Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là một trong những quyền quan trọng đối với mỗi một công dân trong một quốc gia. Tuy là một quyền quan trọng nhưng trong thực tế không có nhiều người nhận biết và sử dụng quyền này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Ví dụ về quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là gì?

– Quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý Nhà nước, khác với quản lý của khu vực tư, quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý đặc biệt được thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

– Quản lý xã hội là sự quản lý tổng thể xã hội chứ không phải là quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển.

– Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân về lĩnh vực chính trị được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước. Theo đó, nhà nước bảo đảm cho công dân có quyền tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc quản lý nhà nước và xã hội.

Căn cứ quy định tại Điều 28 – Hiến pháp năm 2013, quy định về quyền này như sau:

“ Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.”

– Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Các hình thức tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Thứ nhất: Hình thức gián tiếp

– Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước bằng việc thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân. Để thực hiện quyền lực Nhà nước được nhân dân trao cho, đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân phải chịu sự giám sát, chất vấn của cử tri về các yêu cầu, nhiệm vụ quản lý Nhà nước.

– Công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội thông qua các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp. Chính sách của Nhà nước là cho phép công dân thông qua tổ chức mà mình là thành viên tham gia nhiều hơn trong hoạt động quản lý Nhà nước.

Thứ hai: Hình thức trực tiếp

– Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội bằng cách tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội hoặc ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp.

– Công dân có thể tham gia hoạt động trong các cơ quan Nhà nước thông qua cơ chế tuyển dụng, tuy theo năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công dân có thể được tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước hoặc được bổ nhiệm vào những vị trí cụ thể trong bộ máy Nhà nước.

– Công dân có thể tham gia vào thảo luận, đưa ra ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề ở tầm quốc gia khi nhà nước tổ chức trung cầu ý dân trên quy định của Luật hiện hành. Với chính sách dân chủ, mở rộng sự tham gia, nhà nước mong muốn nhân dân thực hiện quyền và trách nhiệm xã hội ở mức cao nhất.

– Tham gia góp ý kiến với hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phát biểu ý kiến về các vấn đề quản lý Nhà nước, về nội dung của các quyết định quản lý, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với những vấn đề xã hội phát sinh.

– Tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động cả bộ máy Nhà nước, đấu tranh với các tệ nạn quan liêu, hách dịch, cửa quyền, lãnh phí hay tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động của bộ máy nhà nước.

– Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Phương thức tham gia là cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý về dự thảo văn bản, tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.

– Tham gia bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở như sinh sống, làm việc tại xác địa phương, cơ quan. Công dân có thể góp ý với cơ quan chức năng về những vấn đề bất cập, gây tác động xấu cho sự ổn định và phát triển và từ đó tìm ra cách để khắc phục, giải quyết vấn đề.

– Khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và công chức Nhà nước, tìm kiếm sự giải quyết để đảm bảo sự ổn định và lao động lực phát triển. Nhà nước ban hành Luật Khiếu nại hay Luật Tố cáo tạo cơ sở cho công dân thực hiện khiếu nại, tố cáo và được cơ quan quản lý Nhà nước tiếp nhận, lắng nghe và giải quyết.

Ví dụ về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội

– Đối với trường học:

+ Quý bạn đọc có thể góp ý để xây dựng kế hoạch hoạt động của Đoàn, Đội, kế hoạch tuần của lớp,…

+ Tham gia ý kiến trong những giờ sinh hoạt lớp, tham gia ý kiến trong những buổi gặp mặt ban cán sự lớp với Ban giám hiệu trường học, với thầy/cô giáo.

– Đối với chỗ ở:

+ Tham gia xây dựng các quy ước của xã/phường, huyện/quận về nếp sống văn minh và phòng chống tệ nạn xã hội.

+ Tham gia bàn bạc, quyết định chủ trường xây dựng các công trình công cộng.

+ Tham gia góp ý xây dựng, sửa đổi Hiến pháp và pháp luật.

+ Tố cáo, khiếu nại những việc làm sai trái của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Như vậy, Ví dụ về quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội đã được chúng tôi đưa ra trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nêu lên một số vấn đề liên quan đến quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.