5 bước trong quy trình Tư duy thiết kế – dpiCENTER

Ý tưởng

5 bước trong quy trình Tư duy thiết kế

1

Design Thinking (Tư duy thiết kế) là phương pháp thiết kế cung cấp cách tiếp cận dựa-trên-giải-pháp để giải quyết các vấn đề. Phương pháp này cực kỳ hữu ích trong xử lý các vấn đề phức tạp vốn mập mờ hoặc không xác định, bằng cách hiểu rõ các nhu cầu liên quan của con người, bằng cách điều chỉnh vấn đề theo các phương thức lấy con người làm trung tâm, bằng cách tạo ra nhiều ý tưởng trong các phiên brainstorming, và bằng cách thông qua cách tiếp cận thực tiễn bằng bản mẫu ban đầu và kiểm tra. Bất cứ người nào thấu hiểu được năm giai đoạn Tư duy thiết kế này sẽ có thể áp dụng phương pháp Tư duy thiết kế để giải quyết các vấn đề phức tạp xảy ra quanh ta – ở công ty, trong quốc gia, và thậm chí là trên hành tinh này.

Năm 1969, trong văn bản có sức ảnh hưởng lớn của Herbert Simon về các phương pháp thiết kế, “The Sciences of the Artificial,” Giải thưởng Nobel đã vinh danh ông khi phác thảo một trong những mô hình chính thức của quá trình Tư duy thiết kế. Mô hình của Simon gồm bảy bước chính, mỗi bước lại có nhiều bước và hoạt động thành phần, và có sự ảnh hưởng lớn đến việc định hình một số mô hình quá trình Tư duy thiết kế được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Ngày nay, có nhiều biến thể của quá trình Tư duy thiết kế đang được sử dụng, tất cả đều dựa trên các nguyên tắc tương tự được đề cập đến trong mô hình năm 1969 của Simon.

Chúng ta sẽ tập trung vào mô hình năm-giai-đoạn do Hasso-Plattner từ Học viện Thiết kế Stanford (d.school) đề xuất. d.school là trường đại học đi đầu khi đề cập đến giảng dạy Tư duy thiết kế. Theo d.school, năm giai đoạn trong Tư duy thiết kế bao gồm: Đồng cảm, Định nghĩa (vấn đề), Tưởng tượng, Quá trình dựng mẫu, và Kiểm tra. Hãy cùng xem kĩ hơn năm giai đoạn Tư duy thiết kế này nhé.

1.  Đồng cảm

2

Author/Copyright holder: Teo Yu Siang and Interaction Design Foundation. Copyright licence: CC BY-NC-SA 3.0

Giai đoạn đầu tiên trong quá trình Tư duy thiết kế chính là đạt đến sự thấu hiểu đồng cảm với vấn đề mà bạn đang tìm cách giải quyết. Điều này đòi hỏi các chuyên gia cố vấn phải tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực quan tâm thông qua việc quan sát, tham dự và thấu hiểu với mọi người, để hiểu được những trải nghiệm và động lực của họ, cũng như đắm chìm bản thân vào môi trường tự nhiên để có hiểu biết cá nhân sâu sắc hơn về vấn đề liên quan. Đồng cảm là điều cốt yếu trong quá trình thiết kế lấy con người làm trung tâm cũng như trong Tư duy thiết kế, và đồng cảm cũng cho phép các nhà tư tưởng thiết kế đặt sang một bên những nhận định của mình về thế giới này, từ đó đạt đến sự thấu hiểu với người dùng và các nhu cầu của họ.

Tùy vào sự cưỡng chế thời gian, một lượng thông tin đáng kể sẽ được tập hợp ở giai đoạn này để sử dụng trong suốt giai đoạn tiếp theo và để phát triển sự hiểu biết tốt nhất có thể về người dùng, về nhu cầu của họ, và các vấn đề ẩn giấu sau sự phát triển của một sản phẩm riêng biệt.

2. Định nghĩa (vấn đề)

3

Author/Copyright holder: Teo Yu Siang and Interaction Design Foundation. Copyright licence: CC BY-NC-SA 3.0

Trong giai đoạn Định nghĩa, các thông tin được tạo ra và tập hợp ở giai đoạn Đồng cảm sẽ được đặt chung lại với nhau. Bạn sẽ phân tích sự quan sát và tổng hợp chúng để định nghĩa trọng tâm vấn đề, mà bạn và đội ngũ đã xác định đến điểm này. Bạn nên tìm cách định nghĩa vấn đề như là một báo cáo với phương thức lấy con người làm trung tâm.

Lấy ví dụ, thay vì định nghĩa vấn đề theo mong muốn cá nhân bạn hoặc theo nhu cầu của công ty, như là “Chúng ta cần tăng 5% thị phần sản phẩm thực phẩm cho các thiếu nữ trẻ,” thì có cách tốt hơn nhiều là định nghĩa vấn đề thành, “Các thiếu nữ cần ăn thức ăn bổ dưỡng để lớn nhanh, khỏe mạnh và trưởng thành.”

