Con người ngày càng phát triển, ngoài những suy nghĩ tích cực sẽ có những suy nghĩ lệch lạc kéo dẫn chúng ta vào tệ nạn xã hội. Vậy tệ nạn xã hội là gì và các vấn đề liên quan ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống chúng ta sẽ được chúng tôi giới thiệu trong bài viết này tới Quý vị độc giả.

Tệ nạn xã hội là gì?

Tệ nạn xã hội là các hiện tượng xã hội có tính phổ biến mang tính chất tiêu cực biểu hiện ở những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội và cản trở sự tiến bộ của nền văn hóa lành mạnh.

Theo từ điển Tiếng Việt, tệ nạn xã hội được định nghĩa là hiện tượng xã hội có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng những hành vi lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng. Tệ nạn xã hội được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện tội phạm, những đối tượng nguy hiểm cho xã hội. Tệ nạn xã hội cần phải được bài trừ trong cuộc sống của con người văn minh, tệ nạn xã hội bao gồm: mại dâm, nghiện ma tuý, cờ bạc, mê tín dị đoan, vv.

Tệ nạn xã hội là cơ sở xã hội của tình trạng phạm tội, là một trong những nguồn gốc phát sinh tội phạm. Phòng chống Tệ nạn xã hội là nhiệm vụ của toàn xã hội, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, bằng những biện pháp đồng bộ, tích cực và triệt để.

Tuy nhiên, tình hình tệ nạn xã hội hiện nay ở các quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển có tính chất phức tạp. Ảnh hưởng rất lớn tới lối sống, hành vi, tâm lý của đại bộ phận giới trẻ hiện nay, với các hình thức truyền tải khác nhau như các kênh internet, phương tiện truyền thông không chính thống, hoặc các hành vi của người khác,…

Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội

Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội thì có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả nguyên nhân khác quan lẫn nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tệ nạn xã hội là ý thức chủ quan của con người. Cũng do nhận thức kém, không ý thức được hậu quả mang lại do chính bản thân, gia đình cũng như xã hội. Do nạn thất nghiệp, nghèo đói và lười lao động, tính tham lam, hay do ảnh hưởng của mạng xã hội….

Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tệ nạn xã hội cũng có thể kể đến như do bạn bè rủ rê, lôi kéo, không có sự quan tâm, giáo dục tốt từ phía gia đình…

Internet có tác động rất nhiều đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, song internet cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của những tệ nạn xã hội, đặc biệt là trong giới trẻ hiện nay. Điều này cho thấy internet có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của sinh viên, là yếu tố dẫn đến tình trạng sinh viên bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội.

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan thì tệ nạn xã hội cũng xuất phát từ một số nguyên nhân khách quan như:

Hiện nay, hệ thống các quy định pháp luật của Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi và hoàn thiện nên chưa có sự đồng bộ cao. Những văn bản còn sự chồng chéo, thiếu logic tạo sự khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề thực tế.

Bên cạnh đó hiện nay công cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội đạt hiệu quả chưa cao. Việc xử lý hành vi tham gia vào tệ nạn xã hôi còn chưa đủ nghiêm minh, thường chỉ mang tính chất răn đe, dễ dẫn đến tình trạng xem thường pháp luật. Từ đó, dẫn tới tình trạng vi phạm pháp luật và phạm tội.

Một nguy nhân khách quan lớn khác của tệ nạn xã hội là thái độ thờ ơ vô cảm của con người.

Đặc điểm tệ nạn xã hội

Các tệ nạn xã hội đều có những đặc điểm chung sau:

– Tệ nạn xã hội là những hành vi vi phạm pháp luật mang tính phổ biến;

– Tệ nạn xã hội là những hành vi mang tính phổ biến sai lệch đối với các chuẩn mực xã hội;

– Tệ nạn xã hội mang tính chất nguy hiểm cho xã hội, lây lan nhanh;

– Tệ nạn xã hội phụ thuộc vào chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, quan điểm tiếp cận,….

Hiểu biết rõ khái niệm và đặc điểm của tệ nạn xã hội là gì giúp hiểu rõ hơn tác hại của các loại tệ nạn với sự phát triển của xã hội. Đồng thời có ý thức tránh những loại tệ nạn xã hội thường gặp.

Các loại tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay

Các loại tệ nạn xã hội mang những hành vi tiêu cực, lệch lạc với chuẩn mực xã hội. Vậy các loại tệ nạn xã hội là gì? Bao gồm những loại cơ bản sau:

Tệ nạn ma túy

Thông thường tệ nạn này thường ám chỉ những người nghiện (lệ thuộc) vào ma túy và các tội phạm về ma túy khác.

Tệ nạn ma túy không chỉ làm tiêu hao về kinh tế, sức khỏe của người sử dụng và các thành viên trong gia đình mà còn làm ảnh hưởng tới toàn xã hội bởi căn bệnh do ma túy gây ra.Theo thống kê thì có khoảng 75% người nhiễm HIV/AIDS do tiêm chích ma túy gây ra, đây cũng là căn bệnh toàn cầu và chưa có thuốc chữa.

– Tệ nạn mại dâm

Các cá nhân sử dụng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân để thỏa mãn nhu cầu tình dục. Tệ nạn mại dâm trái quy định pháp luật, thuần phong mỹ tục, văn hóa của đại đa số các nước Đông Nam Á hiện nay.

– Tệ nạn cờ bạc

Đây là một trong những hành vi có tính phổ biến và lây lan mạnh ở nhiều quốc gia với các hình thức tinh vi và xảo quyệt. Tệ nạn cờ bạc xuất hiện ở nhiều hình thức như: tú lơ khơ; chọi gà, tứ sắc, cá độ,…

– Tệ nạn rượu bia

Sử dụng rượu, bia quá mức để thỏa mãn tinh thần của người sử dụng ảnh hưởng xấu tới kinh tế người sử dụng, an toàn giao thông, an ninh xã hội,…

Ngoài ra còn rất nhiều tệ nạn thường gặp như: tệ nạn đua xe trái phép, tệ nạn thuốc lá, tệ nạn trộm cắp,… Các tệ nạn này đều ảnh hưởng xấu đến cá nhân, gia đình và toàn xã hội về phương diện kinh tế, sức khỏe hay phát triển cộng đồng,…

Tác hại, hệ lụy của tệ nạn xã hội với bản thân, gia đình và xã hội

– Tác hại đối với chính bản thân người tham gia các tệ nạn xã hội

Các tệ nạn xã hội có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân người tham gia (gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối với người nghiện ma túy…); làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội.

– Tác hại đối với gia đình

Đối với các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần. Ví dụ như tệ nạn cờ bạc sẽ làm phát sinh các mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân – gia đình của những người nghiện cờ bạc, gây sứt mẻ tình cảm, đổ vỡ niềm tin giữa vợ chồng và có thể dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình.

Tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng trước hết là đến bản thân người sử dụng, làm cơ thể ốm yếu, mắc những căn bệnh nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng: ung thư, HIV/AIDS,… Ngoài ra tệ nạn xã hội còn làm băng hoại đạo đức, tinh thần, với những người nghiện ma túy họ sẵn sàng thực hiện mọi hành vi, kể cả giết người, cướp của để thỏa mãn cơn thèm của mình.

Không chỉ vậy, tệ nạn xã hội còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến gia đình, những gia đình có người mắc tệ nạn thường kinh tế sa sút, bị tổn hại về tinh thần. Những gia đình có cha hoặc mẹ mắc tệ nạn sẽ trở thành hình ảnh xấu với con, khiến những đứa trẻ không được sống và phát triển trong một môi trường lành mạnh. Đây cũng là nguyên nhân khiến chúng phát triển lệch lạc về nhân cách, lối sống, suy nghĩ, ảnh hưởng tới tương lai đất nước.

