Bàn về phạm trù Thiện – ác – Hoàng Văn Thuận
của dân tộc ta
Họ và tên : Hoàng Văn Thuận
– Sư phạm Triết học – K62
Thiện và ác là một cặp phạm trù đối lập nhau trong mọi
thời đại mặc dù quan niệm về nó có thể thay đổi trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể
của các quốc gia dân tộc khác nhau. Thiện và ác cũng là những phạm trù căn bản
làm ranh giới hay là thước đo đời sống đạo đức của mỗi cá nhân.
Ngay từ thời cổ đại, nhiều nhà tư tưởng đã muốn tìm
ra một đặc tính cố định của con người để giải thích nguồn gốc ý thức, hành vi đạo
đức của mọi cá nhân đang biểu hiện ra muôn hình muôn vẻ, và vô cùng phức tạp
trong cuộc sống chung của xã hội.
·
Quan niệm về thiện ác trong lịch sử\.
Theo quan niệm của các nhà triết học cổ đại phương
Tây như Xôcrát (469 – 399) và Platôn (427 – 347) thì “cái thiện” là một ý niệm
chung, phổ biến và bất biến, là ý niệm cao nhất mlaf Chúa sáng, là mặt trời
sinh ra muôn vật. Mọi ý niệm trong thế giới ý niệm đều tồn tại, bất biến không
sinh ra cũng không mất đi.
Quan niệm của các học giả cổ đại phương Đông như Khổng
Tử (551 – 479) và Mạnh Tử (372 – 289) thì cho rằng con người ta sinh ra đã mang
bản chất mầm mống của cái thiện “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Người ta không ai
là không thiện cũng như nước khồng lúc nào là không chảu xuống chỗ trũng ( Nhaanvoo
hữu bất thiện, thủy vô hữu bất hạ ). Trái với Khổng Tử và Mạn Tử, Tuân Tử (289
– 238) cho rằng tính người là vốn ác, tính là cái ta không thể làm ra được, nhưng có thể hóa ra được.
Rõ
ràng các quan niệm trên đều cho thiện, các như là nhứng thuộc tính bản chất
tiên thieenm – tiền định. Nhiều nhà triết học khác sau này như Stuart Mill lại
cho rằng người ta sinh ra đã có mầm mống của tính ích kỷ, hoặc nhà tội phạm người
Ý Lombroso cũng khẳng định rẳng người ta sinh ra đã mang theo mầm mống của tội
ác.
·
Quan niệm của đạo đức học Mác – Lênin về thiện
ác.
Theo quan điểm của đạo đức học Mác – Lênin thì ý thức
của con người về thiện và ác không phải là sản phẩm thuần túy có tính chất tiên
thiên hoặc “Mầm mống” di truyền. Ngược lại, nó là kết quả phản ánh những điều
kiện kinh tế xã hội của một thời đại, một hoàn cảnh cụ thể. Ăngghen chỉ ra rằng
: “Tự giác hay không tự giác, rút cuộc thì người ta đều lấy những quan điểm đạo
đức của mình từ những quan hệ thực tế đã tạo thành cơ sở cho địa vị giai cấp của
mình tức là những mối quan hệ kinh tế, trong đó người ta tiến hành sự sản xuất
và trao đổi”.
Chính vì lẽ đó mà không có quan niệm thiện, ác nào là
vĩnh viễn đúng với mọi thời đại, đúng với mọi giai cấp, đúng với mọi hoàn
ca\nhr cụ thể.
Cái
thiện theo nghĩa tổng quát chính là cái tốt đẹp biểu hiện lòng nhân ái của con
người trong đời sống hằng ngày. Đó cúng chính là những hành vi thể hiện lợi ích
của cá nhân phù hợp với yểu cầu và sự tiến vộ của xã hội. Vì thế cái thiện cơ bản
nhất là phải giải phóng con người ra khỏi mọi áp bức bóc lột, mọi sự đau khổ, bất
hạnh trong cuộc sống chung của xã hội cũng như đời sống riêng của cá nhân. Vì
thế, cái thiện không phải là cái thiện cảu ý thức mà là cái thiện của hiện thực.
Hiện nay chúng ta đang phấn đấu để có một xã hội trong đó “Dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đó là cái thiện lớn lao nhất. Nó đòi hỏi
con người trong thực tiễn hoạt động đạo dức, tư duy, phải lựa chọn đấu tranh để
định hướng đúng, vượt qua moi cám dỗ, thử thách, vươn tới nh\ững giá trị cao
quý thấm đợm tinh thần nhân văn. Trong xã hôi chủ nghĩa, vấn đề không phải chỉ
là cổ vũ moi cá nhân, tập thể sangs tạo ra cái thiện với những giá trị ngày
càng cao.