Giai đoạn Định nghĩa sẽ giúp nhà thiết kế trong đội ngũ tập hợp các ý tưởng tốt để thiết lập các điểm đặc trưng, chức năng, và nhiều yếu tố khác, từ đó cho phép họ giải quyết vấn đề, hoặc ít nhất, cho phép người dùng tự giải quyết vấn đề với độ khó khăn thấp nhất. Ở giai đoạn Định nghĩa bạn sẽ bắt đầu tiến đề giai đoạn thứ ba, Tưởng tượng, bằng cách đặt các câu hỏi có thể giúp bạn tìm kiếm ý tưởng cho giải pháp, như hỏi rằng: “Làm cách nào chúng ta động viên các thiếu nữ trẻ thể hiện một hoạt động có lợi cho họ và cũng liên quan đến sản phẩm thức ăn hay dịch vụ của công ty bạn?”

3. Tưởng tượng

4

Author/Copyright holder: Teo Yu Siang and Interaction Design Foundation. Copyright licence: CC BY-NC-SA 3.0

Trong giai đoạn ba của quá trình Tư duy thiết kế, các nhà thiết kế đã sẵn sàng bắt đầu tạo ra các ý tưởng. Bạn đã trưởng thành hơn để hiểu được người dùng và nhu cầu của họ ở giai đoạn Đồng cảm, và bạn đã phân tích, tổng hợp sự quan sát ở giai đoạn Định nghĩa, và kết thúc với một báo cáo vấn đề lấy con người làm trung tầm. Với nền tảng vững vàng như thế, bạn và các thành viên trong đội ngũ có thể bắt đầu “suy nghĩ bên ngoài chiếc hộp” để xác định các giải pháp mới cho định nghĩa vấn đề mà bạn đã tạo ra, và bạn có thể bắt đầu tìm kiếm các phương thức thay thế trong nhìn nhận vấn đề. Có hàng trăm kĩ thuật Tưởng tượng như là Brainstorm, Brainwrite, Worst Possible Idea, và SCAMPER. Brainstorm và Worst Possible Idea thường dùng như cách kích thích suy nghĩ tự do và mở rộng không gian vấn đề. Nhận ra càng nhiều ý tưởng hoặc giải pháp cho vấn đề ngay tại giai đoạn bắt đầu của Tưởng tượng là điều rất quan trọng. Bạn nên chọn một số kỹ thuật Tưởng tượng ở giai đoạn cuối cùng trong Tưởng tượng để giúp bạn nghiên cứu và kiểm tra các ý tưởng, từ đó tìm ra được cách tốt nhất, hoặc để giải quyết vấn đề, hoặc để cung cấp các yếu tố cần thiết để tránh gặp vấn đề đó.

4. Quá trình dựng mẫu

5

Author/Copyright holder: Teo Yu Siang and Interaction Design Foundation. Copyright licence: CC BY-NC-SA 3.0

Đội ngũ thiết kế bấy giờ sẽ sản xuất một loạt phiên bản rẻ tiền, thu nhỏ của sản phẩm hoặc có các tính năng đặc trưng chỉ tìm thấy ở sản phẩm đó, từ đó họ có thể nghiên cứu các giải pháp tổng hợp từ giai đoạn trên. Bản mẫu ban đầu có thể chia sẻ và thử nghiệm trong nội bộ của đội, trong các phòng ban khác, hoặc một nhóm nhỏ bên ngoài đội thiết kế. Đây là giai đoạn thử nghiệm, và mục tiêu là để xác định giải pháp tốt nhất có thể cho từng vấn đề đã được xác nhận qua ba giai đoạn phía trước. Các giải pháp được thực hành trong quá trình dựng mẫu và, từng bản một sẽ được nghiên cứu, và hoặc được chấp nhận, phát triển và tái kiểm tra, hoặc bị từ chối, dựa trên các trải nghiệm cơ bản của người dùng. Ở phần cuối của giai đoạn này, đội thiết kế sẽ có ý tưởng tốt hơn về các hạn chế vốn có của sản phẩm, các vấn đề hiện hữu, và sở hữu tầm nhìn tốt hơn/am hiểu hơn về cách hành xử, suy nghĩ, và cảm nhận của người dùng thực thụ khi tương tác với sản phẩm cuối cùng.

5. Kiểm tra

6

Author/Copyright holder: Teo Yu Siang and Interaction Design Foundation. Copyright licence: CC BY-NC-SA 3.0

Chuyên viên thiết kế hay nhà đánh giá sẽ kiểm tra nghiêm ngặt sản phẩm hoàn thành bằng cách sử dụng các giải pháp tốt nhất được xác định qua giai đoạn bản mẫu ban đầu. Đây là giai đoạn cuối cùng của mô hình 5 giai đoạn, nhưng trong một quá trình lặp lại, kết quả tổng hợp qua giai đoạn kiểm tra thường được dùng như một hay nhiều vấn đề được tái định nghĩa và thông báo các thỏa thuận về người dùng, các điều kiện sử dụng, cách mọi người suy nghĩ, hành xử, và cảm nhận, và để đồng cảm. Thậm chí trong suốt giai đoạn này, các sửa đổi và cải tiến được tạo ra để loại trừ các giải pháp và rút ra hiểu biết sâu sắc nhất có thể về sản phẩm và người dùng sản phẩm.