– Tác hại đối với xã hội

Đối với xã hội và đất nước, tệ nạn xã hội tràn làn trở thành gánh nặng kinh tế, là nguyên nhân kéo lùi nên kinh tế đất nước phát triển.

Tệ nạn xã hội là những hiện tượng có tính chất cộng đồng nên thường dễ nhanh chóng lan tỏa trong một khoảng thời gian ngắn. Tệ nạn xã hội ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội. Tệ nạn xã hội làm rối loạn trật tự, an ninh xã hội, nạn trộm cắp, cướp của,… khiến người dân luôn phải sống trong nỗi bất an, lo lắng

Tệ nạn xã hội tác động mạnh mẽ đến thuần phong mỹ tục đất nước, làm suy đồi đạo đức suy đồi thuần phong mỹ tục.

Cách phòng chống và hạn chế chung đối với các tệ nạn xã hội 

+ Ban hành những văn bản pháp luật

Pháp luật là một trong những công cụ giúp Nhà nước quản lý xã hội, trong đó bao gồm cả việc khắc phục, hạn chế và ngăn chặn các tệ nạn xã hội diễn ra. Cụ thể bằng những quy phạm pháp luật, nhà làm luật quy định về những chế tài xử phạt đối với các tệ nạn xã hội bao gồm có xử lý vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự mang tính chất răn đe; những quy định về công tác phòng, chống như Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 chuẩn bị có hiệu lực. Đồng thời các văn bản trong hoạt động quản lý Nhà nước đã đưa ra những hoạch định, chính sách nhằm ngăn ngừa và hạn chế tệ nạn xã hội.

+ Tuyên truyền, vận động, giáo dục và thuyết phục

Đây là một trong những cách hạn chế tệ nạn xã hội được áp dụng lâu dài từ trước đến nay, nhằm mục đích giúp cho suy nghĩ, lối sống, ý thức của người dân đúng đắn, tránh sự lệch lạc. Giúp người dân hiểu được tác hại của các tệ nạn xã hội, từ đó kiểm soát hành vi của mình đồng thời tác động với người thân, bạn bè, hàng xóm để phòng, tránh tệ nạn xã hội. Việc tuyên truyền, giáo dục thông qua sách, báo, các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng internet, thông qua hoạt động dạy và học tại nhà trường cũng như các hoạt động xã hội của các tổ chức, hội, nhóm,…

+ Thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội

Việc thanh tra, kiểm tra các tệ nạn xã hội được thực hiện tại một số ngành nghề, lĩnh vực có liên quan như hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, karaoke đối với tệ nạn mại dâm; kiểm tra, giám sát đối với hoạt động vận tải hàng hóa trong tệ nạn ma túy; có sự phối hợp giữa các cơ quan với người dân trong việc phát hiện, xử lý các tệ nạn xã hội mà có yếu tố vi phạm pháp luật như tố cáo về hành vi đánh bài, tổ chức đánh bài, buôn bán và tàng trữ trái phép chất ma túy, bạo lực gia đình, mua dâm, bán dâm, hiếp dâm,…

+ Các giải pháp về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội: Trong việc đưa đất nước ngày càng đi lên, đời sống kinh tế ổn định thì các tệ nạn xã hội cũng phần nào giảm bớt, vì đời sống người dân ổn định, mức thu nhập bình quân đầu người cao dần xóa bỏ đi nạn đói, giảm hộ nghèo thì tình trạng tệ nạn xã hội như trộm cướp, cướp giật tài sản cũng sẽ được hạn chế. Về xã hội thì nâng cao trình độ dân trí, kinh tế phát triển, người dân được đi học, được tiếp cận với thông tin, truyền thông, với nền văn hóa văn minh tránh tình trạng mê tín dị đoan, trọng nam khinh nữ hay gia trưởng dẫn đến bạo lực gia đình, hiểu biết hơn về tác hại cũng như cách phòng chống các tệ nạn xã hội nói chung.