4 phương pháp định giá sản phẩm hiệu quả nhất trong Marketing

Giá bán của sản phẩm là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đến quyết định mua sắm của khách hàng. Do đó, với mỗi doanh nghiệp, việc định giá sản phẩm phù hợp sẽ cực kỳ quan trọng bởi nó không chỉ giúp bạn thu hút được khách hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Chính vì thế, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn 4 phương pháp định giá sản phẩm trong marketing hiệu quả nhất hiện nay. Hãy cùng theo dõi nhé.

1. Tại sao định giá sản phẩm lại quan trọng đến vậy?

Giá bán sản phẩm sẽ gần như tác động đến mọi mặt của doanh nghiệp từ những chiến lược thu hút khách hàng, doanh thu của doanh nghiệp đến khả năng cạnh tranh trên thị trường. Những yếu tố này đều có thể quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. 

Do đó, việc định giá sản phẩm phù hợp lúc này sẽ cực kỳ quan trọng. Sự phù hợp ở đây là tránh việc định một mức giá quá thấp cho sản phẩm sẽ gây tổn hại đến doanh thu của doanh nghiệp, cũng như tránh định giá quá cao sẽ làm giảm thiểu khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với đối thủ.

2. Các phương pháp định giá sản phẩm trong Marketing 

Sẽ có 4 phương pháp định giá sản phẩm trong marketing phổ biến nhất hiện nay bao gồm: 

Phương pháp định giá markup

Khi sử dụng phương pháp này, giá bán của sản phẩm sẽ được tính theo công thức sau: 

Giá sản phẩm = Chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm + 1 khoảng lợi nhuận/từng sản phẩm

Ưu điểm của phương pháp này là rất đơn giản và dễ tính toán. Hơn nữa, nó tạo ra sự công bằng cho cả người bán lẫn người mua khi người bán có lợi nhuận hợp lý, còn người mua dễ chấp nhận khi biết mức lợi nhuận hợp lý của người bán. Giá bán được giữ ổn định, không bị lên xuống thất thường. 

Tuy nhiên nó lại có nhược điểm là người bán thường không để ý để ý đến các yếu tố cung, cầu và mức độ cạnh tranh. Do đó phương pháp này sẽ phù hợp hơn với những cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ.

Phương pháp định giá dựa trên điểm hòa vốn 

Phương pháp định giá dựa trên điểm hòa vốn là phương pháp mà trong đó doanh nghiệp xác định giá của sản phẩm dựa trên mối quan hệ giữa 3 yếu tố sau:

  • Điểm hòa vốn: Là số lượng sản phẩm bán ra để có được tổng doanh thu bằng với chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra.

  • Định phí: Là tổng chi phí cố định trong suốt quá trình sản xuất

  • Biến phí/sản phẩm: Là mức chi phí biến động để có thể bán ra được một sản phẩm 

Bạn hãy ước tính hoặc đặt ra một con số cụ thể làm điểm hòa vốn (mục tiêu), sau đó xác định chi phí cố định để sản xuất một lượng sản phẩm nhất định ra thị trường và ước tính mức biến phí đối một đơn vị sản phẩm. Sau đó áp dụng công thức sau: 

Theo phương pháp này, sau khi số lượng sản phẩm bán ra đạt đến điểm hòa vốn, doanh nghiệp mới bắt đầu thu về lợi nhuận từ số lượng sản phẩm bán ra vượt ngưỡng điểm hòa vốn. Phương pháp này thường được áp dụng ở những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa với số lượng lớn và có khả năng kiểm soát chi phí tốt.

Phương pháp định giá sản phẩm dựa trên sự cạnh tranh 

Phương pháp định giá sản phẩm dựa trên sự cạnh tranh sẽ tập trung nhiều vào tỷ giá thị trường hiện tại của sản phẩm mà bỏ qua yếu tố về chi phí sản xuất. 

Theo đó, với phương pháp này, bạn sẽ lấy giá của các đối thủ trực tiếp làm tiêu chuẩn xác định giá thành. Không nhất thiết lúc nào bạn cũng phải đặt mức giá thấp hơn đối thủ mà có thể đặt bằng hoặc cao hơn tùy thuộc vào chiến lược cũng như nguồn lực của doanh nghiệp.

Phương pháp định giá dựa trên giá trị mà khách hàng nhận được

Phương pháp định giá theo giá trị sản phẩm/dịch vụ (good-value pricing): Nhà sản xuất sẽ dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm mà định giá. Các yếu tố ấy bao gồm:

  • Chất lượng sản phẩm

  • Đặc điểm, thiết kế sản phẩm

  • Quan điểm, đánh giá của khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm

  • Độ khan hiếm của sản phẩm

  • Các dịch vụ kèm theo của sản phẩm

……..

 

Hy vọng với bài viết trên, bạn đã có thể lựa chọn cho mình một trong những phương pháp định giá sản phẩm phù hợp nhất để từ đó dễ dàng thu hút được khách hàng, gia tăng doanh số hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ mạnh mẽ.