Bản đồ định vị thương hiệu và 4 bước tạo lập bản đồ – Blog Sharepng
Bản đồ định vị thương hiệu là một trong những yếu tố cần thiết, giúp doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu của mình trở nên uy tín, đáng tin cậy hơn trong mắt khách hàng. Hãy cùng SharePNG tìm hiểu về khái niệm này, cũng như cách xây dựng bản đồ thương hiệu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Bản đồ định vị thương hiệu là gì?
Bản đồ thương hiệu được hiểu như là một thiết bị hệ trục tọa độ, trong đó trình bày rõ ràng từng giá trị của những thuộc tính không giống nhau. Từ cách thiết lập bản đồ mà những doanh nghiệp hoặc nhà nghiên cứu có thể tính toán, so sánh được sản phẩm của mình đang nằm ở vị trí nào so với sản phẩm, dịch vụ của các thương hiệu cạnh tranh.
Một bản đồ định vị thương hiệu thông thường sẽ được thiết kế gồm có 2 phần, bao gồm trục giá cả và trục chất lượng. Tuy nhiên, ngoài 2 trục này thì người lập bản đồ có thể thay thế bằng các hạng mục khác, tùy thuộc vào tính chất của sản phẩm và dịch vụ của mình, từ đó có thể rút ra được những nhận định rõ ràng hơn sau khi so sánh.
Loại bản đồ này giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín trong mắt khách hàng
Các bước lập bản đồ định vị thương hiệu
Để một bản đồ thương hiệu đạt được hiệu quả như mong muốn và tối đa các công năng cho doanh nghiệp, thì doanh nghiệp cần xây dựng các bước như sau:
Xác định khách hàng mục tiêu
Người sẽ tiêu thụ cũng như trả tiền cho những sản phẩm, dịch vụ của bạn trong hiện tại và tương lai sẽ được coi là một khách hàng mục tiêu. Những khách hàng này có thể là bất kỳ một cá nhân, tổ chức hay một nhóm người mà thương hiệu đang muốn nhắm tới. Vì thế, việc có một hệ thống khách hàng mục tiêu rõ ràng là một trong những yếu tố quan trọng, từ đó doanh nghiệp có thể thiết lập được bản đồ định vị thương hiệu. Để một cá nhân hay tổ chức trở thành khách hàng mục tiêu, thì họ phải giải quyết được những vấn đề sau:
- Ai sẽ là người thanh toán và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp?
- Nhu cầu của khách hàng đang mong đợi khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp?
- Lý do để sản phẩm của doanh nghiệp trở nên đặc biệt hơn so với các thương hiệu cạnh tranh?
- Đối tượng khách hàng của doanh nghiệp đang thuộc tầng lớp nào trong xã hội?
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Chọn trục giá trị
Yếu tố quan trọng nhất và không thể thiếu khi xây dựng bản đồ này, chính là giá trị của từng trục tọa độ. Nó sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu được hơn về vị trí của sản phẩm, dịch vụ của mình đang nằm ở đâu tại thị trường. Một trục giá trị chính xác sẽ thể hiện được sự đặc biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp, với những đối thủ cạnh tranh trong thị trường. Thông thường, trục tọa độ sẽ có 2 giá trị là giá cả và chất lượng. Tuy nhiên, tùy vào mục đích của doanh nghiệp mà sẽ có những chiến lược xác định trục giá trị thích hợp.
Chọn trục giá trị trước khi tạo lập bản đồ
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Để có được một bản đồ định vị thương hiệu hoàn chỉnh, thì không thể không kể tới việc phân tích đối thủ cạnh tranh. Ở mỗi thị trường đều sẽ có những thương hiệu cạnh tranh với bạn. Vì thế khi xác định được đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó sẽ tạo ra được những điểm khác biệt hơn trong sản phẩm và dịch vụ của mình.
Phân tích đối thủ cạnh tranh để tạo ra khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ
Nghiên cứu thuộc tính sản phẩm
Khách hàng thường có xu hướng bị ảnh hưởng bởi những thuộc tính khác nhau của sản phẩm. vì thế việc nghiên cứu thuộc tính sản phẩm một cách kỹ càng là đều mà mọi doanh nghiệp đều nên làm khi thiết lập loại bản đồ này. Hai cách mà các thương hiệu thường làm để nghiên cứu thuộc tính sản phẩm, đó là phân tích cấu tạo, công dụng của sản phẩm, cũng như những chính sách khuyến mãi của dịch vụ thương mại.
Nghiên cứu những thuộc tính khác nhau của sản phẩm
Trên đây là những cách mà doanh nghiệp thường sử dụng để thiết lập bản đồ định vị thương hiệu. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn tạo ra được độ nhận diện thương hiệu của mình nhé.