Câu hỏi:

Các tầng lớp chính trong xã hội phương Đông là?

A. Chủ nô và nô lệ

B. Tăng lữ Giáo hội và nô lệ

C. Công nhân và nông dân

D. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ

Đáp án đúng D.

Các tầng lớp chính trong xã hội phương Đông là quý tộc, nông dân công xã, nô lệ, nhà nước cổ đại phương Đông tổ chức dựa trên chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại, trong đó đứng đầu là nhà vua, có quyền hành cao nhất, từ việc đặt pháp luật, chỉ huy quân đội, xét xử người có tội…

Giải thích lý do vì sao chọn D là đáp án đúng:

Thể chế nhà nước phương Đông:

Nhà nước cổ đại phương Đông tổ chức dựa trên: chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại. Trong đó đứng đầu là nhà vua, có quyền hành cao nhất, từ việc đặt pháp luật, chỉ huy quân đội, xét xử người có tội… Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính từ cấp trung ương đến cấp địa phương.

Nhà vua còn được coi là người đại diện của thần linh. Điển hình như: Trung Quốc gọi các vị vua là Thiên tử, Ai Cập là Pha-ra-ông, còn Lưỡng Hà là Ensi.

Mỗi nhà nước đều có luật pháp bảo vệ cho quyền lợi giai cấp thống trị của nhà nước đó. Tiêu biểu nhất là bộ luật Hammurabi ở Lưỡng Hà.

Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm:

– Giai cấp thống trị:

+ Vua: đứng đầu giai cấp thống trị, nắm mọi quyền hành.

+ Quý tộc gồm các quan lại, thủ lĩnh quân sự, chủ ruộng đất, tăng lữ. Tầng lớp này sống giàu sang dựa vào sự bóc lột, bổng lộc do nhà nước cấp và các chức vụ đem lại.

– Giai cấp bị trị:

+ Nông dân công xã: Là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác, song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.

+ Nô lệ: tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.

Giải thích: Do nền kinh tế của các nước phương Đông chủ yếu là kinh tế nông nghiệp nên xã hội phương Đông phân hóa trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp.