3 mô hình ra quyết định áp dụng hiệu quả trong doanh nghiệp

Các mô hình ra quyết định đang được áp dụng rộng rãi trong doanh nghiệp. Chúng giúp cho nhà lãnh đạo quản trị hiệu quả và quyết đoán hơn. Vì vậy, hãy cùng khám phá 5 mô hình phổ biến nhất trong bài viết dưới đây để ứng dụng thành công vào công việc của bạn ngay hôm nay.

I. Định nghĩa

Mô hình là quá trình mô tả hệ thống, dùng để giải thích các hiện tượng cụ thể, tạo cơ sở để mọi người cùng thực hiện. Như vậy, mô hình ra quyết định mô tả quá trình ra quyết định một cách có hệ thống.

Trước khi đưa ra quyết định chính thức người đứng đầu sẽ cần trải qua một số bước nhất địhh. Trong đó, mỗi mô hình với tính chất, đặc điểm riêng biệt lại có các bước khác biệt.

tìm hiểu mô hình ra quyết định tìm hiểu mô hình ra quyết định

Đa phần các mô hình ra quyết định đều có điểm chung là đánh giá vấn đề, đưa ra giải pháp, tiến hành cân nhắc và lựa chọn quyết định phù hợp. Tuy nhiên, việc ứng dụng mô hình nào còn phụ thuộc vào chủ thể và tính chất của quyết định đó:

  • Mô hình ra quyết định cá nhân đối với chủ thể là cá nhân. Lợi ích của cá nhân là mục tiêu cuối cùng.
  • Mô hình ra quyết định tổ chức đối với chủ thể là các tổ chức hay cá nhân thay mặt một tổ chức. Ở đây, lợi ích và mục tiêu của tổ chức được đặt lên hàng đầu.

Mọi quyết định của doanh nghiệp đều sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và người ra quyết định sẽ phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Vì thế, việc tìm hiểu và ứng dụng các mô hình này sẽ đem lại nền tảng vững chắc hơn.

II. Giới thiệu 5 mô hình áp dụng hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong mỗi tổ chức, từ việc phát triển hoạt động doanh nghiệp đến quá trình cải thiện bộ máy đều cần dựa trên các quyết định chính thức. Kỹ năng ra quyết định sẽ ảnh hưởng đến sự bền vững và phát triển của tổ chức. Do đó, các nhà quản trị có thể tham khảo 3 mô hình ra quyết định sau:

1. Mô hình ra quyết định hợp lý

1.1. Các bước thực hiện

Đối với mô hình ra quyết định này, người đưa ra quyết định cần tuân thủ theo tính logic cũng như độ tin cậy trong quá trình  quyết định. Một quyết định tối ưu sẽ mang lại hiệu quả tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

mô hình ra quyết định hợp lý mô hình ra quyết định hợp lý

Khi bạn gặp trở ngại, việc đầu tiên là cần xác định và nhận diện nguyên nhân cốt lõi và vấn đề cần giải quyết. Sau đó, bạn phải thiết lập các mục tiêu cụ thể và tìm ra giải pháp.

Các mục tiêu này cần được so sánh, tiến hành đánh giá để chọn giải pháp phù hợp. Việc xem xét, đánh giá cần dựa trên tình hình thực tế như thực trạng nguồn lực tài chính, khả năng của doanh nghiệp…. Bước tiếp theo trong mô hình này là thực hiện giải pháp một cách đồng bộ và đánh giá kiểm tra mô hình.

1.2. Một số lưu ý

Khi sử dụng mô hình ra quyết định hợp lý, người lãnh đạo cần nắm chắc các lưu ý sau:

  • Xác định rõ ràng vấn đề, tránh việc mơ hồ hoặc không rõ ràng
  • Các mục tiêu cần phù hợp, trình bày rành mạch, rõ ràng để tất cả đội ngũ hiểu được,
  • Giải pháp và kết quả đạt được phải được đánh giá chính xác, ưu tiên tính ổn định
  • Mô hình này không bị ràng buộc về chi phí và thời gian.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng thực tế của doanh nghiệp, việc ra quyết định một cách lý tưởng như vậy rất khó xảy ra. Đặc biệt với các trường hợp công ty phai khắc phục nhiều nhiều rủi ro hay chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh.

Nếu lựa chọn mô hình trên bạn cần có sự cân nhắc và tính toán cẩn trọng. Người quản trị cần tuân thủ các bước, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc theo mô hình.

Dù bạn làm ở cấp bậc vị trí quản lý

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: NGHỆ THUẬT QUẢN LÝ NHÂN VIÊN

2. Mô hình ra quyết định hợp lý có giới hạn

Tính hợp lý có giới hạn mô tả cách con người đưa ra quyết định khác với tính hợp lý logic hoàn hảo. Bởi lẽ, mỗi người chúng ta đều bị giới hạn bởi năng lực tư duy, thông tin có sẵn và thời gian. Vì vậy, thông thường các nhà lãnh đạo sẽ đưa ra những lựa chọn vừa ý chứ không phải ”lựa chọn tốt nhất”.

quyết định hợp lý có giới hạnquyết định hợp lý có giới hạn

Để hành động theo sự logic tuyệt đối, người đứng đầu đòi hỏi phải không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thành kiến ​​nhận thức nào cũng như có khả năng truy cập tất cả thông tin, có đủ thời gian tính toán và dự đoán những lợi ích. Thế nhưng, việc thỏa mãn tất cả các điều kiện trên là vô cùng khó khăn.

Khi đó, mô hình ra quyết định hợp lý có giới hạn cho phép bạn lựa chọn theo khả năng và hiểu biết tốt nhất của mình. Nghĩa là bạn vẫn sử dụng tư duy khoa học, đánh giá tình huống và lập chiến lược nhưng dựa trên giới hạn nguồn lực hiện có. Mô hình này phù hợp với những quyết định yêu cầu cấp bách về thời gian để doanh nghiệp nhanh chóng bắt kịp thời cơ.

>> Xem thêm: Top 6 loại phần mềm cho doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

3. Mô hình ra quyết định dựa trên quyền lực

Tốc độ quá trình đưa ra quyết định sẽ chịu ảnh hưởng bởi quyền lực của những người tham gia ra quyết định. Khi những người ra quyết định gặp bất đồng trong việc thống nhất mục tiêu và lựa chọn giải pháp, các quyết định sẽ bị trì hoãn lâu hơn.

quyết định dựa trên quyền lựcquyết định dựa trên quyền lực

Mô hình này cũng yêu cầu người đưa ra quyết định cần có đủ thẩm quyền cũng như khả năng giải quyết những vấn đề có thể phát sinh. Các cá nhân ra quyết định cần chịu trách nhiệm với ý kiến của mình.

Tuy nhiên các nhà quản trị trước thống nhất kết quả cuối cùng vẫn nên có sự tham khảo đóng góp ý kiến từ tập thể. Cách làm này giúp các quyết định có tính sáng tạo, đồng thời tạo nên môi trường làm việc gắn kết giữa cấp trên và cấp dưới.

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

4. Mô hình ra quyết định trực quan

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng ngay cả khi bạn đưa ra quyết định theo trực giác hay bản năng, bạn vẫn đang tuân theo một mô hình ra quyết định. Các quyết định trực quan có thể xảy ra gần như ngay lập tức.

Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng chỉ xuất hiện một cách vô thức. Bộ não của bạn thực sự đang thực hiện nhận dạng mẫu bằng cách nhanh chóng xem lại mọi thứ doanh nghiệp đã học được từ những tình huống tương tự trong quá khứ.

Do đó, mô hình này mang lại kết quả tốt nhất khi người lãnh đạo xử lý các công việc đã có nhiều chuyên môn hoặc kinh nghiệm. Ngược lại, việc ra quyết định sẽ kém hiệu quả hơn nếu doanh nghiệp đối diện với lĩnh vực mới.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

5. Mô hình quyết định sáng tạo

Mô hình quyết định sáng tạo sử dụng các ý tưởng ban đầu để tạo ra các giải pháp hoàn toàn mới nhằm đạt được mục tiêu hoặc vượt qua các trở ngại. Thông thường, bạn có thể sử dụng mô hình này cho các tình huống mà doanh nghiệp chưa từng trải qua, chẳng hạn như các dự án mới hoặc các vấn đề sản xuất.

quyết định dựa trên sự sáng tạoquyết định dựa trên sự sáng tạo

Việc sử dụng mô hình quyết định sáng tạo thường đòi hỏi tư duy linh hoạt để tạo ra các cách thức độc đáo. Bạn có thể làm theo các bước sau khi sử dụng mô hình ra quyết định sáng tạo:

  • Doanh nghiệp có thể không có kinh nghiệm về mục tiêu hoặc trở ngại vì vậy việc xác định chúng sẽ giúp bạn hiểu những việc cần làm.
  • Nghiên cứu về thách thức và tìm kiếm các kiến thức, kỹ năng giải quyết hiệu quả.
  • Với mô hình quyết định sáng tạo, ý tưởng của bạn có thể đến một cách tự nhiên sau một thời gian tập trung nghiên cứu.
  • Sau khi xem xét tính khả thi của giải pháp, bạn có thể đi đến quyết định cuối cùng và cùng đội nhóm thực hiện hành động nhằm giải quyết khó khăn hoặc đạt mục tiều đề ra.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC – HỖ TRỢ TỐI ƯU CHO NHÀ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01CTA MGM 01

III. Kết luận

Có thể thấy việc ra quyết định không hề dễ dàng. Dù trong tình huống cấp bách người đứng đầu vẫn cần có sự tính toán và chuẩn bị cẩn thận. Chính vì thế, việc thực hiện theo mô hình ra quyết định sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Người ra quyết định cần xem xét, đánh giá tình hình thực tế của đơn vị để lựa chọn mô hình phù hợp nhất.

 1,750 

Đánh giá bài viết

[Tổng số:

0

Trung bình:

0

]