Cái thiện phải được thể hiện trong đời sống hiện thực
hằng ngày góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, đem lại lợi ích chung cho mọi
người và cho bản thân. Cuộc sống có ý nghĩa hơn, nhân bản của con người là phải
hướng thiện là phải khắc phục, đẩy lùi sự cám dỗ của điều ác mà có lợi cho mình
(ích kỷ hại nhân) và tính thiện từ nhỏ đến lớn có thể thiệt cho mình mà có ích
cho người khác như :
“Thấy người đói rách thì thương
Rét nhường cho mặc, đói nhường cho
ăn”
Hoặc
:
“Con ai cô quạnh mẹ cha
Lớn khôn gả cưới, bé gìn giữ nuôi”
Đến những việc lướn mà thế hệ cha anh, tiêu biểu là
các anh hùng liệt sỹ đã quên mình vì đại nghĩa, sẵn sàng cống hiến cả tài năng
tính mạng của mình cho ái thiện : tự do hạnh phúc của dân tộc.
Ngày
nay, con người Việt Nam là chủ thể đạo đức đang phấn đấu sáng tạo nên cái thiện
chân chính, tốt đẹp bằng những hành vi, hành động phục vụ cho lợi ích của đân tộc,
của nhân dân, vì vậy Bác Hồ đã dayj : “Việc thiện dù nhỏ đến mấy cũng làm, việc
ác dù nhỏ đến mấy cũng phải tránh”. Muốn làm được như vậy thì phải thường xuyên
rèn luyện, học tập để phân biệt được cái thiện và cái ác phải xét từ bản chất của
vấn đề, phải đặt dưới sự việc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể để tránh sai lầm, ngộ
nhận vì những hành vi, hình thức gióng
nhau.
Cái ác là phạm
trù đáng ghê tởm, cần gạt ra khỏi dời sống cá nhân và xã hội.
Tuy
nhiên, cái ác không phải là cái đối lập tuyệt đối với cái thiện trong những
hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Trong tiến trình phát triển của lịch sử xá hội loài
người nói chung, trong văn hóa, tôn giáo, truyền thống của các dân tộc nối
riêng, quan niệm thiện, ác nhiều khi hoàn toàn trái ngược nhau. Chẳng hạn, bộ tộc
Hô – ten – tốt (Tây Phi) có tụ giết cha mẹ lúc già yếu để tránh sựu đau ốm dai
dẳng, hoặc bộ tộc Pâylar (Trung Phi) coi “thực táng” chia nhau ăn thịt người chết
là việc làm thiêng liêng của điều thiện. Nhưng đối với các dân tộc khác thì đó
là những điều ác không thể chấp nhận được.
Trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, quan niệm việc
thiện cũng có thể chuyển hóa cho nhau. Thời đại cổ sơ, khi con người đang sống
theo kiểu bầy đàn, nam nữ quan hệ tình dục với nhau không phân biệt huyết thống,
họ mạc (quần hôn) vẫn được xem là hợp đạo đức là cái thiện, được mọi người chấp
nhận. Ngày nay, trong xã hộ văn minh, quan hệ tình dục bừa bãi, không tuân theo
chế độ một vọe một chồng, đạc biệt là tình dục trực hệ không những bị xã hội
lên án là phi đạo đức (điều ác) mà còn bị pháp luật trừng trị.
Cái
thiện và cái ác được chúng ta đánh giá tùy theo chỗ nó có ý nghĩa thúc đẩy hay
cản trở, làm thỏa mãn hay không thỏa nãm yêu cầu phát triển của xã hội, của
giai cấp tiến bộ về những nhu cầu hạnh phúc của cả dân tộc. Cái thiện mà chúng
ta quan niệm bao hàm sự thống nhất của mục đích và động cơ có mục đích và kết
quả của suy nghĩ, hành động được nhìn nhận như sau :
– Động cơ tốt, kết quả tốt, đó
là cái thiện.
– Động cơ tốt, kết quả xấu không
coi đó là cái ác.
– Động cơ xấu, kết quả tốt,
không coi đó là cái thiện.
– Động cơ xấu, kết quả xấu, đó
là cái ác.