6. Sự tự nhiên phi tuyến tính của Tư duy thiết kế

Chúng ta có thể phác thảo quy trình Tư duy thiết kế trực tiếp và tuyến tính, ở đó chỉ cần một bước có thể dẫn đến bước tiếp theo, với kết luận logic về kiểm tra người dùng. Tuy nhiên, trong thực tế, quá trình được tiến hành linh hoạt và phi tuyến tính hơn. Ví dụ, nhiều hơn một giai đoạn có thể đồng thời dẫn đến bởi nhiều nhóm khác nhau trong đội thiết kế, hoặc nhà thiết kế có thể thu thập thông tin và bản mẫu ban đầu trong phần còn lại của dự án, từ đó cho phép họ mang ý tưởng vào đời thực và hình dung các giải pháp của vấn đề. Đồng thời, kết quả từ giai đoạn kiểm tra có thể tiết lộ một số cách nhìn về người dùng, mà từ đó có thể dẫn đến một phiên brainstorm khác (sự tưởng tượng) hoặc sự phát triển của các bản mẫu ban đầu mới.

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Author/Copyright holder: Teo Yu Siang and Interaction Design Foundation. Copyright licence: CC BY-NC-SA 3.0

Quan trọng là cần lưu ý rằng năm giai đoạn này không phải luôn luôn nối tiếp nhau – chúng không tuân theo bất kỳ sự sắp đặt đặc biệt nào và thường có thể xảy ra song song và được lặp đi lặp lại. Như thế, các giai đoạn này có thể được hiểu như các phương thức khác nhau đóng góp vào dự án, hơn là các bước liên tục. Tuy nhiên, điều kỳ diệu về mô hình 5 giai đoạn/phương thức Tư duy thiết kế chính là nó hệ thống hóa và đồng nhất hóa 5 giai đoạn/phương thức bạn mong đợi tiến hành trong dự án thiết kế – và trong bất kì dự án giải quyết vấn đề. Mỗi dự án sẽ liên quan đến các hoạt động đặc trưng của sản phẩm đang phát triển, nhưng ý tưởng trọng tâm sau mỗi giai đoạn luôn giống nhau.

Tư duy thiết kế không nên nhìn nhận là một cách tiếp cận cụ thể và thiếu linh hoạt đến thiết kế; các giai đoạn cấu thành xác định trong hình trên phục vụ như một hướng dẫn đến các hoạt động, mà bạn có thể tự nhiên tìm ra. Để đạt được tầm nhìn thực thụ và giàu thông tin nhất cho dự án riêng của bạn, các giai đoạn này có thể được xáo đổi, đồng thời dẫn đến và lặp lại vô số lần để mở rộng không gian giải pháp, và thu hẹp các giải pháp tốt nhất có thể.

Như bạn thấy từ hình trên, một trong những lợi ích chủ yếu từ mô hình 5-giai-đoạn chính là cách thức mà ở đó kiến thức nhận được từ các giai đoạn sau có thể phản hồi đến các giai đoạn trước đó. Thông tin vẫn tiếp tục được dùng, vừa để thông báo sự hiểu biết về các không gian vấn đề và giải pháp, và vừa để tái định hình (các) vấn đề. Điều này tạo nên một vòng lặp lại liên tục, ở đó các nhà thiết kế tiếp tục nhận được nhiều góc nhìn mới, phát triển nhiều phương thức mới trong nhìn nhận sản phẩm và các cách có thể sử dụng, và phát triển một sự hiểu biết lớn hơn đối với người dùng và các vấn đề họ phải đối mặt.

7. Các điểm chính

Thực chất, Tư duy thiết kế là quá trình lặp đi lặp lại, linh hoạt và tập trung vào sự cộng tác giữ nhà thiết kế và người dùng, với việc nhấn mạnh mang các ý tưởng vào đời thực dựa trên cách người dùng thực thụ sẽ suy nghĩ, cảm nhận và hành xử.

Tư duy thiết kế giải quyết vấn đề phức tạp bằng cách:

  1. Đồng cảm: Thấu hiểu các nhu cầu con người có liên quan.
  2. Định nghĩa: Điều chỉnh và định nghĩa vấn đề theo phương thức lấy con người làm trung tâm.
  3. Tưởng tượng: Tạo thật nhiều ý tưởng ở phiên tưởng tượng.
  4. Quá trình dựng mẫu: Thông qua cách tiếp cận thực tiễn bằng bản mẫu ban đầu.
  5. Kiểm tra: Phát triển một bản mẫu ban đầu/giải pháp cho vấn đề.

Nguồn: www.interaction-design.org

Ý tưởng khác