.
4. Tắc ruột phải làm sao?
Phương pháp chữa tắc ruột phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trước tiên, để thực hiện chữa tắc ruột cho người bệnh thì bác sĩ sẽ hồi sức ngoại khoa: kháng sinh, đặt sonde dạ dày và truyền dịch để cân bằng nước, muối khoáng.
Trong trường hợp bệnh nhân bị nghẹt ruột thì cần phải tiến hành hồi sức nhanh, vừa hút vừa truyền để tránh làm cho ruột bị tổn thương. Nếu bệnh nhân bị tắc ruột hoàn toàn thì bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật để giải phóng vị trí tắc: lấy khối bã làm tắc, giải phóng dây chằng, loại bỏ đoạn ruột bị hư hỏng. Ngoài ra , trong trường hợp tắc ruột do u, bệnh nhân có thể được tiến hành phẫu thuật cắt u, làm hậu môn nhân tạo hoặc nối by pass.
Nguyên tắc chữa tắc ruột cần có sự phối hợp giữa nội khoa và ngoại khoa để điều chỉnh các rối loạn toàn thân giúp người bệnh có đủ sức khỏe cho cuộc phẫu thuật, giảm biến chứng và tử vong sau mổ. Đặc biệt, vì tắc ruột có thể là biến chứng của nhiều bệnh và do nhiều nguyên nhân gây ra nên không thể có quy định chung cho các phương pháp phẫu thuật, mà phải căn cứ vào nguyên nhân gây tắc ruột.
Tắc ruột nếu không được xử lý nhanh, kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng, bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị sớm. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với:
- Đội ngũ bác sĩ có trình độ cao, giàu kinh nghiệm: Các bác sĩ là Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ được đào tạo tại các trường danh tiếng, giàu kinh nghiệm, có tâm, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Nội tiêu hóa, đưa ra những hướng điều trị tắc ruột phù hợp nhất với bệnh nhân.
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại, đời mới như: máy siêu âm, CT, X-quang, chụp cản quang bằng barit, nội soi ống mềm…
- Các kỹ thuật được thực hiện chính xác, giúp giảm thiểu tối đa các biến chứng khi thực hiện kỹ thuật sonde dạ dày như: lở loét vùng niêm mạc mũi – nơi cố định ống thông, viêm tắc tuyến nước bọt, viêm phổi.
Để được khám và điều trị với các bác sĩ Nội tiêu hóa giàu kinh nghiệm, Khách hàng vui lòng đặt lịch tại website hoặc liên hệ đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.