Cái tốt đẹp trong đời sống hằng ngày là cái đáng quý
nhưng đó chỉ mới là cái mà nhờ đó con người từng bước vươn lên cái thiện (tích
thiện). Sự biến đổi từ cái tốt đẹp sang cái thiện phải được coi là một quá
trình chuyển biến tích tụ lượng thành chất.
Quá tình vươn tới cái thiện phải là một quá quá trình
tu dưỡng, rèn luyện, bồi đắp cho con người nhũng phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Đó
chính là những phẩm chất con người mà Đảng ta đang đòi hỏi trong sự nghiệp cách
mạng đổi mới đất nước. Chỉ trên cơ sở đó con người mới có khả năng sáng tạo ra
cái thiện góp phần làm cho gia đình hạnh phúc, xã hội công bằng văn minh.
·
Truyền thống yêu nước của đan tộc ta.
Hệ thống các giá trị truyền thống
Việt Nam đã được hình thành trong suốt hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước
và giữ nước, trong sự giao lưu, tiếp thu, cải biến, chọn lọc những giá trị văn
hoá của các dân tộc khác. Tuy vậy, cái cốt lõi trong hệ thống các giá trị truyền
thống Việt Nam hoàn toàn bắt nguồn từ nền tảng của dân tộc, từ truyền thống
hàng nghìn năm kiên trì chịu đựng gian khổ, khó khăn và vượt qua một cách oanh
hệt các tác động khắc nghiệt khác nhau của tự nhiên và xã hội. Trong số những
truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng,
truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống dung dị, chất
phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm xa hoa, truyền thống cần cù chịu đựng gian
khổ, yêu trẻ, kính già, vi tha, bao dung, truyền thống hiếu học, ứng xử linh hoạt,
thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền
thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường.
Dĩ nhiên, bất cứ một dân tộc nào trên hành
tinh này cũng đều có lòng yêu nước của họ. Lòng yêu nước đó tuy một phần là
tình cảm rất tự nhiên, nhưng mặt khác quan trọng hơn, nó chính là sản phẩm của
lịch sử, được hun đúc bởi chính lịch sử của dân tộc. Cùng với sự tiến triển của
lịch sử Việt Nam, tinh thần yêu nước Việt Nam trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở
thành một giá trị, một động lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy biết bao
nhiêu thế hệ kiên cường và dũng cảm hi sinh để giành lại và bảo vệ độc lập của
Tổ quốc, bảo vệ những phẩm giá của chính con người.
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ
giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu:
tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của
dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử
Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập
trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và
nhân sinh của người Việt Nam.
Tinh thần yêu nước là nguyên tắc đạo đức và
chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc,
là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của
Tổ quốc. Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước,
nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở
Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao
quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong
thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu
điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên
trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ
gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc…
Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những
tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự
quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển
cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh,
mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định.
Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá
trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất
nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất
nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình
giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng
thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn
nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm,
các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Không có một dân tộc nào
trên thế giới lại phải chịu nhiều cuộc chiến tranh như vậy và với những kẻ thù
mạnh hơn rất nhiều. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt
qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Qua những cuộc chiến đấu
trường kỳ đầy gian khổ đó, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành dòng chủ lưu của đời
sống Việt Nam, trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh trong tâm hồn Việt
Nam.
Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn
có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam.
Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể,
hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ
thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam,
lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch
sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch
sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ
nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên
tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm,
vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức
mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho
dù chúng có hùng mạnh đến đây. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ
xưa đến nay, mỗi khỉ Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. nó kết
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những
khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu
tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm
938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm).
Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật
cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng
oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê
Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi
đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi
vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến
tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc,
làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang
dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người
dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi
ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu
tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự
do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi
thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết
bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao
giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần
yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Bấy nhiêu thôi cũng đã quá đủ để có thể thấy
rằng, tư tưởng yêu nước không phải là một triết lý để án đàm, nó là kim chỉ nam
cho hành động, đem lại một sức mạnh to lớn, thúc đẩy dân tộc ta tiến lên.
Hình thành từ sớm, lại được thử thách, khẳng định
qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ,
theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, tinh thần yêu nước đó trở
thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một trong những giá trị truyền thống cao
quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta. Yêu nước đã thực sự trở thành một thứ
vũ khí tinh thần mà, theo Giáo sư Trần Văn Giàu: “vận nước suy hay thịnh, mất
hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là tuỳ thuộc ở chỗ ta ứng dụng và
phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi món vũ khí tinh thần ấy”.