5 Điều cần biết về tâm lý học xã hội

Tâm lý học xã hội là phân ngành của tâm lý học tập trung vào quá trình các hiện tượng xã hội ảnh hưởng lên con người và cách thức con người tương tác với nhau. Cách ta nhìn nhận về bản thân trong mối tương tác với thế giới đóng một vai trò quan trọng trong từng lựa chọn, từng hành vi và niềm tin của mỗi người. Ngược lại, ý kiến của người khác cũng ảnh hưởng đến hành vi và cách ta nhìn nhận bản thân.

Social psychology is a branch of psychology concerned with how social phenomena influence us and how people interact with others. The way we perceive ourselves in relation to the rest of the world plays an important role in our choices, behaviors, and beliefs. Conversely, the opinions of others also impact our behavior and the way we view ourselves.

kak-vystroit-vremja-obshhenija

Tâm lý học xã hội và những khái niệm cần nắm rõ. Social Psychology Concepts You Should Understand

NĂm bắt được tâm lý học xã hội có thể hữu ích cho bạn vì nhiều lý do.

Understanding social psychology can be useful for many reasons.

Thứ nhất, ta có thể hiểu rõ hơn làm thế nào mà những nhóm người khác nhau có thể tác động lên cách chúng ta lựa chọn hay hành động. Hơn nữa, nó có thể cho phép ta đánh giá sâu rộng hơn về sự atcs động của những nhận thức xã hội lên từng mối liên hệ và tương tác của ta với người khác.

First, we can better understand how groups impact our choices and actions. Additionally, it also allows us to gain a greater appreciation for how our social perceptions affect our interactions with other people.

Có một số nội dung cơ bản của hành vi xã hội có vai trò lớn quyết định cách ta hành động và nhìn nhận bản thân.

There are some basic aspects of social behavior that play a large role in our actions and how we see ourselves.

1.Hành vi xã hội luôn hướng tới mục tiêu nhất định. Social behavior is goal-oriented.

Tương tác xã hội giúp ta đạt được mục tiêu hoặc thỏa mãn các nhu cầu. Một số mục tiêu hoặc nhu cầu chung có thể kể đến là nhu cầu được kết nối xã hội, mong muốn hiểu được bản thân và những người xung quanh, ước muốn đạt được hoặc duy trì vị thế bản thân hoặc sự bảo vệ và nhu cầu được bầu bạn.

Our interactions serve goals or fulfill needs. Some common goals or needs include the need for social ties, the desire to understand ourselves and others, the wish to gain or maintain status or protection and the need to attract companions.
2. Sự tương tác giữa cá nhân và hoàn cảnh có thể quyết định kết quả. The interaction between the individual and the situation helps determine the outcome.

Để hiểu được đầy đủ tại sao con người lại hành động như thế này như thế kia, ta cần nhìn vào bản chất tính cách của từng cá nhân, từng tình huống/bối cảnh, và sự tương tác giữa chúng. Có nhiều thời điểm, con người ta cư xử rất khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh.

To fully understand why people do the things that they do, it is essential to look at individual characteristics, the situation and context, and the interaction between these two variables. In many instances, people behave very differently depending upon the situation.

Ví dụ, một người bình thường ít nói và dè dặt có thể trở nên cởi mở hơn khi bị đặt vào thế phải dẫn dắt, lãnh đạo ai đó. Một ví dụ khác là con người có những hành vi ứng xử khi ở trong một nhóm khác với lúc họ ở một mình. Các yếu tố về môi trường và hoàn cảnh đóng một vai trò quan trọng và gây ảnh hưởng lên hành vi của chúng ta.

For example, someone who is normally quiet and reserved might become much more outgoing when placed in some type of leadership role. Another example is how people sometimes behavior differently in groups than they would if they were by themselves. Environmental and situational variables play an important role and have a strong influence on our behavior.

3. Con người thường dành ra phần lớn thời gian để suy xét các tình huống xã hội. People spend a great deal of time considering social situations.

Các mối tương tác xã hội giúp ta hình thành quan niệm và nhận thức bản thân. Một phương pháp hình thành quan niệm về bản thân là thông qua quá trình đánh giá phản chiếu, tức là ta sẽ tưởng tượng ra cách người khác nhìn nhận về chúng ta. Một phương pháp khác là qua so sánh xã hội, nơi ta so sánh bản thân với những người khác trong nhóm bạn của chúng ta.

Our social interactions help form our self-concept and perception. One method of forming self-concept is through the reflected appraisal process in which we imagine how other people see us. Another method is through the social comparison process whereby we consider how we compare to other people in our peer group.

