Bí quyết khoanh trắc nghiệm môn tiếng Anh đạt kết quả cao
Bí quyết khoanh trắc nghiệm môn tiếng Anh đạt kết quả cao
Mẹo làm bài thi trắc nghiệm môn tiếng Anh
Bí quyết khoanh trắc nghiệm môn tiếng Anh đạt kết quả cao
Có rất nhiều bạn lo ngại với môn thi tiếng Anh trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016. Và đây chính là cứu tinh cho các bạn: Bí quyết khoanh bừa đề thi trắc nghiệm môn tiếng Anh đáng để học hỏi nhé.
VnDoc sẽ cập nhật Đáp án đề thi môn tiếng Anh THPT Quốc Gia 2018 vào chiều nay. Mời các bạn theo dõi.
Có thể nói có rất nhiều thủ thuật để giúp cho các sĩ tử trong mùa thi. Nếu bạn phải đối mặt với 1 trong hai tình huống, không kịp giờ hoặc không thể hiểu được câu đó, bạn có thể áp dụng các quy tắc sau:
Khi làm bài (nhất là gặp các câu dài, phức tạp) ta hãy xem xét đồng thời một lúc 4 chọn lựa, từ ngoài vào trong, nếu thấy chọn lựa nào khác với 3 cái kia thì ta loại ngay rồi xét tiếp các đoạn tiếp theo nếu có 1 chọn lựa khác với 2 cái kia thì loại tiếp. Cuối cùng chỉ cònn lại 2 chọn lựa thì ta xem coi chúng khác nhau chỗ nào mà xoáy vào chỗ khác nhau đó để suy luận đúng sai, nếu không suy luận được thì chọn đại 1 trong 2
Ví dụ 1:
A. She has to………
B.She has to………
C. She had to………
D. She has to………
Thấy câu C khác 3 câu kia nên loại, sau đó xem tiếp:
A. She has to have it taken……….
B. She has to have it taken ……….
C. She had to………
D. She has to have it to take ………
Thấy câu D khác 3 câu kia nên loại, sau đó xem tiếp 2 câu còn lại khác nhau chỗ nào mà đối chiếu với câu đề để tìm ra câu đúng.
Ví dụ 2:
I/have/stay/uplate/lastnight/learn/lessons.
A. I had had to stay up late last night to learn my lessons.
B. I had to stay up late last night to learn my lessons.
C. I had to stayed up late last night to learn my lessons.
D. I have had to stay up late last night to learn my lessons.
Xem xét từ ngoài vào ta thấy A và D khác trong khi B, C giống nhau nên loại A,D
A. I had had to stay up late last night to learn my lessons.
B. I had to stay up late last night to learn my lessons.
C. I had to stayed up late last night to learn my lessons.
D. I have had to stay up late last night to learn my lessons.
Khi còn lại B,C ta xét tiếp thì loại câu C vì sau had to mà dùng động từ them ed, còn lại đáp án là B
Ví dụ 3:
They /prefer/classical music/pop music.
A. They prefer classical music than pop music.
B. They prefer classical music to pop music.
C. They prefer to classical music than pop music.
D. They would prefer classical music than pop music.
Câu C và D khác ⇒ loại, còn A và B thì xét tiếp thấy khác nhau chỗ TO và THAN , nếu biết được cấu trúc: prefer đi với TO thì ta chọn còn nếu không biết thì …”ủm ba la” chọn đại 1 trong 2 câu, xác xuất 50-50
Nhắc lại là ta chỉ nên áp dụng nguyên tắc này trong 2 trường hợp sau đây: vì nguyên tắc này không phải lúc nào cũng đúng)
-
Không kịp giờ
-
Không hiểu gì về câu đó.
Nếu trong đáp án có câu đảo ngữ thì xác suất cao câu đó là đáp án đúng
Lại một cái tiêu đề nghe khó hiểu nữa phải không các anh chị? Nguyên tắc này dùng khi gặp câu đảo ngữ.
Ý nói là nếu khi làm trắc nghiệm anh chị gặp trong 4 chọn lựa có 2,3 câu gì đó có đảo ngữ thì chắc chắn là đáp án sẽ nằm trong các câu có đảo ngữ đó.
Ví dụ 4:
6- Only if you promise to study hard ________ to tutor you.
A. will I agree
B. agree I
C. I agree
D. I will agree
Không cần đọc đề, ta thấy trong 4 chọn lựa có 2 câu đảo ngữ là A và B, áp dụng nguyên tắc này ta biết chắc rằng đáp án sẽ nằm trong 2 câu này nhưng B thì lọaị dễ dàng vì đảo ngữ mà đem nguyên động từ ra như vậy là sai, cuối cùng ta chọn A
Ví dụ 5:
26- __________ you, I’d think twice about that decision. It could be a bad move.
A. If I had been
B. Were I
C. Should I be
D. If I am
– Đọc trước câu hỏi để định hướng nội dung cần tìm trong bài đọc hiểu
Câu hỏi đầu tiên trong đoạn văn thường là câu hỏi về chủ đề, ý chính hoặc tiêu đề phù hợp cho đoạn văn. Nếu thấy câu hỏi loại “Which of the following is the main idea/point/purpose/topic/best title of/for the passage?” xuất hiện đầu tiên trong bài đọc hiểu, bạn đừng trả lời ngay câu hỏi này, mà nên trả lời các câu hỏi tiếp theo trước. Sau khi đã trả lời hết các câu hỏi khác, bạn sẽ biết nội dung chính của bài đọc là gì và có thể trả lời câu hỏi này tốt hơn.
– Trả lời những câu hỏi có từ “định hướng”
Những câu hỏi có từ “định hướng” sẽ cho thí sinh biết câu hỏi là về vấn đề gì, và định hướng cho thí sinh phải tìm thông tin gì trong bài đọc. Từ định hướng thường là những danh từ hoặc cụm danh từ, là những từ in hoa, con số và từ viết tắt.
Ví dụ 6:
Nếu gặp câu hỏi như sau: “According to the passage, Tom was…”, thì cần phải tìm trong đoạn văn nội dung nói về Tom. Như vậy, “Tom” chính là từ định hướng trong câu hỏi này.
Bạn có thể làm theo các bước sau để trả lời câu hỏi này:
♦ Bước 1: Đọc câu hỏi và tìm ra từ “định hướng”
♦ Bước 2: Tìm từ “định hướng” trong đoạn văn
♦ Bước 3: Khi đã tìm ra từ “định hướng”, đọc câu phía trước từ đó và chính câu chứa từ “định hướng”.
♦ Bước 4: Nếu đã tìm ra thông tin, trở lại phần câu hỏi và câu trả lời để tìm câu trả lời gần nhất với thông tin trong đoạn văn.
♦ Bước 5: Nếu không tìm thấy thông tin cần cho câu trả lời, từ “định hướng” có thể xuất hiện trở lại trong phần sau của đoạn văn. Lặp lại bước 2 đến bước 4 mà thí sinh gặp từ “định hướng”.
Nếu từ định hướng xuất hiện 5 đến 6 lần trong đoạn văn thì có thể phải đọc cả đoạn? Bạn không nên làm điều đó mà hãy quay thật nhanh trở lại câu hỏi và chọn một từ “định hướng” khác.
Nếu vẫn chưa tìm được câu trả lời thì có thể câu hỏi này thuộc diện khó. Cách tốt nhất lúc này là bạn nên ghi chú lại và bỏ qua câu hỏi này để làm câu tiếp theo. Nếu đã gần hết giờ thì bạn cứ phỏng đoán và chọn đại một đáp án.