Đôi khi chúng ta so sánh theo chiều hướng đi lên, tức ta đánh giá bản thân dựa trên những người giỏi hơn, tốt hơn ta về một/một số khía cạnh nào đó. Ngoài ra, ta còn so sánh theo chiều đi xuống, tức là đối với những người kém hơn ta.

Sometimes we engage in upward social comparison where we rate ourselves against people who are better off than us in some way. In other instances, we might engage in downward social comparison where we contrast our own abilities to those of others who are less capable.

4. Chúng ta cũng phân tích và giải thích hành vi của những người quanh. We also analyze and explain the behavior of those around us.

Một hiện tượng phổ biến là xu hướng xác nhận sự mong đợi có sẵn, tức là ta thường ngó lơ các yếu tố mà ta không mong đợi hay nghĩ đến, thay vào đó ta chỉ tìm kiếm bằng chứng để xác nhận niềm tin ta xây dựng sẵn về người khác. Điều này giúp đơn giản hóa thế giới quan, nhưng nó cũng bóp méo nhận thức và từ đó góp phần hình thành các lối tư duy khuôn mẫu và thành kiến. Ví dụ, nếu bạn nghĩ mọi người sẽ cư xử theo cách A, bạn có thể sẽ tìm kiếm các chứng cứ để xác định niềm tin của bạn là đúng, đồng thời ngó lơ các bằng chứng đi ngược lại với niềm tin xây dựng sẵn trong bạn.

One common phenomenon is the expectation confirmation, where we tend to ignore unexpected attributes and look for evidence that confirms our preexisting beliefs about others. This helps simplify our worldview, but it also skews our perception and can contribute to stereotyping. For example, if you expect people to behave in a certain way, you might look for examples that confirm your belief while at the same time ignoring evidence that conflicts with your existing opinions.

5. Ta thường tin hành vi của một người là chỉ thị cho tính cách của họ. We often believe that a person’s behavior is a good indicator of their personality.

Thuyết suy luận tương ứng có thể giúp lý giải một yếu tố gây ảnh hưởng lên quá tình ta nhìn nhận người khác. Nó xuất hiện khi ta suy luận một hành động và hành vi nào đó của người khác có liên quan đến những ý định và tính cách của họ. Ví dụ, nếu ta thấy một người phụ nữ đang giúp đỡ một người lớn tuổi qua đường, ta có thể quy kết rằng cô ấy là một người tử tế.

Another influence on our perceptions of other people can be explained by the theory of correspondent inferences. This occurs when we infer that the actions and behaviors of others correspond to their intentions and personalities. For example, if we see a woman helping an elderly person cross the street, we might assume that she is a kind-hearted person.

Hành vi mang tính cung cấp thông tin trong một số tình huống, tuy nhiên đôi lúc nó cũng không chính xác lắm đặc biệt là khi người thực hiện hành động đó cố ý. Nếu vòng tương tác giới hạn với người khác bị giới hạn trong phạm vi hẹp, hành vi chúng ta thấy có thể không mang tính điển hình hoặc được thực hiện do hoàn cảnh cụ thể thúc đẩy hơn là do bản chất, tính cách mấu chốt của người đó. Như trong ví dụ trước, người phụ nữ có thể chỉ giúp người cao tuổi vì cô ấy được thuê để làm điều đó chứ không hẳn do cô ấy có tấm lòng nhân hậu.

While behavior can be informative in some instances, especially when the person’s actions are intentional, it can also be misleading. If we have limited interaction with someone, the behavior we see may be atypical or caused by the specific situation rather than by the person’s overriding dispositional characteristics. In the previous example, the woman might only be helping the elderly person because she has been employed to do so instead of out of the kindness of her heart.

Tại sao lại phải học tâm lý học xã hội. Why Studying Social Psychology Is Important

Tìm hiểu nhiều về tâm lý học xã hội có thể mở mang sự hiểu biết của bạn về bản thân và thế giới xung quanh bạn. Qua việc tìm hiểu cách con người nhìn nhận nhau, cư xử khác nhau nhau khi ở trong những nhóm khác nhau, sự hình thành thái độ, bạn có thể đánh giá đúng đắn về những ảnh hưởng của những mối tương tác xã hội lên từng cá nhân.

Learning more about social psychology can enrich your understanding of yourself and of the world around you. By learning more about how people view others, how they behave in groups and how attitudes are formed, you can gain a greater appreciation for how social relationships influence individual functioning.

Nguồn: https://www.verywell.com/things-you-should-know-about-social-psychology-2795903

Như Trang.

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…